Phát triển bền vững
Lượng phát thải carbon tăng nhanh trở lại hậu Covid-19
Lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch dự báo tăng khoảng 5% trong năm 2021, sau khi giảm vào năm ngoái khi các nền kinh tế đóng cửa vì Covid-19.
Theo dữ liệu từ Dự án carbon toàn cầu (Global Carbon Project), lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch giảm 5,4% vào năm 2020, nhưng dự báo sẽ tăng 4,9% trong năm nay với tổng cộng 36,4 tỷ tấn carbon.
Việc sử dụng than và khí đốt được dự báo sẽ còn tăng nhiều hơn vào năm 2021 so với mức giảm vào năm 2020, trong khi việc sử dụng dầu mỏ vẫn thấp hơn mức hồi năm 2019.
Đối với các quốc gia như Mỹ hay Liên minh Châu Âu, lượng khí thải năm 2021 dường như quay trở lại xu hướng giảm như trước đại dịch Covid-19, nhưng đối với Ấn Độ, lượng khí thải CO2 có xu hướng tăng.
Đối với Trung Quốc, đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng phát thải CO2 nhiều hơn nữa, do sự thúc đẩy từ các ngành điện và công nghiệp.
Theo ước tính, lượng phát thải tại quốc gia này sẽ tăng khoảng 4% so với năm ngoái, tăng 5,5% so với năm 2019, tương đương mức hơn 11 tỷ tấn. Con số này đồng nghĩa với việc Trung Quốc chiếm gần 1/3 lượng khí thải toàn cầu.
Nhóm nghiên cứu, bao gồm Đại học Exeter, Đại học East Anglia (UEA), CICERO và Đại học Stanford, đánh giá khó có thể cắt giảm lượng khí thải vào năm 2022, nếu vận tải đường bộ và hàng không trở lại mức trước đại dịch và lượng sử dụng than vẫn ổn định.
GS. Pierre Friedlingstein thuộc Viện nghiên cứu Hệ thống toàn cầu của Exeter, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho hay sự gia tăng trở lại lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch toàn cầu vào năm 2021 phản ánh sự quay trở lại của nền kinh tế dựa vào nhiên liệu hóa thạch trước đại dịch Covid-19.
Việc tự đầu tư vào nền kinh tế xanh trong các kế hoạch phục hồi sau Covid của một số quốc gia cho đến nay vẫn chưa đủ để giúp các nước này tránh gia tăng đáng kể lượng phát thải so với trước đại dịch.
GS. Corinne Le Quéré, Trường Khoa học môi trường thuộc UEA, cho rằng sẽ mất một khoảng thời gian để thấy được tác động đầy đủ do những gián đoạn liên quan đến đại dịch Covid đối với lượng khí thải CO2 toàn cầu.
Nhiều tiến bộ đã được ghi nhận trong việc khử carbon trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu kể từ khi Thỏa thuận Paris được ký kết vào năm 2015.
Ngoài ra, năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng duy nhất tiếp tục phát triển trong thời kỳ đại dịch. Các khoản đầu tư mới và chính sách khí hậu mạnh mẽ cần hỗ trợ một cách có hệ thống nhiều hơn cho nền kinh tế xanh hiện nay, cũng như giúp các nền kinh tế này dần đẩy lùi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Trong thập kỷ qua, lượng phát thải ròng CO2 toàn cầu do thay đổi sử dụng đất là 4,1 tỷ tấn, với 14,1 tỷ tấn CO2 thải ra do phá rừng cùng các thay đổi trong sử dụng đất khác, và 9,9 tỷ tấn CO2 được loại bỏ nhờ trồng rừng và phục hồi đất.
Lượng khí thải được loại bỏ nhờ trồng rừng và phục hồi đất đã tăng lên trong hai thập kỷ qua, trong khi lượng phát thải do phá rừng và các thay đổi sử dụng đất khác vẫn ở mức tương đối đều đặn.
Điều này cho thấy sự thuyên giảm gần đây của lượng phát thải ròng do thay đổi sử dụng đất, mặc dù bên cạnh đó vẫn có những hoài nghi.
Tổng lượng phát thải CO2 từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch và thay đổi sử dụng đất ròng không đổi trong thập kỷ qua, trung bình là 39,7 tỷ tấn CO2.
Để có 50% cơ hội hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C, 1,7 độ C và 2 độ C, các nhà nghiên cứu ước tính ngân sách carbon còn lại hiện nay cần giảm xuống lần lượt là 420 tỷ tấn, 770 tỷ tấn và 1.270 tỷ tấn, tương đương mức 11, 20 và 32 năm kể từ đầu năm 2022.
'Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050'
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững
Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.
Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu
Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.
Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ
Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.