Doanh nghiệp Nhật đổ tới Việt Nam trốn chiến tranh thương mại

Hoài An Chủ nhật, 16/02/2020 - 20:37

Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản khi muốn thiết lập cơ sở sản xuất mới hay thay thế nguồn cung Trung Quốc do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại.

Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng lên dòng chảy thương mại toàn cầu

Theo “Khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương năm tài chính 2019” công bố bởi Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản khi thiết lập cơ sở sản xuất mới hoặc cơ sở thay thế cho Trung Quốc.

Cụ thể, trong số các doanh nghiệp có sự dịch chuyển sản xuất, 42,3% lựa chọn Việt Nam để xây dựng cơ sở mới và con số này bỏ xa nhiều quốc gia Đông Nam Á khác nhdư Thái Lan (20,6%), Philippines (18,6%) hay Indonesia (16,5%). Đồng thời, 37,5% lựa chọn Việt Nam cho cơ sở sản xuất mới thay Trung Quốc.

Việt Nam cũng là địa điểm được nhiều doanh nghiệp Nhật tìm đến khi muốn thay đổi nguồn cung ứng (24,6% lựa chọn) hoặc thay thế nguồn cung là Trung Quốc (41,1%).

Trong trường hợp thay đổi địa điểm thị trường bán hàng vì ảnh hưởng từ sự thay đổi của thị trường thương mại, Việt Nam cũng là cái tên ưa thích của các doanh nghiệp Nhật Bản, đứng đầu danh sách thay thế cho Trung Quốc.

Trong số 855 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam được khảo sát về triển vọng kinh doanh, có tới gần 64% dự kiến mở rộng hoạt động trong vòng 1 – 2 năm tới. Tỷ lệ này đứng thứ ba tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (sau Bangladesh và Ấn Độ) và bỏ xa nhiều nước khu vực ASEAN như Myanmar, Philippines, Indonesia hay Singapore.

Doanh thu tăng tại thị trường nội địa là lý do lớn nhất khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh, tiếp đến là doanh thu tăng của hoạt động xuất khẩu cùng tiềm năng của Việt Nam.

Ngành bán sỉ, bán lẻ cho thấy triển vọng tích cực nhất khi gần 76% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam trong ngành này có kế hoạch mở rộng kinh doanh.

65,8% doanh nghiệp được khảo sát dự kiến có lãi cho năm tài chính 2019 cho biết có lãi. Tỷ lệ này đối với những doanh nghiệp thành lập trước năm 2010 thì ổn định ở mức trên dưới 80%, cho thấy việc đầu tư lâu dài thì có lãi.

Môi trường đầu tư, quy mô và tính tăng trưởng của thị trường được các doanh nghiệp Nhật quan tâm nhiều nhất. Số doanh nghiệp đánh giá rằng chi phí nhân công rẻ là lợi thế đã giảm so với năm ngoái.

Tỷ lệ thu mua linh phụ kiện, vật liệu nội địa là 36,3%, không thay đổi so với năm trước. Tỷ lệ thu mua từ doanh nghiệp địa phương là 13,6% và có khả năng cải thiện hơn. 

Tốc độ tăng tiền lương cho lao động làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản có chậm lại so với trước đây nhưng ở mức cao so với khu vực (7,1%). Dù vậy, mức lương năm vẫn ở mức trung bình so với các nước khác. 

Không thể ‘lững thững’ trong chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản

Không thể ‘lững thững’ trong chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản

Tiêu điểm -  4 năm
Việc chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI Nhật Bản đòi hỏi sự quyết liệt từ phía đối tác cũng như quyết tâm của Việt Nam cùng cơ chế chính sách bảo vệ tốt sở hữu trí tuệ.
Không thể ‘lững thững’ trong chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản

Không thể ‘lững thững’ trong chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản

Tiêu điểm -  4 năm
Việc chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI Nhật Bản đòi hỏi sự quyết liệt từ phía đối tác cũng như quyết tâm của Việt Nam cùng cơ chế chính sách bảo vệ tốt sở hữu trí tuệ.
Ông lớn Nhật Bản chi 177 triệu USD mở rộng khu công nghiệp tại Việt Nam

Ông lớn Nhật Bản chi 177 triệu USD mở rộng khu công nghiệp tại Việt Nam

Tiêu điểm -  5 năm

Việc mở rộng của Tập đoàn Sumitomo nhằm bắt kịp với xu hướng nhu cầu bất động sản công nghiệp ngày càng gia tăng giữa bối cảnh chiến tranh thương mại.

Khu kinh tế đêm giữa rừng thông Măng Đen có gì đặc biệt?

Khu kinh tế đêm giữa rừng thông Măng Đen có gì đặc biệt?

Ống kính -  46 phút

Khu kinh tế đêm là địa điểm mới không thể bỏ qua khi du khách đến với Măng Đen.

Nhiều quỹ lớn ở Trung Đông sắp mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều quỹ lớn ở Trung Đông sắp mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Tiêu điểm -  1 giờ

Lãnh đạo QIA, SALIC cho biết sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để xúc tiến đầu tư tại các dự án cụ thể, đặc biệt ở lĩnh vực hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi không chính trị hoá đầu tư phát triển

Thủ tướng kêu gọi không chính trị hoá đầu tư phát triển

Tiêu điểm -  1 giờ

Tại hội nghị FII, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác đầu tư bền vững, không chính trị hóa, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác dài lâu.

Tổng giám đốc VTV Lê Ngọc Quang làm Bí thư Quảng Bình

Tổng giám đốc VTV Lê Ngọc Quang làm Bí thư Quảng Bình

Tiêu điểm -  1 giờ

Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020-2025.

Giá bất động sản thủ đô tăng 'phi mã', đâu là điểm sáng?

Giá bất động sản thủ đô tăng 'phi mã', đâu là điểm sáng?

Bất động sản -  1 giờ

Bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.

Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.