Khởi nghiệp
CEO Trần Ngọc Thái Sơn chia tay Tiki?
Việc ông Sơn đệ đơn từ chức tại Tiki khiến nhiều người liên tưởng tới câu chuyện diễn ra tại Grab và GoTo thời gian gần đây, khi cả hai doanh nghiệp này đang chật vật với bài toán có lãi, dù đã IPO thành công trước đó.
Theo nguồn tin từ DealStreetAsia, nhà sáng lập và CEO Trần Ngọc Thái Sơn của trang thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu Việt Nam là Tiki.vn đã đệ đơn từ chức lên Hội đồng quản trị công ty, nhưng chưa được chấp thuận.
Ông Sơn chia tay Tiki trong bối cảnh công ty đang đứng trước ngưỡng cửa Kỳ lân với mức định giá tính tới tháng 12/2021 là 832 triệu USD, theo thống kê của Techinasia.
Tổng cộng, Tiki đã nhận đầu tư 470 triệu USD, theo dữ liệu của CrunchBase. Lần gần nhất, Tiki huy động vốn thành công là từ Tập đoàn Tài chính Shinhan với khoảng 40 triệu USD cho 10% cổ phần vào tháng 5/2022.
Vòng gọi vốn lớn nhất Tiki từng thực hiện là vòng Series E vào năm 2021, với số tiền lên tới 258 triệu USD do AIA Insurance Inc dẫn dắt. Mục đích là nhằm mở rộng thị phần TMĐT, cũng như phục vụ kế hoạch IPO trong tương lai.
Trước đó, Tiki đã chuyển 90,5% cổ phần cho pháp nhân Tiki Global thành lập tại Singapore. Theo kế hoạch ban đầu, Tiki muốn thực hiện IPO ở Mỹ vào năm 2025. Tuy nhiên, sàn TMĐT Việt Nam vẫn chưa đưa ra động thái mới.
Tại Việt Nam, Tiki đang vấp phải sự cạnh tranh lớn đến từ Shopee của SEA Group và Lazada của Alibaba. Hai sàn TMĐT ngoại lần lượt chiếm 63% và 23% tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) trong nước, trong khi Tiki chỉ là 6% theo Momentum Works.
Bên cạnh đó, sự nổi lên của TikTok Shop - tính năng mua sắm TMĐT trong ứng dụng xem video ngắn TikTok kể từ khi tiến vào thị trường Việt Nam vào năm 2022 cũng đang đe dọa tới vị thế của Tiki.
Thực tế, tình hình của các sàn TMĐT nội như Tiki đang cho thấy dấu hiệu không mấy khả quan. Báo cáo của VNG - đơn vị từng đầu tư vào Tiki ghi nhận giá trị đầu tư của VNG vào Tiki Global đã về 0 tính đến cuối năm 2022.
Trong khi theo số liệu mà TechInAsia có được, tổng doanh thu của Tiki ghi nhận mức giảm 7% trong năm tài chính 2022 so với năm tài chính 2021. Cùng kỳ, chi phí ghi nhận mức tăng 4%. Hệ quả là lỗ hoạt động của Tiki đã tăng 39% trong năm tài chính 2022.
Tham khảo dữ liệu từ nền tảng Metric trong quý 1/2023, Tiki bị Shopee, Lazada và Tiktok Shop bỏ rất xa. Trong 3 tháng đầu năm 2023, doanh thu Tiki đạt chưa đầy 850 tỷ đồng, so với TikTok Shop 6.000 tỷ đồng, Lazada 7.500 tỷ đồng, và Shopee 24.700 tỷ đồng.
Về phía ông Trần Ngọc Thái Sơn, việc nhà sáng lập và CEO rời bỏ Tiki sau 13 năm gắn bó là một thông tin bất ngờ. Dưới bàn tay nhào nặn của ông Sơn, Tiki từ một nền tảng bán sách online đã trở thành trang TMĐT hàng đầu ở Việt Nam.
Với hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, từng có thời điểm Tiki được coi là đối thủ lớn nhất của Shopee và Lazada - hai gã khổng lồ TMĐT trong khu vực. Nhưng giờ công ty gặp nhiều khó khăn, hơn là thuận lợi.
