LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.
Mất 3 năm kể từ khi nhà đầu tư đến từ Singapore đặt vấn đề nghiên cứu, đầu tư dự án điện gió trị giá khoảng 3.650 tỷ đồng tại tỉnh Kon Tum đến lúc dự án được duyệt quy hoạch và hiện đang thấp thoáng bóng dáng một 'trùm' điện gió khác (đến từ Đức) 'nhảy' vào hợp tác.
Mới đây, Wpd AG, nhà phát triển năng lượng tái tạo của Đức cho biết đã lên kế hoạch cho dự án năng lượng gió trên bờ Kon Plông tại tỉnh Kon Tum. Dự án đánh dấu sự gia nhập thị trường Việt Nam của Wpd, theo đó công ty sẽ tập trung vào phát triển dự án thông qua hợp tác cho cả gió trên bờ và ngoài khơi.
Wpd thông tin, việc phát triển dự án với tổng công suất lên đến 103,5 MW đã được Levanta Renewables (một đơn vị đặt trụ sở tại Singapore) khởi xướng và tiến hành với sự hỗ trợ từ các đối tác Việt Nam. Sự hợp tác với Wpd sẽ thúc đẩy giai đoạn phát triển tiếp theo của dự án Kon Plông. Dự án Kon Plông đã được đưa vào “Quy hoạch phát triển điện 7” của Việt Nam và do đó có vị trí thuận lợi để nhận được sự hỗ trợ của chính phủ trung ương cho các bước phát triển tiếp theo. Theo quy hoạch hiện tại, việc xây dựng dự kiến sẽ bắt đầu sớm nhất vào năm 2022.
“Việc gia nhập thị trường Việt Nam của chúng tôi là một phần trong quá trình mở rộng hoạt động của chúng tôi tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Dự án Kon Plông và sự hợp tác tốt đẹp với Levanta sẽ cho phép chúng tôi mở rộng hơn nữa quy mô của mình” - Hans-Christoph Brumberg, Trưởng phòng Phát triển Kinh doanh APAC tại Wpd cho biết. “Chúng tôi sẽ thúc đẩy quá trình khử cacbon trên toàn cầu với nhiều dự án hơn ở Việt Nam và khu vực APAC.”
“Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam là yếu tố chính trong kế hoạch của đất nước nhằm tăng gấp đôi việc sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu điện đang tăng nhanh trong thập kỷ này và giảm phát thải khí nhà kính (GHG). Với dự án Kon Plông, cùng với Wpd và các đối tác khác của chúng tôi, chúng tôi mong muốn giúp đáp ứng nhu cầu này đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam”, Sudhir Nunes, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Levanta Renewables cho biết.
Được biết, Wpd AG phát triển và vận hành các trang trại điện gió trong và ngoài nước và các công viên năng lượng mặt trời. Công ty có trụ sở tại Bremen của Đức đang hoạt động tại 28 quốc gia trên toàn thế giới và đã thực hiện các dự án năng lượng gió với khoảng 2.400 tuabin gió và công suất 5.150 MW.
Về dự án điện gió Kon Plông, gần 3 năm trước, nhà đầu tư Levanta Renewables và UBND tỉnh Kon Tum đã đạt được thống nhất chủ trương về việc khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển điện gió trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Theo báo cáo đề xuất của công ty, dự án điện gió được thực hiện tại xã Đăk Long, huyện Kon PLong với diện tích 1,934 ha, có công suất 49.9 MW nhằm góp phần phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm phát khí thái nhà kính...
Tới thời điểm chính thức được chấp thuận bổ sung vào quy hoạch điện VII điều chỉnh (tháng 6/2020), dự án có công suất 103,5MW (tức gấp hơn 2 lần công suất ban đầu), diện tích nghiên cứu khảo sát trên 2.200ha. Đồng thời, một số thông tin cơ bản về dự án như sau: tổng mức đầu tư khoảng 3.650 tỷ đồng (trong đó 20% là vốn của chủ sở hữu, 80% là vốn vay với lãi suất tạm tính khoảng 10,0%/năm, thời gian hoàn tất trả vốn vay là 10 năm). Với công suất 103,5MW, dự án có sản lượng điện hàng năm là 275.013MWh.
