Liên minh châu Âu (EU) đang phải trải qua một thập kỷ khó khăn. Từ khủng hoảng tài chính, Brexit đến vấn đề xứ Catalan đòi ly khai khỏi Tây Ban Nha, châu Âu dường như lúc nào cũng có vấn đề cần giải quyết.
Thách thức liên tiếp khiến nhiều người phải hoài nghi rằng liệu các nước khác trong khu vực có nối gót nước Anh rời khỏi EU và khiến liên minh này tan rã? Liệu các nước có nên nhảy khỏi con tàu trước khi nó bị chìm hoàn toàn? Hay liệu rằng sự ra đi của Anh cuối cùng sẽ cho phép phần còn lại của châu Âu trở nên trọn vẹn và đoàn kết?
Những mối nghi ngờ này làm người ta phải quay lại những lý do dẫn đến sự hình thành của EU. Liệu những lợi ích về hợp tác kinh tế và hội nhập mà EU mang lại có lớn hơn chi phí; liệu các quốc gia châu Âu thích hợp với sự đoàn kết và thống nhất hay với sự cạnh tranh; và liệu EU có còn là người bảo đảm hòa bình trên một lục địa từng bị chia rẽ trong lịch sử hay không.
Cơ chế đồng thuận đã hình thành nên một khu vực nơi mà những kẻ thù trong quá khứ giờ trở thành những người đồng minh thân cận. Người dân ở khu vực Schengen có quyền sống, đi lại và làm việc tự do trên 26 quốc gia khác nhau. Nếu châu Âu muốn duy trì sự ảnh hưởng trên 'sân khấu toàn cầu' thì việc đẩy mạnh hợp tác và hội nhập hơn nữa là lựa chọn duy nhất.
EU đang chuyển mình, dù chậm chạp, để giải quyết các cuộc khủng hoảng hiện nay. Đầu năm nay, Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, trình bày 5 kịch bản cho viễn cảnh tương lai của liên minh - từ việc loại bỏ tất cả các cơ chế trong EU ngoại trừ thị trường tiền tệ chung đến việc hình thành một khối chưa được định rõ tên với phương châm "hợp tác nhiều hơn nữa".
Ông Juncker đã cố gắng điều hướng lại cuộc thảo luận như một cách để mở cánh cửa hội nhập trong tương lai hơn là chỉ tập trung vào các vấn đề tiêu cực. Tuy nhiên, bằng cách đưa ra các kịch bản đó, ông đã hợp pháp hóa vị thế của chủ nghĩa hoài nghi châu Âu - Eurosceptics. Với mục đích thu hút sự chú ý của giới tinh hoa học thuật hơn là công chúng phổ thông, ông Juncker đã lặp lại sai lầm tương tự các chính trị gia chính thống trong vô số cuộc bầu cử gần đây.
Bởi có bao nhiêu công nhân ở Tây Ban Nha, Ý hoặc Hy Lạp có thời gian hoặc khuynh hướng đọc một đề xuất chính sách được viết bởi một chính khách họ không hề biết mặt? Có bao nhiêu người biết phải tìm kiếm hay truy cập những chính sách này ở đâu? Trong khi đó, các đảng bảo thủ, các nhà hoạt động dân chủ và cả bản thân EU đang phải vật lộn để kêu gọi sự ủng hộ từ chính những công chúng phổ thông này.
Đây không phải là một vấn đề chính trị. Sự thật đơn giản là việc sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại mới sẽ hiệu quả hơn so với việc tiếp cận với các vấn đề chính trị theo cách thức truyền thống.
Tổng thống Mỹ Donald Trump là một ví dụ điển hình. Nhiều người có thể chế nhạo ông với những dòng trạng thái được ông đăng liên tục trên tài khoản Twitter của mình, tuy nhiên tổng thống Mỹ vẫn đang nỗ lực duy trì một kênh truyền dẫn trực tiếp những đường hướng chính sách của ông tới cử tri của mình, vượt ra ngoài khuôn khổ các tuyên bố khô khan giáo điều. Cả cuộc vận động tranh cử của Trump và cuộc trưng cầu dân ý của Brexit đều dựa vào các lập luận cảm tính và khẩu hiệu mạnh mẽ hơn là các kế hoạch hay chính sách thực tế.
EU phải bắt kịp với xu hướng này. Những con số thống kê khô khan và tài liệu chính sách nhàm chán không phải là cách để kết nối với người dân. Chiến dịch tranh cử thành công của tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Đảng Dân chủ Tự do ở Đức đã cho thấy các chính phủ hoàn toàn có thể thúc đẩy các chính sách, đường lối ôn hòa theo một cách hấp dẫn hơn với công chúng.
Cải cách cơ cấu và chính trị vẫn rất quan trọng, nhưng phải kèm theo việc kết nối hiệu quả hơn với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Trong một thế giới đầy tạp âm và tin tức lá cải, những thông điệp của EU có thể sẽ bị phai nhạt trong tiếng ồn.
Trong buổi họp báo sáng nay (12/11) tại Phủ Chủ tịch cùng với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của sự công bằng trong thương mại quốc tế cũng như tái khẳng định sự cam kết của Mỹ đối với Việt Nam trong cả kinh tế lẫn chính trị.
Các nhà đàm phán của Liên minh châu ÂU (EU) về vấn đề Brexit đã nhấn mạnh thêm một lần nữa nhằm thúc đẩy nước Anh nhanh chóng tiến hành đàm phán ra khỏi khối này.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.