Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện trên địa bàn tỉnh Long An đang tăng trưởng nhanh trong thời gian qua.
Long An đang thể hiện tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện giai đoạn sau đạt cao hơn giai đoạn trước (đạt 9,7%/năm giai đoạn 2011-2015 và khoảng 14,5%/năm giai đoạn 2016-2020).
Đặc biệt, trong hai năm 2019-2020, bên cạnh nguồn cấp điện từ lưới điện Quốc gia, trên địa bàn có sự bổ sung lớn từ nguồn điện năng lượng mặt trời.
Tuy nhiên, quy mô ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện vẫn còn thấp. Đến năm 2020, tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện chỉ chiếm chưa tới 1% trong cơ cấu kinh tế và chưa đến 3% trong cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An.
Thực tế cho thấy, cung cấp năng lượng, chủ yếu là cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Long An với chất lượng ngày càng được cải thiện. Đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp điện có sự tăng trưởng, điện lưới quốc gia tới hầu hết địa bàn. Tiêu thụ năng lượng gia tăng đáng kể, cơ cấu tiêu thụ năng lượng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.
Trong cơ cấu tiêu thụ điện, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm chủ yếu, có xu hướng ngày càng tăng do tác động của việc mở rộng và tăng tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Tỉnh Long An đã có 8 nhà máy điện mặt trời đưa vào sử dụng với tổng công suất thiết kế khoảng 440MWp vào các năm 2019-2020 (gồm: TTC Đức Huệ 1 (49 MWp), Europlast Long An (50 MWp), BCG Băng Dương (40,6 MWp), GAIA (100,5 MWp), Solar Park 01 (50 MWp), Solar Park 02 (50 MWp), Solar Park 03 (50 MWp), Solar Park 04 công suất 50 MWp)
Có 1 nhà máy điện mặt trời (đã được Bộ Công Thương thẩm định bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực) đang triển khai xây dựng và dự kiến vận hành trong năm 2021 là TTC - Đức Huệ 2 (49 MWp).
Ngoài ra, Long An còn ghi nhận 10 dự án nhà máy điện mặt trời đã được Bộ Công thương hoàn thành thẩm định và trình Thủ tướng xem xét bổ sung vào quy hoạch phát triển lưới điện quốc gia với tổng công suất thiết kế dự kiến 1.180MWp.
Cụ thể: Solar Park 5 (625 MWP), Solar Park 6 (50 MWP), Solar Park 7 (100MWP), Solar Park 8 (100MWP), Red Sun Long An (45,4 MWP), Hoa Hướng Dương (60 MWP), Đức Huệ VNT 1 (50MWp), Đức Huệ VNT 2 (50MWp), Đức Huệ VNT 3 (50MWp), Đức Huệ VNT 4 (50MWp).
Liên quan tới điện mặt trời mái nhà, đến hết năm 2020, Long An đã vận động phát triển 2620 khách hàng với tổng công suất lắp đặt khoảng 520MWp (trong đó có 45 dự án điện áp mái mới với hình thức nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng công suất là 43,5 MWp).
Ngoài ra, có 15 dự án nhà máy điện mặt trời đã được hội đồng đầu tư tỉnh thông qua và UBND tỉnh có văn bản kiến nghị Bộ Công thương bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực (nhưng chưa được Bộ Công thương thẩm định) với tổng công suất thiết kế dự kiến 857MWp, diện tích sử dụng đất và mặt nước khoảng 660ha.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Long An cũng đang triển khai dự án Nhà máy đốt rác phát điện với công suất 500 tấn rác sinh hoạt/ngày sẽ thu hồi năng lượng dưới dạng điện năng (Nhà máy đốt rác phát điện Tâm Sinh Nghĩa công suất 10MWp).
Ngoài ra, theo đề án Quy hoạch phát triển điện sinh khối vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xác định nguồn năng lượng sinh khối trên địa bàn tỉnh Long An có thể sử dụng để phát điện khả thi nhất là vỏ trấu, bã mía, gỗ năng lượng, rơm rạ và rác thải.
Tuy nhiên, các dự án quy hoạch phát triển các nhà máy điện sinh khối trên địa bàn đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư, hoặc không còn khả thi. Điển hình, giai đoạn 2016-2020 gồm các nhà máy điện trấu Long An 1 (5MW), nhà máy điện trấu Long An 2 (10MW), nhà máy bã điện Long An 1 (10MW); giai đoạn 2025-2030 có nhà máy điện rơm rạ Long An 1 (10MW), nhà máy điện trấu Long An 3 (10MW). Nhà máy phát điện sử dụng chất thải rắn do Công ty cổ phần xử lý chất thải Việt Nam - Long An (200MW), dự kiến sau năm 2020.
Trong tương lai, dự kiến lĩnh vực sản xuất, phân phối điện trên địa bàn Long An sẽ có chuyển biến đột phá, khi tháng 3/2021, tỉnh Long An trao quyết định chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy điện LNG Long An I&II với tổng mức đầu tư 3,1 tỷ USD.
Khi các nhà máy điện Long An I&II được đầu tư, đi vào vận hành sẽ có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong đó, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và an toàn hệ thống điện, khai thác hiệu quả cảng biển, làm giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến mục tiêu phát triển xanh và bền vững, thúc đẩy các ngành công nghiệp, vận tải và dịch vụ…
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.