Công nghệ số là công cụ đắc lực giúp theo dõi, kiểm soát phát thải, tính toán các giải pháp phù hợp để xanh hóa ngành nông nghiệp.
Công nghệ ngày càng quan trọng đối với ngành nông nghiệp. Ảnh: Hoàng Anh
Giờ đây, người tiêu dùng có thể quét mã QR để vừa truy xuất nguồn gốc, vừa theo dõi được “dấu chân carbon” của những quả thanh long được trồng ở Bình Thuận.
Thông qua lắp đặt các thiết bị thông minh đo lường phát thải một cách tự động tại từng vườn trồng thanh long, tất cả mọi người đều có thể truy cập thông tin phát thải carbon theo thời gian thực.
Đó là kết quả của một dự án do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp triển khai.
Hệ thống này còn có thể phân tích và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhưng đơn giản đối với bà con nông dân để xóa bỏ dấu chân carbon của quả thanh long như sử dụng bóng đèn LED tiết kiệm điện thay cho đèn compact, trồng xen canh cây thân gỗ để hấp thu bới khí thải.
Nói về hệ thống này, ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện thường trú UNDP Việt Nam, cho biết, công cụ theo dõi dấu chân carbon và truy xuất nguồn gốc đặc biệt cần thiết đối với doanh nghiệp, chính quyền địa phương, nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng trong một nền kinh tế xanh.
Thực tế, với khả năng truy xuất nguồn gốc, theo dõi và giảm lượng phát thải, quả thanh long Bình Thuận có thể yên tâm vững chân tại các thị trường lớn khi các thị trường này ban hành chính sách, công cụ điều chỉnh thương mại mới theo hướng bền vững hóa.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp, nhận định, trong bối cảnh mới, vùng nông thôn, nông nghiệp sẽ là nhân tố tiếp theo thúc đẩy và duy trì sự bùng nổ của công nghệ số.
Nếu như trước đây, nói chuyển đổi số cho nông nghiệp, nhiều bà con nông dân cũng như doanh nghiệp thường chỉ nghĩ đến quảng bá, phân phối nông sản trên các kênh trực tuyến, thì đến hiện tại, công nghệ số còn được ứng dụng đa dạng vào nhiều khía cạnh khác của nông nghiệp.
Công nghệ giám sát tự động giúp theo dõi và điều chỉnh quy trình canh tác hướng đến tăng năng suất, tăng chất lượng. Theo ông Toản, công nghệ số còn có thể ứng dụng trong công tác dự báo thời tiết để lên kế hoạch canh tác, kết nối chuỗi sản xuất nông nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số là yêu cầu của thời đại đặt ra cho ngành nông nghiệp, bởi chất lượng, tính minh bạch và tính bền vững sẽ là những yêu cầu được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Mặt khác, theo ông Toản, bà con nông dân cũng đang sử dụng internet một cách phổ biến. Nói cách khác, đây là thời điểm “thiên thời địa lợi” để thúc đẩy nông nghiệp xanh hóa thông qua chuyển đổi số.
Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Trung khẳng định, chuyển đổi số chính là phương thức quan trọng nhất giúp nông dân và doanh nghiệp sản xuất với chi phí thấp nhất nhưng đạt lợi nhuận cao nhất.
Tuy nhiên, theo ông Trung, còn nhiều thách thức đặt ra đối với việc chuyển đổi số nông nghiệp. Đó là nhận thức cũng như kỹ năng công nghệ của bà con còn hạn chế; diện tích canh tác còn manh mún, nhỏ lẻ; doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư cho chuyển đổi số nông nghiệp.
Để giải quyết những thách thức nói trên, ông Trung đề nghị thiết lập một dữ liệu nền tảng cho ngành nông nghiệp, đồng thời tăng cường phối hợp giữa Trung ương và chính quyền các cấp để bảo vệ và định hướng nông nghiệp xanh, bền vững, chuyển đổi số.
Thông tin thêm, ông Trung cho biết, nông nghiệp là một trong tám lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang tích cực triển khai các hoạt động để thực hiện định hướng nói trên, có thể kể đến như thành lập Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp, phối hợp với các tổ chức phát triển thực hiện một số dự án chuyển đổi số nông nghiệp.
Thay vì giải cứu nông sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị tái cấu trúc ngành hàng, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân, từ đó giải quyết dứt điểm lời nguyền “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”.
Nếu như trước đây, người tiêu dùng chỉ biết đến những trái cây nhập khẩu cao cấp của nước ngoài với giá đắt đỏ, thì hiện nay, ngay tại trong nước cũng có nhiều loại nông sản giá trị cao, đạt tiêu chuẩn về chất lượng không thua kém nhiều nước trên thế giới.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.