Tiêu điểm
Xuất khẩu bứt phá, ngành thủy sản vẫn ‘đau đầu’
Hiện hai khâu quan trọng nhất của doanh nghiệp thủy sản gồm chăn nuôi và chế biến đều bị ách tắc bởi các quy chuẩn về môi trường, theo đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Trong 7 tháng đầu năm nay, ngành thủy sản Việt Nam ghi nhận con số kỷ lục khi đạt kim ngạch xuất khẩu 6,7 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức hồi phục nhanh nhất trong 20 năm qua.
Trong đó có những mặt hàng đặc biệt như cá tra – mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang chi phối 95% nguồn cá thịt trắng toàn cầu, tăng 80% trong 7 tháng qua.
Trước tín hiệu đáng mừng này, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, trong năm nay, ngành thủy sản Việt Nam sẽ lần đầu tiên vượt mốc xuất khẩu trên 10 tỷ USD, tăng khoảng 12 – 15% so với năm 2021. Trong đó sản phẩm nuôi trồng thủy sản là cá tra và tôm sẽ chiếm khoảng 86%, các sản phẩm khai thác biển khoảng 35%.

Tuy nhiên, bối cảnh những tháng cuối năm đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các chuỗi cung ứng quốc tế đứt gãy trong giai đoạn trước đến nay chưa khôi phục hoàn toàn. Tình trạng lạm phát tăng cao làm giảm sức mua tại các thị trường đang tiêu dùng thủy sản Việt, nhiều nhà nhập khẩu cho biết không nhận đơn hàng từ nay đến tháng 10.
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng cao đáng lo ngại, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi khi chi phí cho thức ăn chăn nuôi của sản phẩm cá tra, tôm đang chiếm 65-70% (chi phối lớn lên giá thành sản phẩm), điều này dẫn đến nguy cơ sẽ giảm khả năng cạnh tranh.
Do vậy, tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 11/8, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký VASEP đã kiến nghị các cơ quan chức năng gỡ vướng về giá nguyên liệu đầu vào, tín dụng, tiêu chuẩn liên quan đến môi trường để ngành thủy sản phát triển bền vững.
Trong đó, đại diện hiệp hội nhấn mạnh doanh nghiệp thủy sản đang chịu thách thức trong chi phí tuân thủ xử lý môi trường, một trong ba trụ cột để phát triển bền vững.
Cụ thể, hiện ngành hàng có hai khâu quan trọng nhất gồm chăn nuôi và chế biến đều bị ách tắc bởi các quy chuẩn về môi trường.
Trong xu hướng phát triển bền vững, hoạt động của doanh nghiệp thủy sản ‘bị vướng’ bởi quy chuẩn môi trường liên quan đến nước thải đầu ra. Quy chuẩn này không nằm trong quy chuẩn chăn nuôi mà nằm trong quy chuẩn khác, với rất nhiều chỉ tiêu không phù hợp với nuôi tôm, cá, như quy chuẩn xử lý phốt pho hữu cơ trong chế biến thủy sản đông lạnh…
Do đó, hiệp hội mong Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét có quy chuẩn riêng cho lĩnh vực này, ông Nam rêu rõ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, vấn đề về quy chuẩn xử lý nước thải đã tồn tại nhiều năm, các doanh nghiệp đã kêu rất nhiều. Theo đó, Nhiều doanh nghiệp nói rằng tiêu chuẩn đầu ra còn khắt khe hơn tiêu chuẩn đầu vào.
Do đó, ông Hoan cho rằng cần phải họp về vấn đề này giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Khoa học và công nghệ để phân tích và quyết lại vấn đề này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà cho biết “khi theo các FTAs, các công ước tham gia và Luật Bảo vệ môi trường 2020, vấn đề đặt ra là làm sao chúng ta phải hài hòa được hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí để tham gia thương mại toàn cầu, vượt qua các hàng rào thương mại”.
Ông Hà nêu rõ bộ luôn đồng hành với doanh nghiệp nhưng có một vấn đề cần lưu ý. Đó là nếu Việt Nam không có được tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với các thị trường khác về môi trường thì sẽ khó khăn, và phát sinh các hàng rào như về biến đổi khí hậu và một số vấn đề khác nữa.
“Môi trường và chất lượng sản phẩm về môi trường của Việt Nam phải hài hòa với các thị trường chúng ta trao đổi, làm ăn”, ông Hà nhấn mạnh.
Những quy định mới về môi trường có làm tăng chi phí của doanh nghiệp?
Kinh tế tuần hoàn là 'mỏ vàng' cho thủy sản
Xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là nhiệm vụ cho ngành thủy sản, được đưa ra tại Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030 mới được Phó thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt.
Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản có thể đã đạt đỉnh
Sau khi tăng mạnh trong nửa đầu năm, VDSC lo ngại lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2022 của các công ty thủy sản sẽ tăng trưởng chậm, chủ yếu do những tác động tiêu cực của lạm phát, suy thoái toàn cầu.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Nửa đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ước đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thủy sản được dự báo tăng vọt trong quý II
Tiếp nối đà tăng kỷ lục trong quý I, xuất khẩu thuỷ sản được dự báo quý II sẽ đạt 2,8 – 3 tỷ USD, tăng khoảng 36 - 38% so với cùng kỳ năm trước.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.