Tài chính
Động lực phía sau việc nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém
Cùng là câu chuyện nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém, mỗi nhà băng lại tìm kiếm những cơ hội và lợi ích khác nhau.
Tại Đại hội cổ đông của VPBank, Vietcombank, MB năm nay, câu chuyện nhận chuyển giao, tái cấu trúc ngân hàng yếu kém được nhiều cổ đông nhắc tới. Đây cũng là ba ngân hàng đang chuẩn bị nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém được nhắc tới nhiều nhất.
Trả lời câu hỏi của cổ đông, ban lãnh đạo các ngân hàng trên đều tin tưởng việc nhận chuyển giao sẽ mang lại lợi ích, song mỗi bên lại tìm kiếm những cơ hội khác nhau.
Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch VPBank cho biết, nếu xét ở góc độ tài chính đơn thuần thì hầu hết các ngân hàng không thiết tha với việc tham gia hỗ trợ các ngân hàng yếu kém, bởi hiện các ngân hàng 0 đồng đều bị lỗ luỹ kế và đang tiếp tục lỗ.
Tuy nhiên, VPBank lại có điều kiện phù hợp tham gia vào quá trình tái cấu trúc. Sau khi gọi được nguồn vốn lớn từ đối tác Nhật Bản SMBC, VPBank hiện trong trạng thái dư thừa nguồn vốn và phải đối mặt với bài toán tăng trưởng quy mô.
Khi tham gia vào tái cơ cấu, các ngân hàng sẽ được Ngân hàng Nhà nước ưu tiên tăng trưởng tín dụng cao hơn trung bình ngành và được ưu tiên mở “room” nước ngoài.
“Đó có thể coi là điều kiện đủ, sau điều kiện cần là vốn. Các ngân hàng đang bị giới hạn room nước ngoài ở mức 30% và hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn muốn tham gia vào VPBank. Nếu được nới room thì sẽ có điều kiện để nâng quy mô vốn của ngân hàng”, ông Dũng chia sẻ.
Trong khi đó, ban lãnh đạo ngân hàng MB lại nhìn nhận việc tham gia tái cấu trúc ngân hàng yếu kém không chỉ giúp tăng trưởng tín dụng mà còn nâng cao năng lực quản trị.
Chủ tịch MB, ông Lưu Trung Thái chia sẻ MB đã sẵn sàng, chỉ còn chờ phương án trình lên được Chính phủ phê duyệt. Tại đại hội cổ đông vừa diễn ra, ban lãnh đạo ngân hàng cho biết phương án nhận chuyển giao bắt buộc của MB sẽ được phê duyệt trong tháng 4.
Hiện, MB đã và đang triển khai một số giao dịch hợp tác, hỗ trợ ngân hàng thương mại mục tiêu theo định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, nhằm chuẩn bị cho việc nhận chuyển giao bắt buộc, có thể sẽ được thực hiện trong năm nay.
Sau khi nhận chuyển giao bắt buộc, ngân hàng mục tiêu vẫn là một ngân hàng độc lập trực thuộc MB. Sau khi hoàn tất quá trình tái cơ cấu, MB có thể lựa chọn sáp nhập hoặc thoái vốn khỏi ngân hàng này.
Ít quan tâm tới tăng trưởng tín dụng, Vietcombank tham gia quá trình tái cơ cấu ngân hàng yếu kém hướng tới mục tiêu tài sản.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank cho biết ngân hàng đã hoàn thiện phương án và hiện đang trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Vietcombank đã đưa ra các giải pháp cụ thể để không bị động, nhằm đảm bảo việc chuyển giao suôn sẻ và tuân thủ lộ trình. Ngân hàng đã thành lập các tiểu ban nhằm hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng yếu kém nhận chuyển giao.
"Theo kế hoạch, việc nhận chuyển giao sẽ được thực hiện trong năm 2024. Về lâu dài, tiếp nhận ngân hàng yếu kém tạo ra cơ hội cho Vietcombank có nhiều lựa chọn như bán cổ phần, sáp nhập", ông Tùng cho biết.
Hiện có 3 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu bị kiểm soát đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng gồm ngân hàng xây dựng Việt Nam (CBBank); ngân hàng dầu khí toàn cầu (GP Bank); ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Hiện tại, Vietcombank đang hỗ trợ cho vay và hỗ trợ toàn diện CBBank; còn MB đang hợp tác toàn diện với OceanBank còn VPBank được cho là đang tiếp cận GP Bank.
Ngoài ra, ngân hàng Đông Á (Dong A Bank) và ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, bắt buộc tái cơ cấu.
Theo phân tích của lãnh đạo các ngân hàng, khác với lý do “nhiệm vụ chính trị” như giai đoạn trước, nhận chuyển giao các nhà băng yếu kém hiện nay thực sự mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.
Chưa kể, những ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém có thể được nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại từ mức 30% lên 49%.
Riêng Vietcombank không được hưởng cơ chế này, song có thể được trả cổ tức bằng cổ phiếu từ toàn bộ lợi nhuận còn lại sau trích lập các quỹ để tăng vốn tự có (trong các năm xử lý lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng), thay vì phải chi một phần cổ tức tiền mặt theo yêu cầu của Bộ Tài chính như các năm trước.
Ngoài ra, với những tổ chức tín dụng trong diện phải chuyển giao bắt buộc, NHNN cũng đưa ra nhiều cơ chế ưu đãi như: được NHNN cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến 0% trong thời gian thực hiện chuyển giao bắt buộc, không phải thực hiện các tỷ lệ an toàn hoạt động, không bị giới hạn tăng trưởng tín dụng hàng năm…
Nếu quá trình nhận chuyển giao bắt buộc diễn ra suôn sẻ, các ngân hàng yếu kém thoát lỗ sau 8-9 năm như ước tính thì các ngân hàng lớn nhận chuyển giao sẽ rút ngắn được quá trình mở rộng quy mô.
Ngân hàng số Cake tăng cường bảo mật tiền gửi bằng mã khóa
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.