Phát triển bền vững

ESG giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro

Phạm Sơn Thứ bảy, 16/03/2024 - 08:53

Thực hành tiêu chuẩn phát triển bền vững trên ba trụ cột môi trường – xã hội – quản trị (ESG) giúp doanh nghiệp dự phòng rủi ro và đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Thực hành phát triển bền vững giúp doanh nghiệp giải quyết các rủi ro đến từ chuỗi cung ứng, thị trường, lao động. Ảnh: Hoàng Anh

Từ góc nhìn nhà đầu tư, ông Bùi Quang Duy, Phó giám đốc đầu tư toàn cầu, Bộ phận tài chính khí hậu của Quỹ Responsability Investments AG đến từ Thụy Điển, cho biết, hiện nay ESG là điều kiện cần thiết khi xem xét đầu tư vào một doanh nghiệp, bởi không chỉ hướng đến sự phát triển bền vững mà đây còn là một cấu phần của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, tại Toạ đàm Xây lợi thế - vững tương lai cùng sáng kiến ESG Việt Nam, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, giải thích thêm, hiện tại, nhiều áp lực đặt ra cho doanh nghiệp Việt, bao gồm hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật ở các thị trường lớn, giá cả tăng cao làm giảm tính cạnh tranh cũng như sức ép từ yêu cầu của doanh nghiệp đầu chuỗi cung ứng.

Trong bối cảnh đó, thực hành ESG tạo ra nhiều lợi thế quan trọng. Bà Thủy nhìn nhận, doanh nghiệp có thể giảm chi phí đầu vào, tăng doanh thu và tăng khả năng tiếp cận vốn nhờ thực hành bền vững, áp dụng các chiến lược giảm thiểu phát thải carbon.

Tất nhiên, ESG không chỉ bao hàm khía cạnh môi trường mà phải tính đến cả bài toán về xã hội và quản trị. Thực hành tốt các phương diện này là chìa khóa để doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, nơi người lao động được nâng cao năng suất, năng lực để thích ứng trước những biến chuyển nhanh chóng của thị trường.

Một lợi thế khác của thực hành ESG là giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, quy định tại thị trường quốc tế, trong bối cảnh ngày càng nhiều chính sách, quy định liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị đang và sẽ được ban hành trong tương lai tới.

Thực tế, không chỉ đáp ứng pháp luật của thị trường nước ngoài mà thực hành phát triển bền vững còn là nền tảng giúp doanh nghiệp thực thi tốt pháp luật Việt Nam. Trong 130 chỉ số của bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) phiên bản 2023 của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), có đến 82 chỉ số cơ bản, tức là các chỉ số về tuân thủ pháp luật.

Nói cách khác, có thể hiểu nôm na là việc thực thi tốt quy định pháp luật hiện hành là đã đáp ứng được khoảng 2/3 quá trình thực hành bền vững theo tiêu chuẩn ESG ở doanh nghiệp.

Trước đó, trao đổi với TheLEADER, ông Phạm Hoàng Hải, chuyên gia của VCCI, đồng tác giả bộ chỉ số CSI, cũng khẳng định vai trò của thực hành phát triển bền vững theo tiêu chuẩn ESG đối với quản trị rủi ro ở doanh nghiệp.

Ông Hải lý giải, thực hành bền vững giúp doanh nghiệp kiện toàn chính sách lao động, quy trình quản trị, nâng cao trách nhiệm của toàn bộ máy, đồng thời tiết kiệm tài nguyên, hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường, xã hội.

Tổng hòa những yếu tố đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và sức chống chịu của doanh nghiệp trước những rủi ro khó lường, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và quốc tế chứa đựng nhiều yếu tố bất định.

Lấy ví dụ như đối với rủi ro từ đại dịch Covid-19. Trên thực tế, không cá nhân, đơn vị, tổ chức hay một bộ chỉ số, tiêu chí nào có thể dự báo sự xuất hiện của một đại dịch khủng khiếp như vậy.

Tuy nhiên, các vấn đề như đứt gãy chuỗi cung ứng, gián đoạn sản xuất gây áp lực tài chính, gián đoạn về lao động trong quá trình phục hồi… đều có thể được giải quyết thông qua thực hành phát triển bền vững.

Nhịp đập ESG của Silkroad

Nhịp đập ESG của Silkroad

Phát triển bền vững -  1 năm

Nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn, Tạp chí TheLEADER đã trao đổi với ông Bùi Công Đạt, Phó giám đốc kinh doanh chi nhánh Công ty CP Silkroad Hà Nội (thành viên của Tập đoàn Silkroad), được coi là “Người đi đầu trong ngành Vật liệu xây dựng tiên tiến” tại Việt Nam, để hiểu rõ hơn về hoạt động ESG trong lĩnh vực vật liệu xây dựng nói riêng, ngành xây dựng nói chung, đặt trong dòng chảy phát triển bền vững, kinh tế xanh toàn cầu.

‘Người mở đường’ thực hành ESG trong ngành xi măng

‘Người mở đường’ thực hành ESG trong ngành xi măng

Leader talk -  1 năm

Câu chuyện thực hành và triển khai thành công báo cáo ESG của Xi măng Fico-YTL để lại nhiều bài học lớn cho các doanh nghiệp nhất là trong lĩnh vực sản xuất xi măng.

Vì sao Novaland, Coteccons đồng loạt triển khai ESG?

Vì sao Novaland, Coteccons đồng loạt triển khai ESG?

Phát triển bền vững -  1 năm

Trái với suy nghĩ của nhiều doanh nghiệp Việt cho rằng ESG là một dạng chi phí tăng thêm, ESG có thể hiểu là một hình thức đầu tư tìm kiếm cơ hội, giúp doanh nghiệp tạo giá trị đột biến theo nhiều cách như chi phí vốn thấp hơn, giảm rủi ro pháp lý, mở rộng cơ sở khách hàng.

Đường đến ESG trong thời đại số

Đường đến ESG trong thời đại số

Phát triển bền vững -  1 năm

Khi tính bền vững trở nên hữu hình và đo đếm được, đường đến ESG của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng sáng tỏ và mở ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn xanh.

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Phát triển bền vững -  15 giờ

Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Phát triển bền vững -  3 ngày

Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

Phát triển bền vững -  4 ngày

Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Phát triển bền vững -  4 ngày

Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Phát triển bền vững -  6 ngày

Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  19 phút

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  37 phút

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  1 giờ

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  1 giờ

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  1 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.