Tập đoàn TH rót nghìn tỷ nuôi bò sữa, sản xuất nước mắm ở Phú Yên
Không chỉ nuôi bò sữa và sản xuất thực phẩm sạch, Tập đoàn TH còn sử dụng Phú Yên làm bàn đạp để bước chân vào lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng.
Trong thời gian gần đây, Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về nước mắm đang thu hút sự chú ý của dư luận khi nhiều doanh nghiệp, chuyên gia đều cho rằng sẽ gây khó khăn cho nước mắm truyền thống.
Mặc dù, dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản soạn đã kết thúc thời gian lấy ý kiến góp ý từ ngày 28/2, nhưng đến nay vẫn đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà sản xuất nước mắm lẫn chuyên gia trong ngành. Trong đó, phần lớn phản hồi là có nhiều nội dung trong dự thảo không phù hợp thực tế sản xuất.
Lo ngại của các doanh nghiệp nước mắm truyền thống
Nhiều doanh nghiệp cho rằng một số nội dung mang tính chất ‘bóp nghẹt’ các cơ sở nước mắm truyền thống. Trong khi đó, các cơ sở này đang bị cạnh tranh mạnh mẽ, hàng giả hàng nhái tràn lan, dự thảo nếu được thông qua sẽ càng khiến cho nước mắm truyền thống thêm khó khăn.
Đơn cử như việc dự thảo đưa ra yêu cầu kiểm soát các loại thuốc thu y, thuốc bảo vệ thực vật trong khi nguyên liệu làm nước mắm là cá biển chứ không phải cá nước ngọt nên không thể có thuốc thú y. Quy định này buộc các nhà sản xuất tốn tiền xét nghiệm các chỉ tiêu không có nguy cơ tồn dư trong nước mắm.
Hay quy định vại, thùng chứa nước mắm, làm mắm phải có màu sáng, trong khi hàng trăm năm nay, nước mắm vẫn được chứa trong các dụng cụ tối màu như chum, vại, bể xi măng…
Mặt khác, nhiều ý kiến cho rằng dự thảo đang đánh đồng giữa sản xuất nước mắm truyền thống và công nghiệp. Tuy quy trình sản xuất khác nhau nhưng đến khi ra thành phẩm lại không phân định rõ ràng khiến người tiêu dùng mập mờ, không hiểu.
Thêm nữa, trong các hội thảo góp ý gần đây, quy định nhà sản xuất phải loại bỏ cá nguyên liệu đã bị phân hủy mạnh nhằm loại bỏ chất histamin (một chất có thể gây ngộ độc nếu hàm lượng quá cao) trong dự thảo được cho là bất hợp lý và gây khó đối với các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống.
Với tiêu chuẩn histamin trong dự thảo, chỉ có nước mắm công nghiệp mới đáp ứng được vì chúng là loại nước mắm pha loãng. Việc sử dụng cá không tươi khi làm nước mắm là bình thường, trừ nước mắm Phú Quốc ướp muối ngay trên tàu.
Câu trả lời của Ban soạn thảo
Theo giải trình của Ban soạn thảo, tiêu chuẩn này được xây dựng trước hết để sử dụng làm tài liệu hướng dẫn cải thiện thực hành sản xuất nước mắm nhằm đáp ứng được các yêu cầu an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người tiêu dùng.
Trả lời báo chí gần đây, theo ông Đào Trọng Hiếu, Phó phòng phát triển thị trường thủy sản, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia có mục đích đưa ra những khuyến nghị, khuyến cao, khuyến khích để áp dụng phân tích, nhận diện tất cả các mối nguy tiềm ẩn có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn sản xuất, chế biến nước mắm.
Ông Hiếu cho biết theo luật, tiêu chuẩn là khuyến khích, công bố áp dụng, không bắt buộc, doanh nghiệp tùy thực tế của mình để thực hiện. Quy chuẩn là đưa ra những chỉ tiêu, giới hạn bắt buộc phải làm theo, là bản quy phạm pháp luật được ban hành.
"Tiêu chuẩn này hoàn toàn không đưa ra các chỉ tiêu cũng như mức giới hạn cho các chỉ tiêu đó, chúng tôi chỉ nhận diện mối nguy cho doanh nghiệp. Nếu nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu từ nuôi trồng thì phải nhận diện khả năng mối nguy về mặt dư lượng bảo vệ thực vật, thuốc thú y. Nhận diện histamine vì không ai cổ xúy cho chuyện dùng cá ươn để đi làm nước mắm", ông Hiếu cho biết.
TS. Nguyễn Hoàng Linh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cũng khẳng định, dự thảo này theo đúng tinh thần pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng không phải bắt buộc. Với lo ngại tiêu chuẩn sẽ thành quy chuẩn, lúc đó sẽ gây khó khăn cho nước mắm truyền thống thì tôi xin khẳng định quá trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật hoàn toàn khác, độc lập với xây dựng tiêu chuẩn. Khi thực sự có xây dựng quy chuẩn thì toàn bộ bước nghiên cứu xây dựng dự thảo, lấy ý kiến, thẩm định… là độc lập”.
Dừng công bố Dự thảo tiêu chuẩn
Sáng nay, ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ cho biết sẽ dừng công bố dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia "Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm" để tiếp tục xin ý kiến các hiệp hội, tổ chức, chuyên gia… bằng văn bản hoặc đối thoại hay tổ chức hội thảo. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng và không để ảnh hưởng đến các tổ chức sản xuất kinh doanh nước mắm.
Theo đó, một bộ tiêu chuẩn quốc gia, quy phạm thực hành sản phảm trong một lĩnh vực nào đó sẽ liên quan đến vài bộ, ngành. Tuy nhiên, khi được đưa vào thực hiện đều phải đảm bảo 3 nguyên tắc gồm phải phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam ở từng giai đoạn; mỗi bộ tiêu chuẩn phải đảm bảo sự đồng thuận của các thành phần liên quan trong xã hội (đây là nguyên tắc ở nhiều nước trên thế giới, không riêng Việt Nam); cuối cùng là phải đảm bảo sự hài hòa lợi ích của các bên liên quan.
Theo ông Tạc, dự thảo tiêu chuẩn về nước mắm khi được công bố đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Do đó, nhằm hoàn thiện dự thảo quy chuẩn này, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết sẽ cùng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo để lấy ý kiến các bên, cho đến khi công bố dự thảo sẽ đảm bảo được 3 tiêu chí này.
Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì soạn thảo, Tổng cục Đo lường chất lượng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cùng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định và công bố.
Vào chiều qua (11/3), Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam liên quan đến dự thảo Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo.
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu kỹ các ý kiến của các tổ chức, hiệp hội về tiêu chuẩn cho nước mắm, tổ chức đối thoại tạo thống nhất, bảo đảm sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng. Đặc biệt, các quy chuẩn tiêu chuẩn đưa ra không để ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất, kinh doanh nước mắm truyền thống.
Không chỉ nuôi bò sữa và sản xuất thực phẩm sạch, Tập đoàn TH còn sử dụng Phú Yên làm bàn đạp để bước chân vào lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng.
Sự hiện diện của sản phẩm nước mắm và các gia vị không thể thiếu trong phòng bếp của người Việt Nam đã giúp "ông trùm" ngành tiêu dùng Nguyễn Đăng Quang trở thành tỷ phú đô la thứ ba của Việt Nam.
Từ nước mắm cho đến dừa… nếu cứ làm theo cách truyền thống thì không thể sản xuất quy mô, khó lòng mà tiến ra thị trường quốc tế.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.