Tiêu điểm
Doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam tăng tuyển dụng sau ‘ngủ đông’
Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam bắt đầu tăng nhu cầu tìm kiếm các vị trí quản lý cấp trung.
Navigos Group, tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự, trong báo cáo mới nhất ghi nhận trong quý II/2021, các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã bắt đầu có nhu cầu tuyển dụng trở lại đối với các vị trí quản lý cấp trung, chủ yếu là các vị trí giám sát, phó trưởng phòng.
Trước đó, do tác động của Covid-19, nhiều doanh nghiệp mới của Nhật Bản có kế hoạch tìm hiểu và phát triển kinh doanh tại Việt Nam, đã tạm dừng lại. Trong ba tháng đầu năm, vẫn có hiện tượng đóng băng tuyển dụng tại một số doanh nghiệp và tập trung vào việc phát triển cho đội ngũ nhân sự hiện tại.
Navigos Group cho biết, trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi Covid-19 kéo dài từ năm 2020 đến thời điểm hiện tại, hoạt động tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp Nhật Bản cũng chịu tác động lớn.
Việc cắt giảm nhân sự có diễn ra, chủ yếu tập trung vào công nhân và nhân viên phổ thông. Đối với khối nhân viên văn phòng và cán bộ quản lý, việc cắt giảm rất hiếm xảy ra.
Doanh nghiệp Nhật cũng rất hạn chế việc đóng cửa nhà máy, văn phòng. Thay vào đó, họ sẽ chọn cách giảm lương cho nhân viên trong khi cho phép nhân viên làm việc luân phiên.
Việc tái cơ cấu lại tổ chức cũng khiến các doanh nghiệp có cơ hội để giữ lại những nhân sự phù hợp nhất và gắn bó nhất.
Hiếm khi sa thải nhân viên là một điểm cộng của các doanh nghiệp Nhật Bản, khi văn hóa của các công ty này là bảo đảm công việc ổn định và lâu dài cho nhân viên. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản là sự lựa chọn hàng đầu với các ứng viên người Việt.
Ngoài ra, các yếu tố khác khiến doanh nghiệp Nhật hấp dẫn với người lao động là sự ổn định về hoạt động, cách thức làm việc có tổ chức, có kế hoạch chuẩn bị cho giai đoạn nhiều biến đổi và bình thường mới, cũng như môi trường chuyên nghiệp, đào tạo bài bản.
Lưu ý cho ứng viên
Theo Navigos, giỏi tiếng Nhật không còn là lợi thế cạnh tranh của các ứng viên khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp Nhật. Đây là một trong những thay đổi lớn nhất trong tuyển dụng của các doanh nghiệp này.
Bên cạnh việc thành thạo tiếng Nhật, nhà tuyển dụng yêu cầu các ứng viên cần phải biết thêm một ngoại ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Trung hoặc tiếng Hàn.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Nhật mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác, hoặc bán hàng hóa sang doanh nghiệp của các nước khác đang hoạt động tại Việt Nam.
Yêu cầu cao về kỹ năng ngoại ngữ này khiến các du học sinh hoặc tu nghiệp sinh từ Nhật trở về sẽ gặp khó khăn, cạnh tranh gay gắt trong việc ứng tuyển.
Theo quan sát của Navigos Search, hiện đã xuất hiện tình trạng dư thừa ứng viên cho các doanh nghiệp Nhật. Để các ứng viên có thể chuyển ngang sang các doanh nghiệp Nhật khác, họ sẽ cần phải đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng cao hơn từ phía nhà tuyển dụng, cả về ngoại ngữ, kinh nghiệm và chuyên môn.
Một yếu tố khác mà các doanh nghiệp Nhật đang đề cao trong tuyển dụng là các ứng viên phải thể hiện được các kỹ năng khác của bản thân như giao tiếp, đàm phán, thể hiện bản thân và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Đề xuất tuyển dụng và ứng tuyển
Đối với doanh nghiệp, Navigos đề xuất doanh nghiệp Nhật cần tập trung vào việc đào tạo đội ngũ nhân sự thông qua các khóa học về nâng cao kỹ năng mềm, trong đó có các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình.
Nhằm thu hút các ứng viên giỏi, có tiềm năng, doanh nghiệp Nhật có thể xây dựng một cơ chế lương, thưởng mới có sức hấp dẫn hơn trên thị trường.
Cùng với đó, xây dựng các chính sách phát triển nghề nghiệp của nhân viên ngay từ khi mới gia nhập tổ chức cũng như đào tạo kỹ năng ngoại ngữ cho nhân viên.
Đối với việc ứng tuyển, các ứng viên cần trang bị thêm kỹ năng ngoại ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Hàn; trang bị các kiến thức và thành thạo về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình.
Lao động Việt trước cơn sóng đổ bộ của doanh nghiệp Nhật: Chớ vội mừng
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.