Ông Sơn đệ đơn từ chức tại Tiki khiến nhiều người liên tưởng tới câu chuyện diễn ra tại Grab và GoTo thời gian gần đây, khi cả hai doanh nghiệp này đang chật vật với bài toán có lãi, dù đã IPO thành công trước đó.
Tại Grab, nhà đồng sáng lập công ty là bà Tan Hooi Ling đã tuyên bố rời vị trí điều hành, bao gồm cả ghế trong Hội đồng quản trị tại công ty vào cuối năm nay và chuyển sang vai trò mới là cố vấn cho Grab.
Trong khi đó, GoTo - công ty mẹ của Gojek đã bổ nhiệm ông Patrick Walujo vào vị trí CEO thay cho ông Andre Soelistyo. Điểm chú ý, tân CEO GoTo cũng chínhlà đối tác quản lý của Northstar Group - một trong những nhà đầu tư sớm vào Gojek.
Cánh cửa đang dần khép lại với Tiki, Sendo?
Startup Vuihoc gọi vốn thành công 3 năm liên tiếp
Thế mạnh của startup Vuihoc là một trong những nền tảng giáo dục online đầu tiên tại Việt Nam triển khai chương trình học trong cả ba môn cốt lõi đối với học sinh tiểu học là Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh cho tất cả các bộ sách giáo khoa.
Hệ sinh thái Phoenix Holdings đứng sau ngân hàng số Timo
Ngoài ngân hàng số Timo, hệ sinh thái Phoenix Holdings bao gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động tích cực trong lĩnh vực tài chính như: VietCredit, Kredivo, Advance, Công ty chứng khoán VietCap và ngân hàng BV Bank.
Cuộc đua xe điện đang sản sinh ra một ngành mới tỷ đô
Theo công ty nghiên cứu IndustryARC, thị trường trợ lý ảo thông minh được dự báo sẽ đạt 35,1 tỷ USD vào năm 2025, tăng trưởng hàng năm 30,8% từ năm 2020, với những ngành hưởng lợi như: bán lẻ, tài chính, ngân hàng, y tế và gần đây là "xe điện".
Startup ngoại rời bỏ thị trường mua trước trả sau Việt Nam
Điều này cho thấy, mua trước trả sau tại Việt Nam không phải là thị trường "dễ chơi", ngay cả khi Atome được hậu thuẫn mạnh mẽ về nguồn vốn bởi tập đoàn tỷ đô Advance Intelligence Group.
Doanh nhân trẻ: Tiên phong và kiến tạo
Sự phát triển của cộng đồng doanh nhân trẻ là hành trình tái tạo và kiến tạo không ngừng nghỉ. Sự gắn kết cùng tinh thần dám nghĩ dám làm đã đưa họ từ những ngày đầu khó khăn đến một tương lai mới, nơi mà những người trẻ đang tiếp tục kế thừa và phát huy hệ gen giá trị.
Mở lối cho du lịch
Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.
VNG xây cầu nối chuyển đổi số quốc gia
Với mục tiêu đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia, VNG sẽ tiếp tục đầu tư, nghiên cứu và sáng tạo các sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn.
VinFast huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu
Huy động vốn và tái cấu trúc các khoản vay là hoạt động quan trọng của VinFast trong những năm tới.
Kích hoạt sức mạnh doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân đang rất cần được tạo điều kiện phát huy những thế mạnh, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, vượt qua khó khăn.
Giờ là lúc kể câu chuyện hoàn toàn mới về doanh nhân
Môi trường kinh doanh thực sự thân thiện, an toàn sẽ thuyết phục hàng triệu doanh nhân toàn tâm, toàn ý phát huy hết năng lực, tiên phong đổi mới sáng tạo trên quê hương mình, tham gia giải quyết những công việc trọng đại của đất nước.
Doanh nhân với sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, sứ mệnh lớn lao phải được đặt lên vai các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn tư nhân lớn, những doanh nghiệp dân tộc.