Doanh nghiệp
DNP Water hoàn tất thâu tóm Saigon Water
Với giá mua trung bình 21.400 đồng/cổ phiếu, DNP Water đã chi ra tổng cộng gần 700 tỷ đồng cho thương vụ thâu tóm này.
Thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty CP Đầu tư ngành nước DNP (DNP Water) đã hoàn tất mua vào gần 20,4 triệu cổ phiếu SII của Công ty cổ phần hạ tầng nước Sài Gòn (Saigon Water).
Sau giao dịch, DNP Water nâng sở hữu từ 19% lên 50,61%, qua đó trở thành công ty mẹ Saigon Water.
Trên thị trường từ ngày 12/12/2023 đến ngày 9/1/2024, cổ phiếu SII của Saigon Water ghi nhận giao dịch thỏa thuận với khối lượng tương đương, tổng giá trị 438 tỷ đồng, trung bình 21.400 đồng/cổ phiếu.
DNP Water trở thành cổ đông của Saigon Water từ tháng 7/2023 sau khi mua vào 12,26 triệu cổ phiếu. Với giá mua trung bình 21.400 đồng/cổ phiếu, DNP Water đã chi ra tổng cộng gần 700 tỷ đồng cho thương vụ thâu tóm này.
Trước đó, công ty mẹ của Saigon Water là Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) liên tục thoái vốn. Đến cuối năm 2023, CII bán nốt 8 triệu cổ phiếu, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại Saigon Water xuống gần như bằng 0, chỉ còn giữ lại 6.600 cổ phiếu.
Cuối năm ngoái, ĐHĐCĐ bất thường 2023 của Saigon Water đã thông qua việc DNP Water mua cổ phiếu Saigon Water từ cổ đông hiện hữu mà không phải chào mua công khai.
Theo đó, bên bán là các cổ đông gồm ông Phạm Quốc Khánh, Đặng Quang Nguyên, Đồng Diễm Nga My, Công ty CP Đầu tư T&D Việt Nam, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng TNG và Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM.
Đại hội cổ đông bất thường cũng thông qua việc DNP Water hỗ trợ vốn cho Saigon Water nhằm thanh toán các công nợ hiện hữu của công ty tối đa không quá 20% tổng tải sản của Saigon Water ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.
Saigon Water sẽ có nghĩa vụ thanh toán giá trị hỗ trợ vốn thực tế đã thực hiện cho DNP và các khoản phí, lãi hỗ trợ phát sinh theo đúng thỏa thuận tại thời điểm hỗ trợ. Chi tiết khoản hỗ trợ không được công ty công bố.
Về tình hình kinh doanh, Saigon Water kinh doanh thua lỗ trong 3 quý đầu năm 2023. Cụ thể, công ty lỗ ròng hơn 34 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm, trong khi cùng kỳ lỗ 49 tỷ đồng.
Được thành lập vào năm 2017, DNP Water là thành viên của DNP Holding, công ty tập trung nguồn lực hiện thực hóa cam kết đầu tư lâu dài cho ngành nước và môi trường của DNP Holding.
Hoạt động của DNP Water được phát triển theo mô hình công ty đầu tư (holdings), đầu tư sở hữu và vận hành trực tiếp hoặc gián tiếp các nhà máy nước tại các địa phương của Việt Nam.
Hiện tại, DNP Water đang sở hữu và vận hành hiệu quả các công ty và nhà máy hiện hữu tại 14 tỉnh thành trên cả nước với tổng công suất thiết kế 1,3 triệu m3/ngày đêm, cung cấp nước cho khoảng 650.000 tổ chức, gia đình.
Doanh nghiệp này còn sở hữu nhiều công ty con và công ty liên kết và đầu tư chiến lược, đa phần hoạt động trong lĩnh vực cấp nước.
Gần đây, ngày 26/12/2023, DNP Water đã phát hành thành công 4 lô trái phiếu với tổng giá trị vốn huy động là 300 tỷ đồng. Các lô trái phiếu có kỳ hạn từ 12 đến 38 tháng, lãi suất phát hành là 11%/năm.
DNP Water huy động 300 tỷ đồng trái phiếu
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.