Doanh nghiệp tái định vị chiến lược trong bối cảnh mới

Quỳnh Chi Thứ ba, 01/12/2020 - 18:15

Theo đánh giá của bà Đào Thị Thiên Hương, Phó tổng giám đốc EY-Parthenon, trong khi các doanh nghiệp trên thế giới đã bước vào giai đoạn tái định vị để tiến về phía trước thì nhiều doanh nghiệp Việt vẫn còn loay hoay trong bài toán thích ứng dù Việt Nam là một trong số ít quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh.

Bà Đào Thị Thiên Hương, Phó tổng giám đốc phụ trách tư vấn chiến lược EY Việt Nam

Với đại dịch Covid-19 nói riêng và các cuộc khủng hoảng nói chung, thường có 3 giai đoạn để các doanh nghiệp ứng phó.

Một là giai đoạn phản ứng nhanh, các doanh nghiệp Việt thường rất quyết liệt trong việc phản ứng với khủng hoảng. Bà Đào Thị Thiên Hương, Phó tổng giám đốc phụ trách tư vấn chiến lược EY Việt Nam (EY-Parthenon) cho biết, trong mạng lưới khách hàng của doanh nghiệp này, các công ty Việt Nam còn quyết liệt hơn so với công ty nước ngoài. Từ việc luân chuyển nhân sự, cắt giảm lương, cho nghỉ không lương, dừng hoặc trì hoãn các chi phí đầu tư không cần thiết được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Tuy nhiên theo quan sát của bà Hương, trong khi nhiều doanh nghiệp Việt vẫn đang loay hoay với giai đoạn một thì doanh nghiệp các nước đã chuyển dịch khá nhanh sang giai đoạn thứ hai và thứ ba của việc xử lý khủng hoảng, mặc dù Việt Nam là một trong số ít quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh từ sớm.

Giai đoạn thứ hai là xây dựng các kịch bản ứng phó và tạo giá trị trong ngắn hạn. Trong đó, các doanh nghiệp đánh giá lại danh mục đầu tư để phân bổ nguồn vốn phù hợp trong bối cảnh nguồn lực và thời gian ra quyết định có hạn nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.

Bên cạnh đó là tối ưu hoá các khoản nợ. Theo bà Hương, nhiều doanh nghiệp Việt khi vay vốn ngân hàng để tài trợ cho một dự án thường giữ nguyên lãi suất suốt hành trình của dự án, thậm chí ngay cả khi đã gia hạn.

Trong khi đó bà Hương cho biết, lãi suất tín dụng phụ thuộc vào câu chuyện rủi ro của dự án. Khi cho vay, các ngân hàng sẽ định vị rủi ro của dự án, các rủi ro này sẽ thay đổi theo chu kỳ dự án. Cụ thể, nếu vay vốn ngân hàng tại thời điểm dự án đang chuẩn bị triển khai thì rủi ro cao hơn nên lãi suất sẽ cao hơn. Còn khi tòa nhà đã được hoàn thành và đưa vào vận hành thì rủi ro sẽ giảm đi, lãi suất cũng sẽ giảm. Mức lãi suất cho một dự án đã có dòng tiền phát sinh sẽ khác dự án chưa triển khai.

Giai đoạn thứ ba là tái định vị doanh nghiệp để mang lại những thay đổi mang tính cách mạng nhằm tiến về phía trước.

“Chúng tôi làm đề xuất tư vấn cho một số chuỗi bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam thấy họ đã rục rịch làm tái định vị được mấy tháng rồi, họ chưa chốt nhưng cũng đã tìm đến các nhà tư vấn”, lãnh đạo EY-Parthenon nói trong chương trình Café quản trị tháng 11 do Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) phối hợp với EY Việt Nam tổ chức.

Bà Hương cho rằng, dưới sức ép cắt giảm chi phí, các doanh nghiệp lựa chọn phương án tinh gọn chuỗi cung ứng. Thay vì làm việc với nhiều nhà cung cấp cho một mặt hàng, doanh nghiệp giảm bớt xuống còn 1-2 nhà cung cấp tốt nhất để tối ưu hoạt động.

