Điều gì khiến OPPO Việt Nam bán điện thoại đắt ngang Samsung, Apple?

Việt Hưng Thứ năm, 02/08/2018 - 11:03

Vốn làm chủ phân khúc điện thoại 7-10 triệu đồng, nhưng mới đây OPPO đã bán ra chiếc Find X có mức giá lên tới 21 triệu, sánh nganh với nhiều dòng sản phẩm danh tiếng hiện có trên thị trường.

Điện thoại OPPO Find X có giá bán lẻ tại Việt Nam lên tới 21 triệu đồng

Báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường GfK tháng 5/2018 cho thấy, thị trường smartphone Việt Nam hiện đang có mức tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng trong bức tranh tổng thể đó lại nhìn thấy nhiều điểm rất đáng nói.

Đó là sự tăng trưởng gần 100% của phân khúc điện thoại trung và cao cấp (trong tầm giá 7 - 10 triệu đồng). Nếu như 5 tháng đầu năm 2017, phân khúc này chỉ chiếm thị phần khoảng 5% thì nay là hơn 10%. Thậm chí, thị phần của phân khúc này vào tháng 5/2018 đã lên tới 16%.

Sự dịch chuyển thấy rõ từ phân khúc 5 - 7 triệu đồng sang phân khúc 7 - 10 triệu đồng trong 1 năm qua, cho thấy người tiêu dùng đang chịu chi nhiều tiền hơn để có một chiếc điện thoại đáp ứng nhu cầu của mình.

Để đón đầu xu hướng này, OPPO - hãng sản xuất Trung Quốc với 5 năm góp mặt tại thị trường di động Việt Nam đã tung ra mẫu smartphone cao cấp là Find X. Ngoài kiểu dáng độc đáo, hiệu năng vượt trội, OPPO Find X còn được nhắc đến nhiều bởi giá bán lẻ lên tới 21 triệu đồng.

Đây được xem là mẫu di động cao cấp và có giá bán cao nhất từ trước đến nay của OPPO tại Việt Nam. Thú vị hơn, mức giá của Find X tương đương với nhiều dòng siêu phẩm danh tiếng của Apple và Samsung hiện có trên thị trường.

Vậy điều gì đã khiến OPPO "chịu chơi" bán ra mẫu điện thoại có mức giá cao tới vậy?

Trong kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực bán lẻ, các nhà sản xuất thường xuyên sử dụng chiến lược giá theo phương pháp mồi nhử.

Cụ thể, họ sẽ đưa ra một sản phẩm được coi là "mồi nhử", với mục đích thu hút người mua đến cửa hàng. Muốn nhử mồi thành công, sản phẩm này phải đủ hấp dẫn, hoặc có ưu đãi đặc biệt khiến khách hàng không cưỡng lại được để tìm đến.

Tuy nhiên, sản phẩm mồi sẽ không đem lại lợi nhuận chính cho hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất. Nhiệm vụ chính của nó chỉ là hoàn thành tốt vai trò thu hút. Trong khi nhiệm vụ tăng doanh thu, lợi nhuận lại đến từ các dòng sản phẩm thấp cấp, hoặc giá rẻ hơn.

Như vậy, áp dụng vào trường hợp của OPPO, Find X với mức giá lên tới 21 triệu đồng, cùng hàng loạt công nghệ mới được tích hợp trên đó, có thể coi là một "mồi nhử" thu hút khách hàng.

Trong khi loạt sản phẩm chủ đạo bán chạy nhất của OPPO sẽ nằm ở phân khúc điện thoại 7 - 10 triệu đồng - thị trường được GfK ghi nhận tăng trưởng 100% trong vòng một năm qua. Cụ thể là các mẫu smartphone OPPO F7 128 GB (9,99 triệu đồng )và OPPO F7 (7,99 triệu đồng).

Thực tế cho thấy, chiến lược này đã được thể hiện rõ qua báo cáo của GfK trong tháng 5/2018, khi OPPO đang là nhà sản xuất chiếm ưu thế với gần 50% thị phần tại phân khúc điện thoại 7 - 10 triệu đồng và sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.

Điều gì khiến OPPO Việt Nam tự tin
Điện thoại OPPO gắn liền với tên tuổi các "sao" tại Việt Nam, như ca sĩ Sơn Tùng M-TP là một ví dụ

Ưu thế của OPPO tới từ đâu?

Không chỉ OPPO mới nhắm tới phân khúc điện thoại 7 - 10 triệu đồng tại Việt Nam, mà đó cũng là mục tiêu của nhiều nhà sản xuất khác lừng danh khác như Samsung, Huawei, Nokia, Vivo...

Tuy nhiên, ngôi vương thì chỉ có một. OPPO đã và đang thống trị phân khúc này thông qua 3 chiến lược: sản phẩm, giá và marketing.

Điện thoại của OPPO nói chung có chất lượng cao, thiết kế "thời thượng" cùng đường nét mỏng, tinh tế, nhắm tới khách hàng mục tiêu là người trẻ, đặc biệt là phái nữ.

Ngay từ những ngày đầu tham gia thị trường, hãng này định vị sản phẩm của mình là "Camera Phone" - điện thoại chụp ảnh selfie. Nhờ đánh trúng tâm lý khách hàng mục tiêu nằm trong độ tuổi 16 - 22 với thói quen "tự sướng", OPPO nhanh chóng gia tăng doanh số, đồng thời tạo dựng được thương hiệu cho mình.

Về giá bán, OPPO dùng chiến lược định giá sản phẩm thấp để thu hút khách hàng trẻ. Để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, OPPO sử dụng linh hoạt các kênh phân phối cấp 1 (Nhà sản xuất - Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng) và cấp 2 (Nhà sản xuất - Nhà bán sỉ - Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng).

