Tiêu điểm
EREX muốn đầu tư điện sinh khối tại Việt Nam
Tập đoàn EREX (Nhật Bản) đang lên kế hoạch trồng cây cao lương và sản xuất nhiên liệu điện để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công thường Nguyễn Hồng Diên ngày 17/2, ông Honda Hitoshi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc EREX cho biết tập đoàn đang có ý định đầu tư sản xuất điện sinh khối tại Việt Nam.
Được biết, EREX là nhà sản xuất, cung cấp điện và cũng là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực điện sinh khối tại Nhật Bản.
"Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp, có nhiều nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực điện sinh khối, thuận lợi cho doanh nghiệp này đầu tư tại đây", ông Honda Hitoshi nhận định.
Đại diện Tập đoàn EREX cho hay, tuy Nhật Bản đang xây dựng nhà máy điện sinh khối lớn nhất thế giới nhưng tại Nhật Bản lại thiếu nguồn nguyên liệu nên công ty mong muốn có thể nhập khẩu được nguồn nguyên liệu này từ Việt Nam.
Từ năm 2018, EREX đã trao đổi với các địa phương tại Việt Nam về kế hoạch trồng cây cao lương và sản xuất nhiên liệu điện để xuất khẩu sang Nhật Bản trong giai đoạn 2021-2026.
Theo ông Honda Hitoshi, khu vực có điều kiện tự nhiên để trồng cây cao lương mới tại Việt Nam là Phú Yên, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang với tổng diện tích dự kiến triển khai là 12.000ha. Trước mắt, công ty đã trồng thử 30ha từ tháng 7/2021 tại tỉnh Phú Yên.
Tập đoàn cũng đang lên kế hoạch trồng thử nghiệm tại Việt Nam để tiến tới nghiên cứu cây sinh khối thân thảo khác nhằm mục đích làm nguyên liệu điện sinh khối theo công nghệ của Nhật Bản.
Ông Honda Hitoshi cho biết, Việt Nam là quốc gia đầu tiên EREX cân nhắc đầu tư công nghệ phát điện sinh khối ngoài Nhật Bản.
Theo đó, tập đoàn đặt mục tiêu đến năm 2035 sẽ xây dựng 1.500 MW điện sinh khối; cắt giảm 27,570kt/năm CO2 vào năm 2035 và phát nguồn điện ổn định. Đồng thời, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên sinh khối chưa sử dụng ở Việt Nam, phát triển nhiên liệu sinh học mới nhằm góp phần cải thiện thu nhập của nông dân và tạo việc làm liên quan đến vận hành nhà máy điện.
Ông nhận định, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển điện sinh khối trong tương lai. Với kinh nghiệm đã đầu tư và phát triển lĩnh vực này tại Nhật Bản, ông Honda Hitoshi tin tưởng các dự án của EREX được đầu tư tại Việt Nam sẽ được triển khai thành công và Việt Nam sẽ trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu cho điện sinh khối trong khu vực và trên thế giới.
Lãnh đạo tập đoàn này cũng bày tỏ mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ phía Bộ Công thương, Chính phủ Việt Nam để các dự án được triển khai đúng tiến độ và về đích như mục tiêu đã đề ra.
Đánh giá cao ý tưởng và chiến lược đầu tư của EREX tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, năng lượng tái tạo và năng lượng sạch rất tốt cho hiện tại và tương lai nhưng để phát triển được lĩnh vực này cần phải có nguồn điện ổn định.
Theo đó, điện sinh khối cùng với các nguồn điện có tính chất ổn định khác có vai trò quan trọng để khai thác và phát triển nguồn năng lượng tái tạo, đồng thời để bù đắp lại sản lượng điện thiếu hụt của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ.
Bộ trưởng cho rằng, EREX cần sớm thu xếp để làm việc với các cơ quan năng của Bộ Công thương và các bộ, ngành, các địa phương ở Việt Nam để có được cái nhìn xác thực và hướng phát triển phù hợp.
Theo tính toán của Viện Năng lượng Việt Nam, nguồn năng lượng sinh khối của nước ta dồi dào với tổng nguồn sinh khối vào khoảng 118 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, hiện nay, việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng sinh khối rất thấp, chỉ chiếm 0,14% lượng điện thương phẩm và 0,94% công suất lắp đặt trên toàn quốc (522,27MW).
Hiện nay, Việt Nam mới có khoảng 10 dự án nhà máy điện sinh khối và chỉ có 3 dự án được ghi nhận công suất trên Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, bao gồm: Nhà máy KCP - Phú Yên, nhà máy điện sinh khối An Khê (Gia Lai) và nhà máy điện sinh khối Bourbon (Tây Ninh).
Công suất điện sinh khối chiếm tỷ lệ dưới 1% tổng công suất lắp đặt của cả nước, tuy nhiên điện thương phẩm được đưa lên lưới tiêu thụ thậm chí chỉ có hơn 0,1%.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, đại diện Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), Việt Nam đã ban hành rất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện sinh khối. Trong đó, cơ chế hỗ trợ giá FIT (biểu giá điện hỗ trợ) cũng đã được Chính phủ nghiên cứu và đề xuất giá mua điện cao hơn so với trước đây. Mặc dù vậy, điện sinh khối vẫn còn "khiêm tốn".
Điều này là do giá nhiên liệu thay đổi theo mùa vụ, khả năng cung cấp nhiên liệu thiếu ổn định và bền vững; vốn đầu tư ban đầu khá lớn; cơ chế giá khuyến khích mua điện chưa hấp dẫn các nhà đầu tư; thiếu kinh nghiệm phát triển, kỹ sư và nhân công lành nghề các dự án nhiên liệu sinh học...
Năng lượng sinh học có tiềm năng để sản xuất điện
World Bank bày cách chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam
Theo chuyên gia World Bank, chuyển đổi của ngành năng lượng có thể trở thành động lực mạnh mẽ để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, cũng như tham vọng về khí hậu của Việt Nam tại COP26.
Tiết kiệm năng lượng khi sản xuất điện từ bã mía
Từ nhiều năm nay, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, nhà máy mía đường NASU tự sản xuất điện năng từ bã mía, phần còn lại hoà lưới điện quốc gia, bán cho Nhà nước.
Năng lượng sinh học có tiềm năng để sản xuất điện
Chăn nuôi và chế biến thịt lợn, giấy và bột giấy, chế biến tinh bột sắn là ba ngành có tiềm năng nhất được chọn lựa nghiên cứu sâu trong dự án Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam (BEM).
Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu giải pháp sử dụng than trộn cho sản xuất điện
Hôm nay, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về các giải pháp cung cấp than cho sản xuất điện.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực