Tiêu điểm
Dự báo xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm tốc
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mực, bạch tuộc trong năm 2023 dự báo sẽ không cao như năm 2022, do doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt thách thức.
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết dự báo cả năm 2023, xuất khẩu mặt hàng mực, bạch tuộc sẽ đạt khoảng 875 triệu USD, tăng 15% so với năm 2022, do vẫn giữ được nhu cầu ổn định từ thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản.
Điều này đến từ thực tế cuộc xung đột Nga – Ukraine chưa có hồi kết sẽ tiếp tục ảnh hưởng, làm giảm sản lượng khai thác nội địa của Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng như sản lượng tại các nguồn cung cấp chính cho hai thị trường này như Morocco, Peru trong năm 2023.
Cùng với đó, Thông tư 06/2022 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bỏ kiểm dịch đối với thủy sản đông lạnh nhập khẩu để gia công, chế biến sản xuất xuất khẩu sẽ tiếp tục giúp các doanh nghiệp mực, bạch tuộc đa dạng nguồn nguyên liệu trong năm 2023.
“Các sản phẩm mực, bạch tuộc chế biến ăn liền, tiện lợi với giá phải chăng của Việt Nam sẽ tiếp tục được ưa chuộng, trong bối cảnh người tiêu dùng thế giới tiếp tục đối mặt với lạm phát và nền kinh tế đình trệ trong năm 2023”, VASEP nhận định.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mực, bạch tuộc trong năm 2023 dự báo không cao như năm 2022 (với mức tăng 25%), do doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với thách thức về nguồn nguyên liệu và chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao, ảnh hưởng xung đột Nga – Ukraine làm xáo trộn thương mại toàn cầu, giá xăng dầu tăng cao, thẻ vàng IUU chưa được gỡ bỏ, và lạm phát toàn cầu.
Trước đó, năm 2022, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt gần 763 triệu USD, dù bị tác động từ các yếu tố như giá vận chuyển tăng, biến động tỷ giá, giá cả hàng hóa và chi phí sinh hoạt tăng vọt ở các thị trường nhập khẩu chính.
Tuy vậy, mực, bạch tuộc là một trong những mặt hàng thực phẩm thiết yếu, nên nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường tiêu thụ không bị biến động nhiều.
Trong cơ cấu các sản phẩm mực, bạch tuộc xuất khẩu, đáng chú ý là mực chế biến, với tốc độ tăng mạnh nhất, đạt 73% so với năm 2021.
Năm 2022, các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam được xuất khẩu sang 63 thị trường, trong đó, các thị trường nhập khẩu nhiều nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Italy, Mỹ, Malaysia.
Trong cơ cấu các thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc chính của Việt Nam năm 2022, tỷ trọng thị trường CPTPP, Trung Quốc và EU tăng, trong khi tỷ trọng thị trường Hàn Quốc và Thái Lan giảm.
Thiếu vốn vay, doanh nghiệp thủy sản phải hoạt động cầm chừng
Xuất khẩu bứt phá, ngành thủy sản vẫn ‘đau đầu’
Hiện hai khâu quan trọng nhất của doanh nghiệp thủy sản gồm chăn nuôi và chế biến đều bị ách tắc bởi các quy chuẩn về môi trường, theo đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Kinh tế tuần hoàn là 'mỏ vàng' cho thủy sản
Xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là nhiệm vụ cho ngành thủy sản, được đưa ra tại Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030 mới được Phó thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt.
Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản có thể đã đạt đỉnh
Sau khi tăng mạnh trong nửa đầu năm, VDSC lo ngại lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2022 của các công ty thủy sản sẽ tăng trưởng chậm, chủ yếu do những tác động tiêu cực của lạm phát, suy thoái toàn cầu.
Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Hội Nhà báo Việt Nam 75 năm đồng hành cùng đất nước, vươn mình cùng thời đại
Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.