Đâu là động lực tăng trưởng mới cho các nước khu vực GMS?

Đặng Hoa Thứ bảy, 31/03/2018 - 10:23

Tìm kiếm những động lực tăng trưởng kinh tế mới, ít phụ thuộc vào lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên được coi là chìa khóa thành công của các nước khu vực GMS trong tương lai.

Còn nhiều dư địa tăng trưởng

Phát biểu tại phiên toàn thể của Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh Tiểu vùng Me Kong mở rộng (GMS) ngày 30/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, để xây dựng một khu vực GMS thịnh vượng, bền vững và hội nhập, các quốc gia cần bảo đảm tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững và hài hoà.

Để hiện thực hóa tầm nhìn và để GMS không phải là một phép cộng cơ học của các nền kinh tế thành viên, Thủ tướng cho rằng, các quốc gia cần tập trung cải cách thể chế pháp luật, phát triển hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực, phát triển thị trường nội địa; 

Thúc đẩy các hoạt động thương mại xuyên biên giới; tiếp tục đẩy mạnh việc tham gia vào những nấc giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu thông qua các khuôn khổ hợp tác kinh tế và thương mại tự do.

Đâu là động lực tăng trưởng mới cho các nước khu vực GMS?
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh Tiểu vùng Me Kong mở rộng ngày 30/3.

Bên cạnh vai trò kiến tạo phát triển của các Chính phủ, chính quyền các cấp, vai trò xúc tác và hỗ trợ của các định chế quốc tế như ADB, WB, Thủ tướng đánh giá cao vai trò hành động của chính cộng đồng doanh nghiệp.

Thủ tướng đánh giá, trong năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi phương diện như thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường kinh doanh, đổi mới sáng tạo... Những điều này sẽ giúp tăng niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như là động lực để Chính phủ tiếp tục cải cách.

Thứ nhất, quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp; Nhà nước quan tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phát triển hạ tầng cơ sở, chỉ đầu tư vào những khu vực quan trọng mà các doanh nghiệp tư nhân khó có thể đầu tư.

Thứ hai, không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh; vươn lên nhóm đầu trong ASEAN và hướng tới tiêu chuẩn cao của nhóm OECD. Thực hiện các cam kết về bảo hộ sở hữu trí tuệ, các ý tưởng sáng tạo, phát kiến mới trong khởi nghiệp. 

Tiếp tục đẩy nhanh việc cải cách chính sách thuế và Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tiếp tục giảm còn 15 - 17%. Việt Nam cũng áp dụng nhiều quy định ưu đãi dành cho đầu tư công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao, tạo nhiều việc làm.

Thứ ba, tiếp tục chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế với khu vực GMS và CLV, đồng thời xác định trọng tâm trong 2018-2019 là ký kết, phê chuẩn đưa vào hiệu lực 2 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA Việt Nam - EU, đồng thời đẩy mạnh thực thi hiệu quả 10 FTA đã có hiệu lực, thúc đẩy đàm phán Hiệp định RCEP và một số hiệp định khác.

Thứ tư, ưu tiên đầu tư và thu hút đầu tư mạnh mẽ vào các tuyến giao thông huyết mạch.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nguồn lực mới cho phát triển, trước hết đến từ việc phát huy tốt nội lực của chính mình và hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế khu vực, thu hút sự hỗ trợ của các đối tác phát triển quốc tế và các nguồn lực từ bên ngoài.

Động lực chính từ sáng tạo công nghệ 

Tại hội nghị, Thủ tướng Cambodia Samdech Techo Hun Sen đã đưa ra cảnh báo, một trong những thách thức mà các nước phải đối mặt là nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ. Điều này theo Thủ tướng Cambodia sẽ không đem lại sự bền vững cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng một nguồn lực mới quan trọng xuất phát từ khai thác hiệu quả những tiến bộ, đột phá của khoa học công nghệ.

Theo Thủ tướng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các công nghệ mới sẽ là yếu tố tiềm năng kết nối các nền kinh tế GMS và CLV lại với nhau theo cách phi truyền thống, vượt ra ngoài sự tưởng tượng của những nhà khởi xướng GMS cách đây 25 năm. 

