Tiêu điểm
Doanh nghiệp Nhật đổ tới Việt Nam trốn chiến tranh thương mại
Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản khi muốn thiết lập cơ sở sản xuất mới hay thay thế nguồn cung Trung Quốc do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại.
Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng lên dòng chảy thương mại toàn cầu
Theo “Khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương năm tài chính 2019” công bố bởi Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản khi thiết lập cơ sở sản xuất mới hoặc cơ sở thay thế cho Trung Quốc.
Cụ thể, trong số các doanh nghiệp có sự dịch chuyển sản xuất, 42,3% lựa chọn Việt Nam để xây dựng cơ sở mới và con số này bỏ xa nhiều quốc gia Đông Nam Á khác nhdư Thái Lan (20,6%), Philippines (18,6%) hay Indonesia (16,5%). Đồng thời, 37,5% lựa chọn Việt Nam cho cơ sở sản xuất mới thay Trung Quốc.
Việt Nam cũng là địa điểm được nhiều doanh nghiệp Nhật tìm đến khi muốn thay đổi nguồn cung ứng (24,6% lựa chọn) hoặc thay thế nguồn cung là Trung Quốc (41,1%).
Trong trường hợp thay đổi địa điểm thị trường bán hàng vì ảnh hưởng từ sự thay đổi của thị trường thương mại, Việt Nam cũng là cái tên ưa thích của các doanh nghiệp Nhật Bản, đứng đầu danh sách thay thế cho Trung Quốc.
Trong số 855 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam được khảo sát về triển vọng kinh doanh, có tới gần 64% dự kiến mở rộng hoạt động trong vòng 1 – 2 năm tới. Tỷ lệ này đứng thứ ba tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (sau Bangladesh và Ấn Độ) và bỏ xa nhiều nước khu vực ASEAN như Myanmar, Philippines, Indonesia hay Singapore.
Doanh thu tăng tại thị trường nội địa là lý do lớn nhất khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh, tiếp đến là doanh thu tăng của hoạt động xuất khẩu cùng tiềm năng của Việt Nam.
Ngành bán sỉ, bán lẻ cho thấy triển vọng tích cực nhất khi gần 76% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam trong ngành này có kế hoạch mở rộng kinh doanh.
65,8% doanh nghiệp được khảo sát dự kiến có lãi cho năm tài chính 2019 cho biết có lãi. Tỷ lệ này đối với những doanh nghiệp thành lập trước năm 2010 thì ổn định ở mức trên dưới 80%, cho thấy việc đầu tư lâu dài thì có lãi.
Môi trường đầu tư, quy mô và tính tăng trưởng của thị trường được các doanh nghiệp Nhật quan tâm nhiều nhất. Số doanh nghiệp đánh giá rằng chi phí nhân công rẻ là lợi thế đã giảm so với năm ngoái.
Tỷ lệ thu mua linh phụ kiện, vật liệu nội địa là 36,3%, không thay đổi so với năm trước. Tỷ lệ thu mua từ doanh nghiệp địa phương là 13,6% và có khả năng cải thiện hơn.
Tốc độ tăng tiền lương cho lao động làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản có chậm lại so với trước đây nhưng ở mức cao so với khu vực (7,1%). Dù vậy, mức lương năm vẫn ở mức trung bình so với các nước khác.
Không thể ‘lững thững’ trong chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản
Ông lớn Nhật Bản chi 177 triệu USD mở rộng khu công nghiệp tại Việt Nam
Việc mở rộng của Tập đoàn Sumitomo nhằm bắt kịp với xu hướng nhu cầu bất động sản công nghiệp ngày càng gia tăng giữa bối cảnh chiến tranh thương mại.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.
Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất
Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.
Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh
Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?
Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.
Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực
Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.
Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất
Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.