Giá bán điện được hưởng là 8,5 Uscents/kWh (theo Quyết định 39/2018 của Thủ tướng về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió). Dự kiến, dự án vận hành từ quý III/2021-2040.
Theo điều chỉnh bổ sung vào quy hoạch điện lực quốc gia, dự án đặt vị trí lắp đặt 23 tua-bin tại thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông), sau khi đạt được dàn xếp/thỏa thuận cơ bản với 4 chủ đầu tư và 1 cá nhân có đất bị ảnh hưởng (liên quan dự án chồng lấn) bao gồm: Công ty CP Dược liệu và thực phẩm Măng Đen, Công ty CP thương mại dịch vụ du lịch Khánh Dương Măng Đen, Công ty CP VinEco-Massan Group và Công ty TNHH Kon Tum Bellest. Trong số này, riêng 2 trường hợp VinEco-Massan Group và Kon Tum Bellest, chủ đầu tư không liên lạc được với nhân sự chủ chốt nên buộc phải đưa ra 5 vị trí (lắp đặt tua-bin) thay thế.
Theo số liệu cập nhật của EVN, đến hết ngày 3/8, đã có tổng cộng 106 dự án điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận COD. Tổng công suất đăng ký thử nghiệm COD của các dự án này là 5.065,5MW. Đối chiếu danh sách 106 dự án liên quan (nhằm hưởng giá mua điện FIT theo quy định trước 1/11/2021), dự án điện gió Kon Plong không xuất hiện. Tức, nếu không được gia hạn thời gian áp dụng biểu giá FIT, dự án trị giá hơn 3.600 tỷ đồng (vừa ghi nhận dấu hiệu nhà đầu tư đến từ Đức tìm tới hợp tác với chủ đầu tư gốc Singapore) sẽ đứng trước nguy cơ phải đấu thầu giá điện.
Điều này, dường như đã nằm trong dự tính của Wpd, khi công bố thời gian triển khai dự án sớm nhất là từ năm 2022. Còn nhớ, hơn một năm trước, Bộ Công thương đã từng kiến nghị, đề xuất kéo dài cơ chế giá điện gió cố định tại Quyết định 39/2018 tới hết 31/12/2023.
Theo đánh giá của Bộ Công thương thời điểm đó, chỉ còn khoảng 18 tháng, không đủ thời gian để nhà đầu tư triển khai hoạt động và xây dựng dự án điện gió, đặc biệt đối với dự án điện gió trên biển và các trường hợp chưa được duyệt bổ sung quy hoạch. Cùng với việc nhận được báo cáo của 9 tỉnh về đề nghị xem xét gia hạn thời hạn áp dụng cơ chế giá điện gió cố định (do vướng mắc áp dụng Luật Quy hoạch, khó khăn trong đầu tư xây dựng…), Bộ Công thương đề xuất Thủ tướng xem xét kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện cố định tới hết 31/12/2023.
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.
Ngay cả những dự án khả thi và có khả năng trả nợ vẫn bị từ chối cho vay, bởi thời hạn vay không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng.
Với biên bản ghi nhớ được ký kết, T&T Group và Golden Nile sẽ trở thành đối tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực quan trọng.
Do các thủ tục pháp lý chưa đầy đủ nên hàng chục biệt thự đã xây dựng ở thị trấn Măng Đen bị bỏ hoang giữa những tán thông.
Vingroup, VinFast và 4 đối tác Trung Đông hợp tác phát triển hàng hải, khai thác đất biển bền vững, chuyển đổi số, xe điện và giao thông xanh.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, việc doanh thu tài chính tăng trưởng vượt trội đã giúp Taseco Land cải thiện đáng kể kết quả lợi nhuận.
Để mang tới trải nghiệm khác biệt, sảng khoái, đậm đà hương vị trà tự nhiên, những chai trà trái cây TH true TEA được chăm chút kỹ càng từ khâu tuyển chọn nguyên liệu nghiêm ngặt đến quy trình sản xuất hiện đại, khép kín với công nghệ tiên tiến hàng đầu.