Từ nước mắm cho đến dừa… nếu cứ làm theo cách truyền thống thì không thể sản xuất quy mô, khó lòng mà tiến ra thị trường quốc tế.
“Tôi được truyền lại nghề mắm truyền thống của gia đình, nhưng suốt ba năm liền mày mò nghiên cứu mới vén được bức màn công nghệ, tách dưỡng chất từ cá chuyển hóa thành acid amin để tăng bổ dưỡng cho các loại thực phẩm xuất khẩu sang Nhật. Hiện tại nhiều nhà sản xuất khác cũng đang nỗ lực đầu tư công nghệ cao vào sản xuất mặt hàng mắm truyền thống, để sản phẩm bản địa có cơ hội đi xa hơn”.
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Phụng Hoàng, Giám đốc Công ty Mắm Bà Giáo Khỏe 55555 trong buổi tọa đàm Làm giàu bằng tài nguyên bản địa do TheLEADER và BSA đồng tổ chức.
Vén bức màn công nghệ cho mắm
Trải qua ba đời khởi nghiệp kéo dài suốt 100 năm lịch sử, thương hiệu Mắm Bà Giáo Khỏe 55555 (Châu Đốc, An Giang) mới mở được cánh cửa xuất ngoại với các sản phẩm bột mắm đi nhiều nước. Chịu khó xây dựng tiêu chuẩn, nghiên cứu thị trường, công ty đã định vị mình là sản xuất cá, mắm theo công nghệ mới, an toàn và sáng tạo.
Ông Nguyễn Phụng Hoàng, truyền nhân đời thứ tư của Mắm Bà Giáo Khỏe chobiết: “Tôi được truyền lại nghề mắm truyền thống của gia đình, nhưng suốt ba năm liền mày mò nghiên cứu mới vén được bức màn công nghệ, tách dưỡng chất từ cá chuyển hóa thành acid amin để tăng bổ dưỡng cho các loại thực phẩm xuất khẩu sang Nhật. Hiện tại nhiều nhà sản xuất khác cũng đang nỗ lực đầu tư công nghệ cao vào sản xuất mặt hàng mắm truyền thống, để sản phẩm bản địa có cơ hội đi xa hơn”.
Đến thời điểm này, dù có thương hiệu mình, có công nghệ, nhưng nguyên liệu vẫn là nỗi ám ảnh với ông Nguyễn Phụng Hoàng: “Nguyên liệu của công ty 90 % là cá tự nhiên, 10% là cá nuôi. Nhưng 10 năm trở lại đây nguồn cá lóc tự nhiên không được như trước kia nữa. Tuy cũng tìm hiểu nguồn cá tự nhiên đến việc thu mua ở thị trường, song do đánh bắt phá hủy môi trường nên nguồn nguyên liệu luôn thiếu hụt. Nguồn cá nuôi cũng vậy, cá đa số đánh bắt lên là có kháng sinh. Mặc dù, tỉnh An Giang cũng làm chuỗi cung cấp nguồn cá sạch nhưng vẫn chưa giải quyết được điều này. Nguồn nguyên liệu sạch thật sự rất khó, nhiều khi mùa nước lên, nguồn nước bị nhiễm phèn thôi là cá tự nhiên hay cá nuôi cũng không đạt tiêu chuẩn sạch rồi”.
Khó khăn nữa với ông Hoàng là tài liệu viết về mắm rất ít. Ban đầu ông chủ yếu là bán nguyên liệu thô, sau này mới làm nguyên liệu đóng gói và tích lũy kinh nghiệm cho sản phẩm hoàn thiện hơn. Đón tiếp các sinh viên của đại học thủy sản Nha Trang về thực tập, ông xin đề tài, tài liệu của họ để tìm thêm mẫu mã bao bì. Từ chỗ len lỏi nhỏ lẻ theo các chuyến hàng rau xuất khẩu, lần lần sản phẩm chính thức đi qua được thị trường Mỹ, Úc, châu Âu và Đài Loan… sau đầy rẫy thăng trầm. Hiện tại, công ty đã xuất khẩu hàng trăm mặt hàng.
Đưa công nghệ Thụy Điển vào dừa Bến Tre
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) là thành viên thuộc Tập đoàn TTC, chuyên các sản phẩm về dừa, đặc biệt nổi tiếng với hộp nước dừa tươi, nâng cao giá trị nhiều lần cho trái dừa Bến Tre. Đầu tư máy móc hiện đại theo công nghệ Thụy Điển và chịu khó làm công tác nghiêm cứu thị trường, nghiêm cứu sản phẩm, Betrimex đang có chỗ đứng trên thị trường nước dừa tươi ASEAN.
