Thúc đẩy giải pháp kinh tế xanh tại Việt Nam
Sự phát triển kinh tế xanh đòi hỏi những hành động táo bạo và điều đó cần bắt đầu từ việc hỗ trợ các giải pháp đổi mới ngay từ giai đoạn đầu.
Vai trò của rừng không chỉ là hấp thụ carbon mà còn là tài sản có thể đo lường, hỗ trợ doanh nghiệp đạt mục tiêu Net Zero.
Tại Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025, một công trình khoa học lần đầu tiên được công bố, cho phép lượng hóa carbon lưu trữ trong rừng tự nhiên dưới dạng “đơn vị đo lường cụ thể”, thông qua cuốn sách “Nghiên cứu thực chứng thí điểm trữ lượng carbon trong sinh khối trên bề mặt đất rừng mưa nhiệt đới vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam” do bà Trần Thị Lành và cộng sự tại Viện SPERI thực hiện.
Khác với những ấn phẩm phổ thông về phát triển bền vững hay ESG thường thấy trên thị trường, cuốn sách “Nghiên cứu thực chứng thí điểm trữ lượng carbon trong sinh khối trên bề mặt đất, rừng mưa nhiệt đới vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam” không hướng đến số đông độc giả phổ thông.
Đây là một công trình nghiên cứu khoa học được triển khai bài bản, dựa trên khảo sát thực địa và phân tích định lượng, phục vụ mục tiêu cụ thể trong xây dựng chiến lược khí hậu và trung hòa carbon.
Cuốn sách ra đời không nhằm mục đích thương mại, mà được biên soạn dành cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng dữ liệu sinh thái và công cụ khoa học để hoạch định chính sách, xây dựng dự án hoặc vận hành cơ chế thị trường carbon.
Trong đó, có thể kể đến các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chứng nhận tín chỉ carbon, và đặc biệt là các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp bù trừ phát thải theo hướng tiếp cận tự nhiên.
Nội dung sách cung cấp một khung kỹ thuật định lượng trữ lượng carbon từ sinh khối rừng tự nhiên – bao gồm cách xác định cấu trúc rừng theo tầng, tính toán chỉ số ưu thế loài, chỉ số đa dạng sinh học, đo lường sinh khối cây gỗ tầng cao, cũng như phương pháp ước lượng hệ số carbon tương ứng.
Từ đó, giúp xây dựng nền tảng dữ liệu minh bạch và chuẩn hóa cho các dự án bảo tồn hoặc phát triển tín chỉ carbon trong tương lai.
Một trong những điểm nhấn quan trọng của công trình là cách tiếp cận “môi trường rừng” không đơn thuần như một không gian sinh thái, mà còn là một thực thể mang giá trị tài sản carbon có thể định lượng, định giá và giao dịch trong tương lai.
Carbon là nguyên tố cơ bản tạo ra sự sống của mọi sinh linh, do đó, hàng hóa hóa carbon là vô lý!
Cuốn sách làm rõ mối liên hệ giữa cấu trúc rừng, đa dạng sinh học và khả năng lưu trữ carbon – ba yếu tố nền tảng để xây dựng các chỉ số tín nhiệm sinh thái và phát triển sản phẩm tín chỉ carbon có độ tin cậy cao.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập từ rừng mưa nhiệt đới Bắc Trung Bộ, nhóm nghiên cứu đã tính toán được trữ lượng carbon trung bình theo tầng sinh thái, xác định các loài cây chiếm ưu thế về sinh khối và hệ số tích lũy carbon, đồng thời đề xuất phương pháp xây dựng “hồ sơ tài sản carbon” cho từng vùng rừng cụ thể.
Đây là bước đi cần thiết để chuẩn hóa cơ sở khoa học cho việc tham gia thị trường carbon – một lĩnh vực còn mới mẻ và thiếu chuẩn mực minh bạch tại Việt Nam.
Đặc biệt, chương 9 của cuốn sách – cũng là phần được nhiều chuyên gia tại Diễn đàn Net Zero quan tâm – mở ra một hướng tiếp cận tích hợp giữa khoa học môi trường, công cụ tài chính carbon và phát triển vùng rừng bền vững.