Hiện nay, nhiều công nghệ tiên tiến như công nghệ mạng toàn cầu, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, người máy,… đang lan tỏa và càng mạnh mẽ trong nhiều ngành kinh tế của khu vực.

Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith cho rằng, cần đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kêu gọi các doanh nghiệp khai phá các lĩnh vực và phương thức mới đồng thời thúc đẩy kết nối nội khối thông qua sáng tạo trong khoa học và công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh và trao đổi thông tin.

Tuy nhiên, Thủ tướng Lào khuyến nghị các hoạt động kinh doanh cần coi trọng mục tiêu bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội để đảm bảo bền vững.

Ông U Henry Van Thio, Phó tổng thống Myanmar nhận định, nền kinh tế đang có nhiều biến động, lao động chi phí thấp và khai thác tài nguyên không còn là lợi thế so sánh và mô hình tăng trưởng dựa trên hai yếu tố này có thể xem là một khoản nợ.

Do đó, đã đến lúc tạo động lực mới cho phát triển bền vững; trong đó, đầu tư vào nguồn vốn nhân lực sẽ là động lực lâu dài bên cạnh thúc đẩy môi trường tư nhân phát triển và phân bổ nguồn vốn cho các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là sáng tạo công nghệ. 

Ngoài ra, cần có biện pháp tiếp cận giáo dục, tạo môi trường thương mại cạnh tranh và bình đẳng; phát triển hạ tầng cũng như tái cơ cấu vai trò của nhà nước.

Được biết, Myanmar là một quốc gia có ứng dụng công nghệ rất mạnh mẽ trong khu vực với các chiến lược, chính sách và sáng kiến về phát triển kỹ thuật số được ứng dụng thành công; mang lại nguồn lợi cho các lĩnh vực khác.

Có cùng ý kiến, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho rằng sáng tạo và kỹ thuật số sẽ nổi lên như một động lực mới trên cơ sở hợp tác và phát triển nguồn nhân lực nhằm thức đẩy công nghệ và khởi nghiệp.

Thủ tướng Thái Lan nhấn mạnh cần khuyễn khích các doanh nghiệp mới ứng dụng công nghệ đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiếp cận vốn và ứng dụng khoa học công nghệ; đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang nổi lên mạnh mẽ. 

Nhiều cơ hội tỷ đô cho các doanh nghiệp khu vực GMS

Nhiều cơ hội tỷ đô cho các doanh nghiệp khu vực GMS

Tiêu điểm -  6 năm
Cộng đồng doanh nghiệp các nước tiểu vùng Me Kong có nhiều cơ hội kinh doanh trong một thị trường rộng lớn với 340 triệu dân và dễ dàng kết nối với một khu vực gồm Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc với hơn 3,2 tỷ người.
Nhiều cơ hội tỷ đô cho các doanh nghiệp khu vực GMS

Nhiều cơ hội tỷ đô cho các doanh nghiệp khu vực GMS

Tiêu điểm -  6 năm
Cộng đồng doanh nghiệp các nước tiểu vùng Me Kong có nhiều cơ hội kinh doanh trong một thị trường rộng lớn với 340 triệu dân và dễ dàng kết nối với một khu vực gồm Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc với hơn 3,2 tỷ người.
Nhiều cơ hội tỷ đô cho các doanh nghiệp khu vực GMS

Nhiều cơ hội tỷ đô cho các doanh nghiệp khu vực GMS

Tiêu điểm -  6 năm

Cộng đồng doanh nghiệp các nước tiểu vùng Me Kong có nhiều cơ hội kinh doanh trong một thị trường rộng lớn với 340 triệu dân và dễ dàng kết nối với một khu vực gồm Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc với hơn 3,2 tỷ người.

Việt Nam trình diễn 6 giải pháp công nghệ nông nghiệp tại Hội nghị GMS 2018

Việt Nam trình diễn 6 giải pháp công nghệ nông nghiệp tại Hội nghị GMS 2018

Phát triển bền vững -  6 năm

Chương trình Thách thức công nghệ nông nghiệp vùng Mekong 2018 vừa công bố 23 startups công nghệ nông nghiệp lọt vào chung kết.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  47 phút

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  51 phút

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  2 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Tài chính -  2 giờ

Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  2 giờ

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  4 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.