Phát triển bền vững

EREX sắp xây 14 nhà máy điện sinh khối tại Việt Nam

Nhật Hạ Thứ tư, 22/03/2023 - 09:09

Trong thời gian ngắn, CTCP EREX của Nhật Bản đã khảo sát, nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy hoạch 14 dự án điện sinh khối tại 12 tỉnh/thành với tổng công suất 1.060MW.

Về tình hình phát triển điện sinh khối trong Quy hoạch điện VIII, Việt Nam ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối, điện đồng phát, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, xử lý môi trường.

Tới năm 2030 phát triển từ 1.230 - 2.270 MW nguồn điện sinh khối, điện từ rác, dự kiến tỷ trọng điện năng sản xuất các nguồn điện này đạt khoảng 1,2 - 1,6% và định hướng tới năm 2050 phát triển khoảng 6.000 MW, chiếm khoảng 2,9 - 3,7% tổng điện năng sản xuất.

Ông Honna Hitoshi - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP EREX cho biết, EREX là đơn vị có 30 năm hoạt động trong lĩnh vực điện sinh khối. Hiện nay, công ty đang triển khai một số dự án điện sinh khối tại Việt Nam, cụ thể là EREX đang đề xuất đầu tư xây dựng nhà máy phát điện bằng sinh khối tại Yên Bái, công suất 50 MW và Tuyên Quang, công suất 50 MW.

Đồng thời, công ty cũng đang xây dựng nhà máy phát điện bằng nhiên liệu vỏ trấu tại Hậu Giang, công suất 20 MW, dự kiến đưa vào hoạt động tháng 01/2025 (đã khởi công xây dựng vào ngày 15/12/2022), sử dụng nhiên liệu trấu thu gom ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

EREX sắp có 14 dự án điện sinh khối tại Việt Nam
Ông Honna Hitoshi - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP EREX. Ảnh: Trang tin Bộ Công thương

EREX cam kết dự án tại Hậu Giang sẽ là một trong những dự án kiểu mẫu về phát triển điện sinh khối phục vụ cho phát triển của địa phương. Ngoài ra, công ty hiểu rõ việc đảm bảo nguồn nguyên liệu là vấn đề rất quan trọng nên bên cạnh việc tìm nguồn cung trong nước, EREX cũng đã và đang nghiên cứu và tìm hiểu nguồn cung nguyên liệu từ các nước láng giềng của Việt Nam như Campuchia và Malaysia, theo ông Honna Hitoshi.

Thời gian tới, EREX sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị chuyên môn của Bộ Công thương trong việc khảo sát nguồn nguyên liệu ở Việt Nam, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và xây dựng các trung tâm nghiên cứu về năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp lãnh đạo CTCP EREX, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, EREX đang tích cực quan tâm, triển khai nghiên cứu, phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam, đặc biệt là đầu tư xây dựng các dự án điện sinh khối.

Cụ thể, trong thời gian ngắn, đã khảo sát, nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy hoạch 14 dự án điện sinh khối tại 12 tỉnh/thành với tổng công suất 1.060MW; đã khởi công xây dựng dự án nhà máy điện sinh khối 20MW tại Hậu Giang, dự kiến đưa vào vận hành năm 2025.

Ngoài ra, EREX đã ký Biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam về việc nghiên cứu chuyển đổi nhiên liệu nhà máy nhiệt điện than bằng cách đồng đốt sinh khối với than tại các nhà máy nhiệt điện của tập đoàn.

Bộ trưởng nhấn mạnh, phát triển điện sinh khối là vấn đề rất phù hợp với xu hướng toàn cầu hiện nay. Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, những đề xuất của EREX mới chỉ chiếm khoảng 40%, trong tương lai nhu cầu của Việt Nam sẽ còn nhiều hơn nếu như loại hình điện này có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.

EREX sắp có 14 dự án điện sinh khối tại Việt Nam 1
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Trang tin Bộ Công thương

Theo Bộ trưởng, Quy hoạch điện VIII chỉ xác định tổng công suất các loại hình nguồn điện theo từng miền, không có tên dự án cụ thể. Sau khi Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương sẽ triển khai xây dựng Kế hoạch thực hiện phân bổ quy hoạch để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt căn cứ trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và khả năng đáp ứng lưới điện của từng khu vực và từng địa phương.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ được Việt Nam thực hiện theo các quy định hiện hành của Luật Đầu tư, Luật đấu thầu. Quy hoạch điện VIII của Việt Nam định hướng chuyển dần các nhà máy điện than sang sử dụng nhiên liệu sinh khối (hoặc amoniac xanh) bằng cách đốt kèm.