Những sai lầm khi tái cấu trúc doanh nghiệp

Một mặt, các chi phí phải cắt đi nhưng cũng có những chi phí mà doanh nghiệp phải chấp nhận nới ra. Khi thị trường thay đổi, khách hàng thay đổi thì doanh nghiệp phải thực hiện các chuyển dịch trong kinh doanh, tái định vị mô hình kinh doanh để tiến về phía trước.

Lãnh đạo EY-Parthenon cho biết, trong hành trình tiết giảm chi phí và tái định vị, một công cụ mà các doanh nghiệp đang quay ngược trở lại để áp dụng là “Zero-based budgeting” (lập dự toán từ đầu).

Thông thường, ban kế hoạch sẽ điều phối các phòng ban như bán hàng, vận hành, sản xuất để lên kế hoạch cho năm tới. Tuy nhiên, một thực trạng thường xảy ra là kế hoạch lại được lập dựa trên dữ liệu của quá khứ. Chẳng hạn “năm ngoái thế này năm sau phải tăng lên”, “năm ngoái thế này chắc năm nay cũng vậy”…

Tuy nhiên, nếu dùng công cụ Zero-based budgeting, doanh nghiệp không cần quan tâm đến các dữ liệu trong quá khứ. Mỗi một đồng được lên kế hoạch chi cho năm tới đều phải được giải trình và chứng minh tính hiệu quả. Việc doanh nghiệp làm kế hoạch ngân sách giờ đây cũng giống như startup lại từ đầu.

Nghiên cứu của EY từ các cuộc khủng hoảng cho thấy, khủng hoảng đem lại cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trên toàn cầu.

Nhiều doanh nghiệp vốn đang hoạt động tốt trước khủng hoảng nhưng lại suy yếu sau khủng hoảng. Như General Motor và General Electric dù sở hữu quy mô lớn và thương hiệu lâu năm nhưng lại đối mặt với nhiều vấn đề tài chính. Do đó các công ty thuộc nhóm này dần đánh mất vị thế cạnh tranh, tạo điều kiện cho các công ty đối thủ tận dụng cơ hội để vượt lên trong cạnh tranh hoặc thâu tóm.

“Hoạt động đang tốt chuyển thành xấu sau khủng hoảng vì lĩnh vực hoạt động còn chập chờn, có phục hồi cũng mất thời gian, tỷ lệ nợ quá cao, lãi chồng lãi, không thể vay tiếp để phát triển và tăng trưởng. Một mặt không đủ nguồn lực để đầu tư tiếp, một mặt phải gánh nợ trên lưng. Công cuộc chắt bóp và tiết kiệm thông thường không tạo phát triển trong dài hạn”, bà Hương nói.

Một số doanh nghiệp vốn dĩ hoạt động không tốt nhưng biết cách xoay chuyển tình thế nên tìm được cơ hội phát triển sau khủng hoảng. Tiêu biểu phải kể đến là Telsa. Các số liệu và chỉ tiêu tài chính khả quan đã đem lại cơ hội vượt lên trên các đối thủ thông qua đầu tư và mua bán, sáp nhập. Hãng này cũng mạnh dạn đầu tư, đi cùng với việc xây dựng đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm và năng lực.

Có những doanh nghiệp đang hoạt động tốt nhưng nhờ tận dụng lợi thế nên vẫn vững vàng vượt qua khủng hoảng và phát triển sau đó. Netflix là một minh chứng. Hãng này cho đẩy mạnh đầu tư ngay cả trong khủng hoảng và có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ mơn.

Nhiều công ty hoạt động kém trước khủng hoảng nhưng không linh hoạt cộng với sự yếu kém của mình nên ngày càng đi xuống như Boeing, thậm chí là phải nộp đơn bảo hộ phá sản như Neiman Marcus. Ngành kinh doanh đang bão hoà, đi kèm với các chỉ số tài chính của công ty không ổn định là những vấn đề lớn.