Mặc dù giá bán rẻ, nhưng OPPO không hề hạ thấp giá trị của chiếc điện thoại. Sản phẩm của hãng vẫn được trang bị cấu hình cao, kiểu dáng đẹp. Hơn thế nữa, OPPO đặc biệt chi "mạnh tay" vào các hoạt động xây dựng tên tuổi, PR thương hiệu, tạo thiện cảm với công chúng cũng như chinh phục tâm lý khách hàng.

Ở mỗi phân khúc, OPPO đều có một đại sứ thương hiệu - chính là thần tượng của giới trẻ. Sơn Tùng M-TP, Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Noo Phước Thịnh hay Chi Pu đều đang là những tên tuổi đại diện cho nhãn hàng này.

Điển hình như việc ca sĩ Sơn Tùng M-TP gắn liền với mẫu điện thoại OPPO F7 có giá gần 8 triệu đồng. Trong khi ca sĩ Tóc Tiên quảng cáo cho chiếc OPPO F3 Plus với giá gần 10 triệu đồng.

Chiến lược chia nhỏ dòng sản phẩm của mình thành nhiều phân khúc để phục vụ từng đối tượng khách hàng đã và đang chứng tỏ hiệu quả trong thị phần, cũng như độ nhận biết của thương hiệu OPPO tại Việt Nam.

Điện thoại của Vingroup, BKAV, Asanzo làm thế nào để thoát bóng ông lớn Samsung ở Việt Nam?

Điện thoại của Vingroup, BKAV, Asanzo làm thế nào để thoát bóng ông lớn Samsung ở Việt Nam?

Doanh nghiệp -  6 năm
Riêng nhãn hiệu Samsung của Hàn Quốc đã chiếm tới 46,5 % thị phần smartphone tại Việt Nam. Vậy đâu là dư địa cho các thương hiệu Việt như Vsmast, B Phone, Asanzo phát triển?
Điện thoại của Vingroup, BKAV, Asanzo làm thế nào để thoát bóng ông lớn Samsung ở Việt Nam?

Điện thoại của Vingroup, BKAV, Asanzo làm thế nào để thoát bóng ông lớn Samsung ở Việt Nam?

Doanh nghiệp -  6 năm
Riêng nhãn hiệu Samsung của Hàn Quốc đã chiếm tới 46,5 % thị phần smartphone tại Việt Nam. Vậy đâu là dư địa cho các thương hiệu Việt như Vsmast, B Phone, Asanzo phát triển?
Hãng điện thoại Việt tuyển mới 3.000 nhân sự chinh phục thị trường Ấn Độ

Hãng điện thoại Việt tuyển mới 3.000 nhân sự chinh phục thị trường Ấn Độ

Doanh nghiệp -  6 năm

Ấn Độ là thị trường tiêu thụ 120 triệu chiếc smartphone và 130 triệu chiếc feature phone trong năm ngoái.

Huawei tính 'vượt mặt' Samsung với điện thoại thông minh gập đầu tiên thế giới

Huawei tính 'vượt mặt' Samsung với điện thoại thông minh gập đầu tiên thế giới

Quốc tế -  6 năm

Theo thông tin mới đây được đưa bởi Asian Nikkei Review, nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) lớn thứ 3 thế giới đang có kế hoạch tung ra chiếc smartphone có thể gập lại trước đối thủ Samsung lớn hơn.

Vinsmart mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ BQ sản xuất điện thoại thông minh Vsmart

Vinsmart mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ BQ sản xuất điện thoại thông minh Vsmart

Tiêu điểm -  6 năm

BQ – Công ty công nghệ hàng đầu châu Âu và Công ty VinSmart thuộc Tập đoàn Vingroup đã ký hợp đồng hợp tác toàn diện, nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất các dòng điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart theo tiêu chuẩn quốc tế.

Điện thoại của Vingroup, BKAV, Asanzo làm thế nào để thoát bóng ông lớn Samsung ở Việt Nam?

Điện thoại của Vingroup, BKAV, Asanzo làm thế nào để thoát bóng ông lớn Samsung ở Việt Nam?

Doanh nghiệp -  6 năm

Riêng nhãn hiệu Samsung của Hàn Quốc đã chiếm tới 46,5 % thị phần smartphone tại Việt Nam. Vậy đâu là dư địa cho các thương hiệu Việt như Vsmast, B Phone, Asanzo phát triển?

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

Doanh nghiệp -  14 giờ

Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.

'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận

'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận

Doanh nghiệp -  16 giờ

Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.

Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn

Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn

Doanh nghiệp -  1 ngày

Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.

Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'

Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'

Doanh nghiệp -  1 ngày

Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.

Không rút khỏi Mỹ, Vĩnh Hoàn dự phòng 2 kịch bản lợi nhuận 2025

Không rút khỏi Mỹ, Vĩnh Hoàn dự phòng 2 kịch bản lợi nhuận 2025

Doanh nghiệp -  1 ngày

Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 2025, với hai kịch bản doanh thu và lợi nhuận thấp hơn so với công bố trước đó. Dù đối mặt nguy cơ thuế đối ứng tăng cao tại Mỹ, doanh nghiệp khẳng định vẫn duy trì hoạt động tại thị trường xuất khẩu chủ lực này.

TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới

TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới

Bất động sản -  4 giờ

Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  7 giờ

Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank

Hồ sơ quản trị -  9 giờ

Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Tài chính -  9 giờ

Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  11 giờ

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Vàng -  12 giờ

Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Tài chính -  12 giờ

Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.

Đọc nhiều