Doanh nghiệp
Dịch Covid-19 và nguyên liệu tăng ảnh hưởng lớn đến Vinamilk
Vinamilk đặt kế hoạch kinh doanh 2021 thận trọng bởi không dự đoán được liệu còn đợt dịch nào bùng phát trong năm nay. Chỉ khi nào có miễn dịch cộng đồng, công ty mới vững tâm thúc đẩy tăng trưởng, đề ra kế hoạch tươi sáng hơn.
Sáng 26/4, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 theo hình thức trực tuyến. Năm nay, Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu thuần 62.160 tỷ đồng, tăng 4,1% và kế hoạch lợi nhuận sau thuế đi ngang, dự kiến đạt 11.240 tỷ đồng.
Bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk cho biết doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi giá nguyên vật liệu tăng cao chưa từng có, trong khi sức mua vẫn còn thấp. Nền kinh tế bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong năm 2020 và đã phần nào hồi phục vào quý đầu năm. Nhu cầu thực sự có phục hồi trong tháng 1 nhưng đến tháng 2 các đợt dịch mới tái bùng phát khiến nhu cầu giảm mạnh. Vinamilk thấy nhu cầu tiêu dùng sữa tháng 4 đã khả quan hơn nhưng trong năm còn đợt dịch nào bùng phát nữa thì chưa dự đoán được.
Do vậy, Vinamilk đặt kế hoạch kinh doanh 2021 thận trọng và cố gắng hết sức thực hiện. Chỉ khi nào có miễn dịch cộng đồng, đơn vị mới vững tâm thúc đẩy tăng trưởng, đề ra kế hoạch tươi sáng hơn.
Ban điều hành Vinamilk xác định chiến lược 2021 ngoài việc tập trung vào sản phảm cốt lõi là sữa, củng cố vị thế dẫn đầu còn sẵn sàng cho các hoạt động M&A, ưu tiên tìm kiếm cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở rộng thị phần và tăng doanh số. Công ty tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới với chiến lược chuyển đổi mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.
Quý 1/2021, tổng doanh thu của Vinamilk đạt 13.241 tỷ đồng, tương đương với 21,3% kế hoạch năm. Công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế 3.153 tỷ đồng, thực hiện 23.04% kế hoạch và lợi nhuận sau thuế 2.597 tỷ đồng, đạt 23,17% kế hoạch. Vinamilk kỳ vọng diễn biến thị trường từ tháng 4 đến cuối năm sẽ tốt hơn và bù lại vào doanh số, lợi nhuận.
Hiện tại, thị trường nội địa không được như kỳ vọng, thị trường xuất khẩu tăng 8%, nhỉnh hơn so với tốc độ tăng của năm 2020. Trong đó xuất khẩu sang Mỹ của Vinamilk đang có tín hiệu tốt, đặc biệt là California.
Hoạt động sản xuất tại nước ngoài, tình hình tại Angkor Milk ngày càng trầm trọng vì đại dịch, thậm chí công nhân không thể đến nhà máy. CEO Vinamilk nói rằng sẽ làm công văn xin Chính phủ, nếu được phép sẽ vận chuyển nguyên liệu sang, còn không phải án binh bất động.
Về rủi ro khi tác động của hiệp định thương mại EVFTA, CEO Vinamilk nói rằng ngành sữa đã không có nhiều bảo hộ từ nhiều năm nay, thuế nhập khẩu đã rất thấp so với các ngành khác. Mặt khác xuất khẩu sang châu Âu cũng không khả quan vì đây là trung tâm của ngành sữa thế giới.
Kế hoạch đầu tư trong những năm tới được bà Liên cho biết sẽ không nhiều. Vinamilk đã chuẩn bị năng lực sản xuất trong giai đoạn 2017 – 2021, tăng lên từ 60 – 80%. Với năng lực này, công ty có thể đáp ứng nhu cầu đến năm 2025. Thay vào đó, Vinamilk sẽ đầu tư vào mua bán sáp nhập để tăng trưởng thêm, cũng có thể đi theo ngành kinh doanh mới nếu tiềm năng.
Trước đó, Vilico (công ty con của Vinamilk) công bố kế hoạch đầu tư dự án bò thịt dự kiến cho ra sản phẩm từ năm 2023, doanh thu tính toán trên 2.000 tỷ đồng. Đây là dự án có quỹ đất sẵn có trên Tam Đảo – Vĩnh Phúc, ngoài ra nguồn bò giống sẵn có từ Vinamilk và Mộc Châu Milk. Sản phẩm thịt bò của Vilico ngắm vào phân khúc trung cao cấp.
Về mục tiêu xa hơn, trong 3 đến 5 năm tới, Vinamilk đặt mục tiêu lọt vào top 30 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới. Lãnh đạo Vinamilk vẫn tự tin vào mục tiêu này bởi về khách quan, tiêu thụ sữa phụ thuộc nhiều vào 4 yếu tố gồm khả năng cạnh tranh của Vinamilk về con người; thu nhập bình quân đầu người Việt Nam; GDP tăng trưởng ổn định, lâu dài thực chất không; dân số tăng thì nhu cầu sữa tăng.
Về chủ quan, Vinamilk sẽ tăng năng lực cạnh tranh của bản thân, điều quan trọng nhất vẫn là con người Vinamilk. Cùng một môi trường, con người đáp ứng được thì tăng trưởng, không đáp ứng được thì không tăng trưởng.
Vinamilk tiếp tục M&A để tăng doanh thu và thị phần
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.