Từ bốn nhóm này, lãnh đạo EY-Parthenon cho rằng, các công ty có tiềm lực, bảng cân đối tài sản tốt và mạnh dạn mua bán và sáp nhập sẽ có cơ hội tăng trưởng quy mô và nâng cao hiệu quả trong tương lai. Vì vậy, những công ty đang có bảng cân đối tài sản chưa mạnh thì nên cân nhắc cơ cấu lại danh mục đầu tư, thoái vốn ở một số khoản đầu tư để cải thiện bảng cân đối tài sản và có tiềm lực mở rộng.

"Có những người xây dựng được công trình đến nay vận hành đã 15-20 năm vẫn còn nhớ những ngày phải bò lổm ngổm trên sườn núi để giám sát công trình thời mới khởi nghiệp, yêu công trình như đứa con nên không nỡ cắt bỏ. Nhưng nếu vì tình yêu mà tiếc không bán đi thì phải gánh trên vai một áp lực kéo doanh nghiệp ngày càng đi xuống”, bà Hương nói.

Tư duy mới về tái cấu trúc doanh nghiệp

Tư duy mới về tái cấu trúc doanh nghiệp

Leader talk -  4 năm
Sự trở lại của dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam lần thứ 2 trong năm 2020 một cách bất ngờ và chóng vánh, một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của BCP (Business Continuity Plan - Kế hoạch kinh doanh liên tục). Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nhanh tay xây dựng kế hoạch này thì sẽ không còn có cơ hội thực hành và kiểm chứng về lợi ích của nó trong bối cảnh hiện nay.
Tư duy mới về tái cấu trúc doanh nghiệp

Tư duy mới về tái cấu trúc doanh nghiệp

Leader talk -  4 năm
Sự trở lại của dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam lần thứ 2 trong năm 2020 một cách bất ngờ và chóng vánh, một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của BCP (Business Continuity Plan - Kế hoạch kinh doanh liên tục). Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nhanh tay xây dựng kế hoạch này thì sẽ không còn có cơ hội thực hành và kiểm chứng về lợi ích của nó trong bối cảnh hiện nay.
Doanh nghiệp Việt liên minh bán hàng vượt khủng hoảng

Doanh nghiệp Việt liên minh bán hàng vượt khủng hoảng

Tiêu điểm -  4 năm

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thúc đẩy và tăng cường hoạt động bán hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp để bù đắp doanh thu, phục hồi vốn lưu động và bắt đà tăng trưởng.

Nguy cơ các cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn sau Covid-19

Nguy cơ các cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn sau Covid-19

Phát triển bền vững -  4 năm

Các chuyên gia hàng đầu thế giới cảnh báo hiện có tới 850.000 loại virus chưa được phát hiện ở động vật có khả năng lây nhiễm sang người.

Kế nhiệm doanh nghiệp gia đình trong khủng hoảng đại dịch

Kế nhiệm doanh nghiệp gia đình trong khủng hoảng đại dịch

Leader talk -  4 năm

Đại dịch Covid-19 có thể xem như một hồi chuông thức tỉnh cho doanh nghiệp gia đình về tính cấp thiết trong việc đẩy nhanh quá trình hoàn thiện và kích hoạt kế hoạch kế nhiệm.

6 nguyên tắc vàng để doanh nghiệp đối mặt với khủng hoảng

6 nguyên tắc vàng để doanh nghiệp đối mặt với khủng hoảng

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Cuộc khủng hoảng diễn ra trong mấy tháng qua khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải tự nhìn nhận và đánh giá lại những giá trị, năng lực cốt lõi, chiến lược và mô hình kinh doanh của mình, từ đó đưa ra các điều chỉnh thích hợp và kế hoạch hành động cụ thể cho giai đoạn hậu Covid-19.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  2 ngày

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.

Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm

Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm

Doanh nghiệp -  13 giờ

Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.

Mcredit có tân tổng giám đốc

Mcredit có tân tổng giám đốc

Hồ sơ quản trị -  13 giờ

Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Tiêu điểm -  13 giờ

Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.

Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn

Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn

Bất động sản -  14 giờ

Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Tiêu điểm -  16 giờ

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.

100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo

100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo

Tủ sách quản trị -  19 giờ

“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.

Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City

Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.

Đọc nhiều