Doanh nghiệp, nông dân ‘đẩy khó cho nhau’
Liên kết giữa doanh nghiệp với bà con nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp trở nên lỏng lẻo bởi lối tư duy đẩy khó khăn cho bên còn lại.
Thay vì giải cứu nông sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị tái cấu trúc ngành hàng, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân, từ đó giải quyết dứt điểm lời nguyền “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”.
Nông sản rớt giá thê thảm khiến đời sống bà con nông dân gặp nhiều khó khăn là vấn đề được đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Phong (đoàn Vĩnh Long) nêu ra khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, đồng thời đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp để “giải cứu” nông sản cho bà con nông dân, đặc biệt là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thừa nhận câu chuyện “được mùa mất giá” luẩn quẩn như một “lời nguyền” của ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực hiện được việc tái cấu trúc ngành hàng, dẫn đến liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân theo chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị vẫn còn lỏng lẻo.
Do đó, không nên đánh giá về việc doanh nghiệp ép giá bà con nông dân bởi trên thực tế, trong nhiều trường hợp, chính bà con lại bội tín với doanh nghiệp. Dẫn chứng từ chính sản phẩm khoai lang Bình Tân của tỉnh Vĩnh Long, theo Bộ trưởng, có lúc bà con bị “bỏ lại” nhưng cũng có lúc bà con đẩy giá cao hay sẵn sàng bán nông sản sai quy cách, sai chủng loại cho doanh nghiệp.
“Có câu chuyện được mùa mất giá, nông dân bội tín với doanh nghiệp, cũng có câu chuyện doanh nghiệp, thương lái bỏ cọc khi nông dân bỏ lúa giữa đồng, quả chín rục trên cây”, ông Hoan nói.
Chính vì vậy, giải quyết bài toán được mùa mất giá không thể dựa vào “giải cứu”. Bộ trưởng khẳng định sẽ không giải cứu nông sản, đề nghị thay đổi tư duy, không nên dùng từ giải cứu nữa bởi “càng giải cứu càng rớt giá”.
Thay vào đó, giải pháp mang tính căn cơ, lâu dài nằm ở tái tổ chức lại ngành hàng và xây dựng mối liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, liên kết là giải pháp không chỉ cho nỗi đau được mùa mất giá, được giá mất mùa mà còn là chìa khóa giải quyết trình trạng manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, từ đó nâng cao chất lượng nông sản, chuyển sản phẩm nông nghiệp thành thương phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Lãnh đạo ngành nông nghiệp cho biết, hiện nay, chỉ có khoảng 20% diện tích nông nghiệp nằm trong chuỗi liên kết ngành hàng. Tuy nhiên, trong 20% đó, không phải chuỗi nào cũng được liên kết một cách bền vững.
Lấy đơn cử như câu chuyện giá sầu riêng tại Tây Nguyên. Bộ trưởng dẫn thông tin từ Hiệp hội sầu riêng Đăk Lăk, cho biết doanh nghiệp trong hiệp hội đã phải rất vất vả để đầu tư xây dựng hạ tầng, kho bãi, chuẩn hóa các yêu cầu về mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc.
Tuy nhiên, chỉ cần có doanh nghiệp hoặc thương lái ngoài chuỗi bất ngờ nâng giá lên vì một động cơ nào đó, cả chuỗi giá trị, cả thành quả hợp tác đều bị phá vỡ. Bà con sẵn sàng bỏ chuỗi, bỏ cam kết với doanh nghiệp. Thậm chí, người nông dân còn phá bỏ cây trồng khác, ồ ạt chuyển sang trồng sầu riêng, gây rủi ro và có thể sẽ thiệt hại lớn đến ngành nông nghiệp.
Từ thực tế đó, Bộ trưởng cho biết, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các đơn vị sẽ phải tìm cách nâng cao tính bền vững của các chuỗi liên kết ngành hàng, đồng thời phối hợp với các địa phương, các nhà khoa học xây dựng mô hình chuỗi liên kết đồng bộ.
Liên kết giữa doanh nghiệp với bà con nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp trở nên lỏng lẻo bởi lối tư duy đẩy khó khăn cho bên còn lại.
Nếu như trước đây, người tiêu dùng chỉ biết đến những trái cây nhập khẩu cao cấp của nước ngoài với giá đắt đỏ, thì hiện nay, ngay tại trong nước cũng có nhiều loại nông sản giá trị cao, đạt tiêu chuẩn về chất lượng không thua kém nhiều nước trên thế giới.
Kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp đa giá trị vừa là bệ đỡ, vừa là mũi nhọn để miền Tây giải phóng tiềm năng, giải quyết các khó khăn, thách thức.
Canh tác nông nghiệp bền vững là chìa khóa đưa nông sản Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị phần tại những thị trường khó tính.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.