Tiêu điểm
Đề xuất không tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa
Nhiều ý kiến cho rằng thay vì tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, trả đất về lại Nhà nước để sử dụng cơ chế thuê đất hoặc đấu giá quyền sử dụng đất sau khi cổ phần xong.
Tại hội thảo về giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình cổ phần hóa, thoái vốn còn nhiều vướng mắc, như chậm tiến độ, chưa đạt kết quả đề ra theo đề án mà Chính phủ đã ban hành.
Bên cạnh đó, nguồn thu cổ phần hóa chưa đạt yêu cầu. Riêng năm 2021, Quốc hội giao Chính phủ thu từ cổ phần hóa 40.000 tỷ đồng, nhưng hết năm thu chưa đầy 2.000 tỷ đồng, tức là cổ phần hóa rất chậm.
Theo bộ trưởng, việc xác định giá trị doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, thời gian qua, việc xác định giá trị của doanh nghiệp thường thấp hơn giá trị thực tế, sau khi kiểm toán thì giá trị tăng lên nhiều lần, bình quân tăng 2,8 lần.
Điều này cho thấy xác định giá trị doanh nghiệp chưa chính xác, trong đó có việc xác định giá trị quyền sử dụng đất.
Theo người đứng đầu Bộ Tài chính, việc tính giá trị một lần không sát giá thị trường là lỗ hổng gây thất thoát, chưa tính đến việc nộp tiền thuê đất một lần thì doanh nghiệp cổ phần hóa có thể chuyển quyền sử dụng đất để làm nhà đô thị, hay công trình khác. Chuyển mục đích sử dụng đất cũng dẫn đến xác định giá trị sử dụng đất không chính xác, gây thất thoát.
Có cùng quan điểm về xác định giá trị doanh nghiệp, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp có nhiều cách hiểu và khó bảo đảm cơ sở thuyết phục, nhất là khi quy trình cổ phần hóa, thoái vốn có thể kéo dài.
Ông Hùng đề nghị tách việc xác định giá trị quyền sử dụng đất khỏi quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Nguyên nhân là bởi hình thức sử dụng đất của doanh nghiệp trước và sau khi cổ phần hóa, thoái vốn vẫn là nhà nước giao đất, cho thuê đất, nên giá trị quyền sử dụng đất không gia tăng khi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, mà chỉ khi có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Sau khi cổ phần hóa, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (nếu có) phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
Bên cạnh đó, ông Hùng nhấn mạnh cần tách công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất khỏi quy trình cổ phần hóa, vì rà soát hiện trạng sử dụng đất là nhiệm vụ thường xuyên cả trước và sau cổ phần hóa của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai, để bảo đảm sử dụng đúng mục đích và hiệu quả sử dụng đất, tránh hoang hóa, lãng phí, chứ không phải chỉ để thực hiện công tác cổ phần hóa, thoái vốn.
Về quá trình sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, đánh giá các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà, đất chưa thực hiện đầy đủ trong việc thực hiện sắp xếp nhà, đất và chính sách di dời của Nhà nước, một số địa phương triển khai chậm, một số dự án kéo dài...
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên, ông Thịnh cho rằng cần tiếp tục thực hiện rà soát để hoàn thiện chính sách, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp đảm bảo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa.
Bên cạnh đó, cần sửa đổi Luật Đất đai theo hướng các doanh nghiệp khi chuyển sang cổ phần hóa thì chỉ được áp dụng hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; không được thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất sau cổ phần hóa. Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng thì trả lại cho Nhà nước và sẽ được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Lũy kế giai đoạn 2016 – 2020, đã có 180 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị DN là 489.690 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 233.792 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong 180 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 39/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 30% kế hoạch).
Về thoái vốn, lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 – 2020 đạt 27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Vướng mắc lớn nhất nằm ở đất đai
Đẩy mạnh bán vốn cổ phần hóa cho nhà đầu tư nước ngoài
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “khuyến khích khu vực đầu tư nước ngoài mua phần vốn tại doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là đại diện chủ sở hữu"
Đã phát hiện sai phạm, đùn đẩy trách nhiệm trong cổ phần hóa
Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, bước đầu đã phát hiện những sai phạm, cố ý làm trái quy định, làm trái ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, bên cạnh đó là tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.
Hanoi Melody Residences có mức giá tốt khiến người mua sốt sắng
Khi thị trường căn hộ Hà Nội chưa có dấu hiệu dừng đà tăng giá, thì tổ hợp căn hộ ngay tại nội đô là Hanoi Melody Residences lại ghi nhận mức giá tốt bất ngờ, dự kiến chỉ từ 58 triệu đồng/m2.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo trong kỷ nguyên vươn mình
TheLEADER trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nữ hoàng cá tra Vĩnh Hoàn: Càng về cuối năm càng 'tươi'
Vĩnh Hoàn dự báo tăng trưởng mạnh giai đoạn cuối năm, nhờ xuất khẩu khả quan vào mùa cao điểm, và việc tăng tích trữ hàng trước khi ông Trump công bố chính sách thuế mới.
Bí quyết tối ưu hóa năng suất công việc cho nhà quản trị bận rộn
Làm thế nào để tối ưu năng suất công việc mà không bị căng thẳng? Hãy tổ chức lại bản thân để giải phóng trí óc, tập trung vào những điều thật sự xứng đáng.
Mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Vẫn cần nhà nước hỗ trợ
Việc thí điểm mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại là cơ chế đúng đắn, tuy nhiên, vẫn cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước để tháo gỡ các vướng mắc.
Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
TheLEADER trân trọng giới thiệu Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp quản trị tốt nhất nhóm Midcap
Tại VLCA 2024, SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất ở nhóm vốn hoá vừa - Midcap và vào Top 10 báo cáo thường niên ngành tài chính.