Trong đó, rừng không chỉ được xem là “nguồn hấp thụ carbon”, mà còn là “tài sản carbon sống” cần được quản lý như một phần trong danh mục tài sản ESG của doanh nghiệp.
Thông qua việc cung cấp hệ số carbon sinh học cụ thể cho từng cấu trúc rừng – thay vì áp dụng ước lượng trung bình toàn quốc hay quốc tế – công trình góp phần định vị giá trị bản địa trong tính toán carbon, từ đó nâng cao độ chính xác và tính phù hợp khi doanh nghiệp triển khai dự án bù trừ phát thải tại Việt Nam.
Cuốn sách không phát hành rộng rãi trên thị trường, mà được giới thiệu và chia sẻ theo hình thức chọn lọc, nhằm đảm bảo đúng đối tượng sử dụng và phát huy giá trị chuyên sâu của công trình.
Đây là một tài liệu tham khảo quan trọng cho các tổ chức, doanh nghiệp đang triển khai các mô hình trung hòa carbon dựa vào thiên nhiên, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực xây dựng cơ chế thị trường carbon nội địa và tham gia mạnh mẽ vào các cam kết khí hậu toàn cầu.
Mọi thông tin chi tiết về nội dung cuốn sách, vui lòng liên hệ Tạp chí điện tử Nhà Quản Trị TheLEADER để được hỗ trợ.
Sự phát triển kinh tế xanh đòi hỏi những hành động táo bạo và điều đó cần bắt đầu từ việc hỗ trợ các giải pháp đổi mới ngay từ giai đoạn đầu.
Tăng trưởng kinh tế kéo theo nhu cầu điện tăng cao, đặt ra bài toán khó khi vừa phải đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, vừa đạt cam kết Net Zero.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Khi AI không còn là công cụ, mà trở thành tác nhân định hình xã hội, con người sẽ kiểm soát nó hay bị dẫn dắt trong một tương lai không do mình tạo ra?
Cuốn sách “ESG quan trọng nhưng không đặc biệt hơn” khuyến khích các tổ chức và cá nhân thực hành ESG một cách thực chất, sẵn sàng điều chỉnh khi cần thiết và tránh thổi phồng kết quả.
Nhà lãnh đạo không chỉ là người ra quyết định, mà còn phải kiến tạo văn hóa, truyền cảm hứng, biết tự học và không ngừng tiến hóa trong một thế giới đầy biến động.
Không ai cản được AI nhưng bạn có thể hiểu và làm chủ nó. Đây là điều điều các nhà lãnh đạo cần phải đối diện nếu không muốn bị bỏ lại sau.
Cuốn sách "Dẫn dắt sự thay đổi" của John P. Kotter giúp nhà lãnh đạo hiểu rõ cách dẫn dắt tổ chức qua thay đổi – bắt đầu từ chính mình.
Vai trò của rừng không chỉ là hấp thụ carbon mà còn là tài sản có thể đo lường, hỗ trợ doanh nghiệp đạt mục tiêu Net Zero.
Nguồn cung căn hộ trên thị trường Hà Nội hiện chỉ còn căn hộ cao cấp, hạng sang, vắng bóng hoàn toàn căn hộ trung cấp và giá rẻ.
Hội đồng quản trị Công ty CP chứng khoán SSI vừa chính thức bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Thông giữ chức vụ tổng giám đốc.
Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn – khoản đầu tư trị giá 5,4 tỷ USD của Tập đoàn SCG sẽ hoạt động trở lại trong tháng 8/2025, sau gần một năm ngừng vận hành thương mại.
Trong 6 tháng đầu năm, SSI đã nâng tổng thị phần môi giới chứng khoán trên sàn HoSE lên 10,47%, tăng gần gấp đôi so với quý liền trước.
FPT liên tục thắng thầu 12 dự án lớn (trên 10 triệu USD mỗi dự án) trong 6 tháng đầu năm, tăng 50% so với cùng kỳ.
Giá vàng hôm nay 19/7 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Dự báo giá vàng tuần tới phần lớn nghiêng về tăng tiếp.