Đầu tư

FDI dệt may từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông: "Biết là hàng ế, hàng sale nhưng vẫn mua vì nó rẻ"

Hồ Mai Chủ nhật, 01/10/2017 - 07:32

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, giá lao động tại Trung Quốc đang tăng lên và Trung Quốc cũng đang chuyển sang áp dụng tự động hóa và công nghệ cao, do vậy những nhà đầu tư có công nghệ cũ sẽ tìm đến Bangladesh, Srilanka hay Việt Nam.

Sóng FDI dệt may vẫn tiếp tục mạnh

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tổng số 4,981 tỷ USD vốn FDI chảy vào 228 dự án thuộc ngành dệt trong 5 năm qua, chỉ có 5 dự án liên doanh, với tổng vốn đăng ký 192 triệu USD; 4,789 tỷ USD còn lại thuộc về 223 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Dù số lượng dự án đầu tư vào Việt Nam không lớn, chỉ 22 dự án, nhưng Đài Loan dẫn đầu trong số quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt Việt Nam, với 1,016 tỷ USD, vượt xa các nước ở thứ hạng tiếp theo như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ…

Chẳng hạn, kim ngạch xuất khẩu sợi đạt tới gần 3 tỷ USD trong năm 2016, có đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp như Texhong (Hồng Kông), Tainan Spinning, Polytex Far Eastern (Đài Loan)…

Trong những tháng đầu năm 2017, nhiều dự án xơ sợi, dệt may của các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông đã cấp phép như dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern do nhà đầu tư Đài Loan đầu tư tại Bình Dương, sản xuất sản phẩm xơ tổng hợp polyester, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm gần 486 triệu USD.

Nhà đầu tư Trung Quốc cũng đổ hơn 220 triệu USD vào dự án Nhà máy sản xuất polyester và sợi tổng hợp Billion Việt Nam tại Tây Ninh.

Công ty Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan) cũng mới khánh thành nhà máy sản xuất sản phẩm xơ tổng hợp polyester tại Khu công nghiệp Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương), với tổng vốn đầu tư hơn 400 triệu USD.

Far Eastern cũng là doanh nghiệp có vốn đầu tư tăng thêm lớn nhất tại Bình Dương trong 8 tháng qua. Cụ thể, doanh nghiệp này đã tăng vốn thêm 485,8 triệu USD, đưa tổng vốn đầu tư đăng ký lên 760 triệu USD.

Một “đại gia” Đài Loan là Tập đoàn Tainan Spinning cũng đã kịp điều chỉnh tăng vốn cho Dự án Công ty TNHH sợi Long Thái Tử tại Khu công nghiệp Long Khánh (Đồng Nai), với vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 50 triệu USD. Trước thời điểm tăng vốn thêm 50 triệu USD, Công ty TNHH sợi Long Thái Tử đã khởi công xây dựng dự án Nhà xưởng sợi Long Thái Tử giai đoạn II tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, tỉnh Đồng Nai.

Có phải xu hướng tất yếu?

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, mặc dù Hoa Kỳ quyết định rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng làn sóng doanh nghiệp ngành dệt may của Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng đầu tư nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Đây không còn là việc đón đầu hưởng lợi từ TPP của doanh nghiệp ngoại, mà chọn “đất lành” để phát triển sản xuất nhằm tận dụng ưu thế từ chi phí sản xuất, lao động giá rẻ.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang được thảo luận rộng rãi ở Trung Quốc. Một trong những dự án nổi bật của chính phủ nước này là chiến lược “Made in China 2025” được công bố vào tháng 5/2015 nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất nước này trong vòng 10 năm tới.

Chính phủ Trung Quốc cam kết đầu tư để phát triển 10 ngành công nghệ cao như chế tạo người máy, thiết bị hàng không không gian, xe hơi sử dụng năng lượng mới, vận tải công nghệ cao, tàu và thiết bị hàng hải công nghệ cao, y dược sinh học,...

Lộ trình của Trung Quốc là thay thế công nghiệp giá rẻ tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường. Các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, xơ sợi hay da giày, các ngành thâm dụng lao động, có tác động tiêu cực đến môi trường đều được khuyến khích đầu tư ra bên ngoài.

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), giá lao động tại Trung Quốc đang tăng lên và Trung Quốc cũng đang chuyển sang áp dụng tự động hóa và công nghệ cao, do vậy những nhà đầu tư có công nghệ cũ sẽ tìm đến Bangladesh, Srilanka hay Việt Nam. Và Việt Nam có thể là cơ hội cho những nhà đầu tư này.

Về xu hướng FDI ngành dệt may vẫn tiếp đục đổ mạnh vào Việt Nam, theo ông Thành, dù sao đây vẫn là ngành mà Việt Nam có thể làm được và có thị trường.

“Dự án ùn ùn vào là nhận, có thêm công ăn việc làm là nhận nhưng việc lựa chọn nhận dự án nào phụ thuộc vào khả năng sáng suốt của người tiếp nhận là liên doanh hay địa phương”, ông Thành cho hay.

Ông Thành cũng nói thêm: “Công nghệ cũ như hàng ế, hàng sale, mình biết là hàng sale nhưng vẫn mua vì nó rẻ. Đây là khuynh hướng tất yếu nhưng cũng không hẳn là bi kịch”.

Nhiều tập đoàn Trung Quốc muốn xây đường sắt tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn Trung Quốc muốn xây đường sắt tại Việt Nam

Đầu tư -  7 năm

Nhu cầu đầu tư lớn về hạ tầng giao thông của Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều tập đoàn xây dựng từ Trung Quốc.

Nhiều ngân hàng nước ngoài cung cấp vốn cho Vingroup

Nhiều ngân hàng nước ngoài cung cấp vốn cho Vingroup

Tài chính -  7 năm

Một khoản vay 300 triệu USD đã được Credit Suisse AG thu xếp vào năm 2016.

Dòng tiền Trung Quốc ồ ạt chảy vào Việt Nam: Chọn cách chơi khôn ngoan

Dòng tiền Trung Quốc ồ ạt chảy vào Việt Nam: Chọn cách chơi khôn ngoan

Đầu tư -  7 năm

Trong dòng chảy kinh tế thế giới, Việt Nam không thể “không chơi” với Trung Quốc, nhưng chọn cách chơi nào để có hiệu quả và bền vững chính là bài toán khó đối với Việt Nam.

Xây dựng Vân Đồn thành nơi đáng sống nhất châu Á - Thái Bình Dương

Xây dựng Vân Đồn thành nơi đáng sống nhất châu Á - Thái Bình Dương

Đầu tư -  6 năm

Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018

Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018

Đầu tư -  6 năm

Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.

Tập đoàn Nguyễn Hoàng tiết lộ kế hoạch xây loạt siêu dự án thành phố giáo dục

Tập đoàn Nguyễn Hoàng tiết lộ kế hoạch xây loạt siêu dự án thành phố giáo dục

Đầu tư -  6 năm

Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.

Từ đầm lầy chăn vịt đến sân bay hiện đại nhất Việt Nam

Từ đầm lầy chăn vịt đến sân bay hiện đại nhất Việt Nam

Đầu tư -  6 năm

Chỉ mất hơn hai năm để hoàn thành một sân bay hiện đại khiến các chuyên gia cũng phải thốt lên rằng "tư nhân làm cái gì ... cũng nhanh".

Năm 2018, Nhật Bản giữ vững ngôi 'quán quân' về đầu tư FDI vào Việt Năm

Năm 2018, Nhật Bản giữ vững ngôi 'quán quân' về đầu tư FDI vào Việt Năm

Đầu tư -  6 năm

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  35 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.