"Dừa là cây có thể chống chọi được với việc biến đổi khi hậu nên cũng được chính phủ và tỉnh Bến Tre ưu ái".
Châu Kim Yến, TGĐ Công Ty Chế biến dừa Betrimex
Bến Tre có diện tích dừa lớn nhất cả nước với trên 70 ngàn ha, sản lượng hàng năm chiếm 44% sản lượng toàn quốc. Các sản phẩm từ dừa của Bến Tre được xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Bến Tre. Doanh thu xuất khẩu năm 2017 của Betrimex đạt gần 1000 tỷ đồng.
Bà Châu Kim Yến, Tổng giám đốc Công Ty Chế biến dừa Betrimex cho biết: “Nhận thấy tiềm năng của dừa Bến Tre cũng như nắm bắt xu hướng chọn lựa các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, Betrimex đã đầu tư nhà máy chế biến sâu để tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng cao cho cây dừa với công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới. Trên thế giới nguồn dừa lớn tập trung ở Indonesia, Philippines, Thái Lan… ở đây họ cũng bị những vấn đề về dịch bệnh và cung không đủ cầu. Trong cạnh tranh, Betrimex không chỉ gặp khó khăn cạnh tranh ở nội địa, mà cả từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia. Đây cũng là khó khăn của các doanh nghiệp khác trong ngành".
Ý thức đầu tư công nghệ cao, điểm khác biệt của Betrimexlà không sản xuất nước dừa đóng lon như các công ty cùng ngành, mà chế biến nước dừa đóng hộp. Công nghệ tiệt trùng trực tiếp UHT và hệ thống đóng gói bao bì mua từ Tetra Pak (Thụy Điển) giúp nước dừa Cocoxim của Betrimex giữ được hương vị tự nhiên như dừa trái mà không cần dùng đến chất bảo quản. Ngoài ra, hạn sử dụng của nước dừa đóng hộp Cocoxim kéo dài đến một năm trong khi dừa trái chỉ 4-5 tuần. Tất cả các dây chuyền sản phẩm của Betrimex hiện được tự động hóa 90%.
Công nghệ của Tetra Pak cũng đã giúp Betrimex đủ điều kiện đạt các chứng nhận quốc tế như Organic USDA, Diestive, GMO, Free, Kosher, Halal. Bà Châu Kim Yến khẳng định, nước dừa Cocoxim giờ có thể xuất khẩu đến bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Chia sẻ về nguôn cung nguyên liệu dừa để phục vụ sản xuất ở nhà máy, bà Yến cho biết: “Hiện tại, quy hoạch dừa ở Bến Tre cũng ở mức tăng trưởng về diện tích, ít nhất là trong bốn năm trở lại đây, thu nhập của người nông dân trồng dừa cũng rất tốt. Dừa là cây có thể chống chọi được với việc biến đổi khi hậu nên cũng được chính phủ và tỉnh Bến Tre ưu ái. Hơn nữa, các tỉnh hàng xóm như Trà Vinh, Vĩnh Long cũng đang phát triển diện tích trồng dừa”.
Ý thức được phát triển sản vật địa phương từ chính nguồn tài nguyên sẵn có của vùng, các doanh nghiệp trên địa bàn cũng tập trung đầu tư về chiều sâu cho nông dân, nên việc thiếu nguồn nguyền liệu là ít, bằng chứng là diện tích dừa trong những năm gần đây không thu hẹp mà mở rộng.
“Với công suất hiện tại, Betrimex đạt 42 triệu lít sản phẩm một năm, điều đó đồng nghĩa Betrimex không chỉ cung cấp các sản phẩm nước dừa đóng hộp mang thương hiệu Cocoxim cho thị trường nội địa (10%) mà còn định hướng xuất khẩu(90%) qua các quốc gia khác như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Đông”, Bà Yến cho biết thêm.
Tài nguyên bản địa Việt Nam được coi là “mỏ vàng” còn rất nhiều dư địa để khai thác, làm giàu. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ, việc khai thác và phát triển tài nguyên bản địa gặp không ít thách thức. Làm gì để những “mỏ vàng” này cất cánh?
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.