Khởi nghiệp
Điểm tựa để chuỗi cà phê Katinat tăng trưởng thần tốc
Đến nay, chuỗi cà phê Katinat đã liên tục mở rộng và đạt mốc 50 cửa hàng, chủ yếu tại TP. HCM, các tỉnh lân cận phía Nam như: Đồng Nai, Bình Dương, Mỹ Tho, Cần Thơ, Đà Lạt và gần đây là thị trường Hà Nội.
Thành lập từ năm 2016, chuỗi Katinat Saigon Káfe ban đầu có khoảng 9 cửa hàng tập trung tại khu vực quận 1 và quận 3, TP. HCM và một quán nằm tại Biên Hòa.
Tới tháng 10/2021, Katinat quyết định tăng tốc và mở rộng quy mô. Theo phía Katinat Saigon Káfe, cơ hội dễ nhận thấy nhất chính là việc mở rộng mặt bằng của chuỗi. Để có được các mặt bằng đẹp và trung tâm như hiện tại, Katinat đã thừa hưởng sự để lại từ các thương hiệu không còn trụ vững giai đoạn hậu Covid-19.
Đến nay, chuỗi cà phê Katinat đã liên tục mở rộng và đạt mốc 50 cửa hàng, chủ yếu tại TP. HCM, các tỉnh lân cận phía Nam như: Đồng Nai, Bình Dương, Mỹ Tho, Cần Thơ, Đà Lạt và gần đây là thị trường Hà Nội.
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng thần tốc của Katinat còn đến từ việc chuỗi này tập trung vào ba thế mạnh cốt lõi là: sản phẩm, không gian và tiếng nói thương hiệu.

Về mặt sản phẩm, Katinat Saigon Káfe đầu tư vào đội ngũ phát triển sản phẩm bền vững nhằm mang đến người tiêu dùng hương vị ngon, mới lạ và đồng thời liên tục cải tiến để phù hợp khẩu vị khách hàng. Đơn cử như các sản phẩm Trà Oolong Tứ Quý, Trà Oolong Dâu Mai Sơn, Trà Sữa Hồng D’Ran,... và mới đây nhất là Cà Phê Phin Mê.
Về mặt không gian, khi nhắc đến sự tăng trưởng thần tốc của Katinat, không thể không nhắc đến thiết kế định vị thương hiệu. Mang phong cách sang trọng, tinh tế, các cửa hàng Katinat thường đặt tại các mặt bằng lớn, các nút giao nhận diện tốt như phố Quang Trung, Nguyễn Siêu, Phan Văn Trị,... đã tạo được dấu ấn với người tiêu dùng trẻ.
Không gian tại các cửa hàng Katinat được lấy cảm hứng từ nhiều vùng đất, quốc gia khác nhau, kéo Katinat ra khỏi định vị "Cà Phê Sài Gòn" như thuở ban đầu, thể hiện một trong những bước đầu tiên về thay đổi định vị của thương hiệu.
Ngoài ra, với việc tập trung phục vụ đối tượng khách hàng trẻ, Katinat cũng luôn linh hoạt theo các xu hướng, thể hiện qua các nền tảng mạng xã hội Facebook, TikTok. Katinat nói những gì rất gần với người trẻ, với phong cách dễ mến và hiện đại.
"Với sứ mệnh mang phong vị mới lạ trên toàn cầu đến với khách hàng, chúng tôi khẳng định hành trình tiếp theo của Katinat sẽ tập trung rất mạnh về việc phát triển và đổi mới sản phẩm", phía Katinat Saigon Káfe thông tin.
Katinat hướng đến phân khúc phổ thông, với giá trị sản phẩm rơi vào từ 39.000 - 65.000 đồng, tập trung vào các sản phẩm cà phê, trà trái cây và trà sữa. Chiến lược của Katinat được đánh giá là phù hợp với xu hướng tiêu dùng gần đây của thực khách Việt Nam.
Số liệu từ báo cáo "Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022" thực hiện bởi iPos.vn, VIRAC và Cộng đồng chuyên trang F&B Việt Nam đã chỉ ra, khoảng 44% khách hàng sẵn sàng chi tiêu từ 41.000 - 70.000 đồng.
Theo đó, các thương hiệu lớn đặc biệt là thương hiệu chuỗi, bằng nguồn vốn tích lũy của mình đang tranh thủ chiếm lĩnh thị phần khi các đối thủ khác suy yếu.
Các thương hiệu lớn như Highlands Coffee, The Coffee House vẫn bền bỉ mở rộng chuỗi, tuy nhiên cạnh tranh ngày một tăng đến từ các thương hiệu mới, đang tạo nên tiếng vang như Phê La, Katinat...
Hiện tại, ngoài chiến lược tăng trưởng thần tốc, Katinat còn đang hướng đến mô hình kinh doanh phát triển bền vững.
Gần đây, Katinat Saigon Káfe cùng với MoMo thực hiện dự án cộng đồng "Sống tốt cùng Katinat" trích 1.000 đồng đóng góp vào dự án để xây trường mới, dựng tương lai cho các em nhỏ vùng cao. Số tiền gây quỹ sẽ được tự động chuyển đến dự án ngay khi khách hàng thanh toán bằng MoMo tại cửa hàng Katinat.
Dự án không chỉ truyền cảm hứng đến giới trẻ khi biến 1.000 đồng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết, mà còn tái định nghĩa khái niệm "thiện nguyện" không phải là điều gì to tát, mà là hoạt động đơn giản hàng ngày, ai cũng có thể dễ dàng góp sức.
'Xin lỗi chúng tôi không dùng tiền mặt'
JobHopin kinh doanh mô hình tìm người tài
Tính đến thời điểm hiện tại, JobHopin đã hỗ trợ cho hơn 2 triệu nhân sự tiềm năng ở Việt Nam, đồng thời kết nối tới hơn 108.000 nhà tuyển dụng. Giai đoạn 2018 - 2021, mỗi năm JobHopin đều tăng trưởng gấp 3 lần về doanh thu, cũng như về năng lực công nghệ.
'Xin lỗi chúng tôi không dùng tiền mặt'
Các giải pháp như mã QR, thiết bị POS đang trở thành mũi nhọn của các fintech trong cuộc cách mạng thanh toán không tiền mặt, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam.
CEO Trần Ngọc Thái Sơn chia tay Tiki?
Việc ông Sơn đệ đơn từ chức tại Tiki khiến nhiều người liên tưởng tới câu chuyện diễn ra tại Grab và GoTo thời gian gần đây, khi cả hai doanh nghiệp này đang chật vật với bài toán có lãi, dù đã IPO thành công trước đó.
Startup Vuihoc gọi vốn thành công 3 năm liên tiếp
Thế mạnh của startup Vuihoc là một trong những nền tảng giáo dục online đầu tiên tại Việt Nam triển khai chương trình học trong cả ba môn cốt lõi đối với học sinh tiểu học là Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh cho tất cả các bộ sách giáo khoa.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.