Leader talk
Đua nhau xây khách sạn nhưng lại quên thứ du khách cần
Du khách ngày nay không còn thăm quan nghỉ dưỡng đơn thuần mà luôn tìm những trải nghiệm du lịch mới.

Xu hướng du lịch đang thay đổi
Việt Nam có nhiều lợi thế để thu hút du khách du lịch quốc tế, như có thêm nhiều đường bay thẳng hơn trước; thị thực nới lỏng; văn hóa, lối sống, ẩm thực đa dạng và thiên nhiên hoang sơ vốn được người dân châu Âu, Úc, Mỹ yêu thích.
Nhiều du khách đã định hình Việt Nam là điểm đến của ẩm thực, văn hóa, tự nhiên nên ngành du lịch phải giữ được lợi thế này.
Một xu hướng đáng quan tâm là sở thích, xu hướng đi du lịch của du khách đã khác trước. Những tour phổ thông, dài ngày đi dọc ba miền Bắc, Trung, Nam hay nối thêm vài điểm ở Lào và Campuchia vốn rất phổ biến trong các chương trình tour dành cho khách châu Âu đang ngày càng kém sức hút. Du khách có xu hướng đi ngắn ngày hơn, đặt sát ngày khởi hành hơn và chọn tour theo chủ đề bản thân cần trải nghiệm.
Khách hàng giờ hiểu rất sâu về điểm đến, biết chính xác bản thân muốn gì. Thậm chí, phòng nào trong khách sạn Metropole Legend Hanoi Hotel đã từng có người nổi tiếng ở hay du thuyền nào đẹp nhất vịnh Hạ Long họ cũng biết nên không thể làm tour thăm thú chung chung được.
Nhiều du khách có những yêu cầu tour rất cụ thể như từ Hà Nội đi trực thăng xuống Hạ Long hoặc đi bằng thủy phi cơ, gặp gỡ nhà sử học, ăn ở quán ăn mà cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng ăn ở Hà Nội, hay tham gia tour nghệ thuật có buổi gặp gỡ với họa sĩ trong nước như Phạm Lực...
Du khách ngày nay không còn chỉ thăm quan nghỉ dưỡng đơn thuần mà luôn tìm những trải nghiệm du lịch mới, chân thực, thú vị và muốn tìm hiểu sâu sắc đời sống, văn hóa, di sản và lịch sử của điểm đến.
Điều kiện cho du khách đến đã dễ dàng hơn nhưng điểm đến phải vui, có nhiều trải nghiệm và an toàn thì mới tạo nên ký ức đẹp để lôi cuốn khách. Nếu doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm tốt và thành nhà cung cấp dịch vụ trải nghiệm đặc trưng thì sẽ có cơ hội.
Bốn nút thắt của du lịch Việt Nam
Bốn vấn đề lớn là nút thắt của du lịch Việt Nam cần gấp rút tháo gỡ là cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến hiệu quả. Trong đó, sản phẩm du lịch là một trong những vấn đề cốt lõi của sự phát triển.
Sản phẩm du lịch Việt Nam chúng ta hiện đang vừa thừa và vừa thiếu. Thừa những sản phẩm du lịch giống nhau và thiếu sản phẩm độc đáo. Thiếu cả định vị điểm đến du lịch quốc gia trong top mind của khách quốc tế đến Việt Nam.
Du lịch Việt Nam thiếu nhiều các sản phẩm du lịch có thể đáp ứng nhu cầu của du khách, đó là các sản phẩm đem lại cho du khách những trải nghiệm du lịch mới, chân thực, thú vị, gắn bó sâu sắc với đời sống, văn hoá, di sản và lịch sử của điểm đến. Nhu cầu của du khách tại điểm đến không chỉ dừng lại ở những hoạt động tham quan nghỉ dưỡng đơn thuần mà còn là những trải nghiệm văn hóa, lối sống.
Cần có ngay sự chỉ đạo tạo thuận lợi cho các công ty tạo ra những sản phẩm du lịch mới độc đáo để thu hút khách và giúp họ ở lại lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn mỗi điểm đến. Du lịch tạo ra điểm đến tốt hơn để người dân sinh sống và đẹp hơn để khách đến thăm.
Hà Nội cần phát triển du thuyền trên Hồ Tây và sông Hồng, kết nối với các tỉnh khách bằng đường sông là một ví dụ Hà Nội cần đột phát. Muốn vậy, cảnh thủy nội địa phải làm ngay và khuyến khích các công ty có tâm, tầm làm du lịch.
Xây trải nghiệm cho du khách
Lưu trú đã thay đổi nhanh chóng, từ chỗ để nghỉ chân cho lái xe ven đường, phát triển thành nhà nghỉ, khách sạn, liên hợp nghỉ dưỡng, điểm đến nghỉ biển, khu nghỉ chuyên spa, golf, khu vui chơi kết hợp nghỉ dưỡng và giờ đây đều có thể đặt trên AirBnB. Khách sạn truyền thống cạnh tranh khốc liệt với condotel (căn hộ khách sạn) và homestay (nhà nghỉ trong dân).
Ngoài các thương hiệu lớn của các tập đoàn nước ngoài còn nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ Việt Nam vẫn tư duy có tiền xây khách sạn và khách sẽ đến, thực tế khách không đến. Nhiều chủ đầu tư bỏ quên khâu vô cùng quan trọng là nghiên cứu và phát triển.
Du khách ngày nay ngày càng muốn trải nghiệm độc đáo, tại điểm đến thú vị và mang về những ký ức. Khi phát triển một cơ sở lưu trú cần phải thổi hồn vào nó để khách có lý do để đến và trải nghiệm và muốn nghe câu chuyện bản địa hoặc của chủ nhân. Bản thân cơ sở lưu trú phải là một câu chuyện hay để nghe và khám phá, trải nghiệm trước khi du khách khám phá các địa danh và hoạt động khác xung quanh khu lưu trú tại điểm đến.
Ví dụ, một khu nghỉ dưỡng gần chùa Bái Đính ở Ninh Bình mà tôi tư vấn ý tưởng, có bể bơi, 21 phòng toàn cảnh, nằm giữa không gian xanh, gần chùa, và di sản Tràng An.
Dự án phát triển một khu nghỉ phong cách, nhắm tới khách Âu và người Việt trung lưu và sang, thân thiện môi trường, chất liệu tái chế, tập trung vào ẩm thực, tạo sự thú vị cho khách ở 2 -3 đêm thay đổi thói quen đi về trong ngày từ Hà Nội, kết nối văn hoá địa phương, dậy thiền, nấu ăn... sau đó mới khám phá các địa danh xung quanh.
Khác biệt độc đáo của một dự án nghỉ dưỡng xoanh quanh 8 yếu tố: Sự riêng tư, ẩm thực độc đáo, các hoạt động tại khu nghỉ, kết nối văn hoá bản địa, làm giàu có mặt tinh thần, tĩnh dưỡng, thiền định và tạo cảm hứng sáng tạo mới.
Vì thế, các nhà đầu tư đừng chỉ xây phòng khách sạn, hãy xây trải nghiệm và câu chuyện để tạo ra sự khác biệt độc đáo. Đáng tiếc, nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng lại đang quên mất điều này.
*Bài viết phản ánh quan điểm tác giả Phạm Hà, Giám đốc Luxury Travel.
Tường thuật 'Diễn đàn Bất động sản du lịch 2019'
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.