Việc EREX phối hợp với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam nghiên cứu về đồng đốt than và sinh khối tại các nhà máy điện là rất phù hợp với định hướng của Việt Nam, Bộ trưởng Diên cho biết.

Thời gian tới, Bộ trưởng Diên đề nghị, tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của các dự án EREX đã đề xuất, nhất là đảm bảo vùng nhiên liệu cho các nhà máy điện sinh khối. Các dự án điện sinh khối có diện tích vùng nhiên liệu rất lớn, vì vậy cần đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất cho phát triển điện sinh khối; đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Bên cạnh đó, EREX cần tích cực vận động Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ vốn cho các dự án năng lượng sinh khối thông qua Cơ chế tín chỉ chung (JCM) và những nguồn tài trợ khác theo cam kết của Chính phủ Nhật Bản với Việt Nam và các thỏa thuận giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, công nghiệp và thương mại Nhật Bản.

Theo đó, hai bên cần hợp tác từ khâu hoạch định chính sách cho đến đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác nghiên cứu, sản xuất và đầu tư nhằm mang lại hiệu quả bền vững. Mặt khác, EREX cũng cần sớm triển khai đốt trộn sinh khối tại các nhà máy điện của Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam theo Biên bản ghi nhớ đã ký.

Ngoài ra, EREX cần khẩn trương phối hợp với bộ để hoàn thành đề xuất chính sách đối với Chính phủ Việt Nam trong phát triển năng lượng tái tạo nói chung, điện rác và điện sinh khối nói riêng. Đặc biệt, phối hợp với bộ làm tốt các công tác truyền thông nhằm chuyển biến nhận thức của các cấp các ngành, tạo sự đồng thuận của xã hội trong việc thực hiện các ý tưởng cho các dự án năng lượng tái tạo của mình.

T&T Group và Tập đoàn EREX Nhật Bản hợp tác phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam

T&T Group và Tập đoàn EREX Nhật Bản hợp tác phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm
Đến năm 2035, hai bên dự kiến sẽ xem xét hợp tác phát triển các nhà máy điện sinh khối có tổng công suất 1.500 MW; chuyển đổi các dự án điện than đốt kèm sinh khối với tổng công suất 3.000 MW.
T&T Group và Tập đoàn EREX Nhật Bản hợp tác phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam

T&T Group và Tập đoàn EREX Nhật Bản hợp tác phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm
Đến năm 2035, hai bên dự kiến sẽ xem xét hợp tác phát triển các nhà máy điện sinh khối có tổng công suất 1.500 MW; chuyển đổi các dự án điện than đốt kèm sinh khối với tổng công suất 3.000 MW.
Đại gia ngoại ‘nhắm’ điện sinh khối ở Việt Nam

Đại gia ngoại ‘nhắm’ điện sinh khối ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  3 năm

Việt Nam có tài nguyên sinh khối rất lớn nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng sinh khối rất thấp, chỉ chiếm 0,13% lượng điện thương phẩm và 0,42% công suất lắp đặt trên toàn quốc.

T&T Group và Tập đoàn EREX Nhật Bản hợp tác phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam

T&T Group và Tập đoàn EREX Nhật Bản hợp tác phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm

Đến năm 2035, hai bên dự kiến sẽ xem xét hợp tác phát triển các nhà máy điện sinh khối có tổng công suất 1.500 MW; chuyển đổi các dự án điện than đốt kèm sinh khối với tổng công suất 3.000 MW.

EREX muốn đầu tư điện sinh khối tại Việt Nam

EREX muốn đầu tư điện sinh khối tại Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm

Tập đoàn EREX (Nhật Bản) đang lên kế hoạch trồng cây cao lương và sản xuất nhiên liệu điện để xuất khẩu sang Nhật Bản.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  5 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  2 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  6 ngày

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  6 ngày

Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  42 phút

Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  2 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  5 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  5 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.