Quốc tế

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Minh Vương Thứ ba, 07/01/2020 - 11:57

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Quý cuối cùng của năm 2019 đã qua đi nhưng giới khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ vẫn khó có thể quên được cú nổ lớn mang tên WeWork.

Từng nhận được không ít kỳ vọng khi nổi lên như một hiện tượng của nền kinh tế chia sẻ, công ty khởi nghiệp (startup) WeWork đã rơi vào hỗn loạn và khủng hoảng chỉ trong hơn một tháng khi nhà sáng lập kiêm CEO Adam Neumann từ chức và giá trị của WeWork rơi xuống mức 7 tỷ USD thay vì con số 47 tỷ USD tự định giá ban đầu.

“Chú kỳ lân” này suốt một thời gian dài được xem là biểu tượng sáng chói của thung lũng Silicon với sự táo bạo vô biên và không tuân theo quy luật kinh tế nào.

Thế nhưng, khi bản cáo bạch IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu) của WeWork được tung ra cũng là lúc hé lộ nhiều thông tin quan ngại về những tiêu chuẩn quản trị, sự bền vững của mô hình kinh doanh cũng như kết quả kinh doanh không mấy khả quan. Softbank từ một nhà đầu tư lớn nay lại kiêm thêm cả vị trí “ân nhân cứu mạng” của WeWork.

2019 – Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Từ người đàn ông tưởng chừng có tất cả, CEO WeWork trở về trắng tay sau khi để sự tư lợi cá nhân nổi lên quá lớn. Ảnh: Cindy Ord/Getty

Trường hợp của WeWork được xem là hồi chuông cảnh tỉnh mà giới đầu tư vào thị trường đại chúng gửi tới những statrtup nổi tiếng chỉ biết đốt tiền mà chẳng mò thấy lãi.

Thế nhưng, sự thất bại của WeWork lại chẳng hề đơn độc khi nhiều startup khác cũng rơi vào cảnh “vỡ mộng” tương tự như Lyft, Uber hay Peloton. Với những nhà đầu tư đầu tiên, mô hình của các doanh nghiệp này sẽ thay đổi cách thế giới vận hành nhưng với những tay chơi trên thị trường đại chúng, điều họ quan tâm là khi nào doanh nghiệp sẽ kiếm ra tiền.

Kể từ khi tiến hành IPO vào nửa đầu năm ngoái, Lyft và Uber đã giảm tới 40 tỷ USD giá trị thị trường, đều giao dịch ở dưới mức giá IPO và cổ phiếu không ngừng tạo ra những đáy mới.

Báo cáo của hai doanh nghiệp này cho thấy số tiền không lồ đã "bay hơi". Trong khi Uber báo lỗ hơn 5,2 tỷ USD trong quý II/2019 thì Lyft mất 650 triệu USD. Không có công ty nào trong số hai cái tên này được dự báo sẽ có lãi trong hai năm tiếp theo, theo CNN.

SmileDirectClub – một startup về cung cấp dịch vụ nha khoa từ xa dựa trên nền tảng công nghệ cũng giao dịch ở mức chỉ bằng một nửa giá IPO còn cổ phiếu doanh nghiệp kinh doanh xe đạp tập thể dục Peloton thì thấp hơn hơn gần 25%, theo New York Times.

Tác giả Stephen Grocer trên trang này nhận định đằng sau cơn sốt ồ ạt đầu tư và định giá sai giá trị startup có nỗi sợ bỏ lỡ những doanh nghiệp công nghệ có thể tạo ra thay đổi thế giới tiếp theo.

Điều đáng lo ngại không nằm ở việc startup nhận vốn từ các doanh nghiệp tư nhân hay quỹ đầu tư mạo hiểm để phát triển mà nằm ở rủi ro của dòng đầu tư khi các startup không có sự giám sát từ thị trường IPO. Điều này đồng nghĩa với việc startup không cần tới cập nhật tài chính hàng quý hoặc những bằng chứng cho thấy nỗ lực tạo ra lợi nhuận.

Một số startup nổi lên, bước dần ra thị trường nhưng rõ ràng, không phải bất cứ ai cũng đáp ứng được những yêu cầu.

Ben Winck trên Business Insider đánh giá việc chuyển từ sở hữu tư nhân sang sở hữu đại chúng ngày càng khó khăn hơn khi các nhà đầu tư kỳ vọng nhiều hơn từ các kỳ lân cũng như không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các kỹ thuật quảng cáo, tiếp thị.

Trong khi hồ sơ IPO của WeWork lưu ý đến mục tiêu "nâng cao ý thức của thế giới" thì Peloton hướng đến "bán sự hạnh phúc" còn Lyft "đi đầu trong sự thay đổi xã hội lớn". Những tài liệu IPO này có xu hướng nghiêng về kịch tính và hấp dẫn các nhà đầu tư với ngôn ngữ đầy tham vọng.

Tuy nhiên, nhiều startup kỳ lân tự coi là "kẻ phá rối" kinh doanh truyền thống và không đưa ra mô hình kinh doanh có thể tăng trưởng lợi nhuận đáng tin - điều mà các nhà đầu tư đại chúng cần.

Từ ‘ngáo công nghệ’ đến ‘ngáo giá’, ‘bong bóng’ WeWork xì hơi

Từ ‘ngáo công nghệ’ đến ‘ngáo giá’, ‘bong bóng’ WeWork xì hơi

Quốc tế -  4 năm
Bản chất là một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, nhưng WeWork lại được dán nhãn là một startup công nghệ dẫn đến việc định giá... trên trời. Bong bóng đã bay lên nhưng rồi lại nhanh chóng xì hơi rơi thẳng.
Từ ‘ngáo công nghệ’ đến ‘ngáo giá’, ‘bong bóng’ WeWork xì hơi

Từ ‘ngáo công nghệ’ đến ‘ngáo giá’, ‘bong bóng’ WeWork xì hơi

Quốc tế -  4 năm
Bản chất là một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, nhưng WeWork lại được dán nhãn là một startup công nghệ dẫn đến việc định giá... trên trời. Bong bóng đã bay lên nhưng rồi lại nhanh chóng xì hơi rơi thẳng.
Hai nút thắt trong khởi nghiệp

Hai nút thắt trong khởi nghiệp

Khởi nghiệp -  4 năm

Vốn và con người được xem là những nguồn lực quan trọng nhất đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, nhưng việc tiếp cận và phát huy hai yếu tố này vẫn còn là khó khăn lớn với đa số startup ở Việt Nam.

Công cụ để khởi nghiệp Việt Nam sáng tạo

Công cụ để khởi nghiệp Việt Nam sáng tạo

Tiêu điểm -  4 năm

Khi các chính sách hiện hành chưa theo kịp xu hướng công nghệ, thì cơ chế sandbox sẽ giúp thúc đẩy khởi nghiệp Việt Nam sáng tạo, mang lại cho xã hội những giá trị mới, góp phần phát triển kinh tế nước nhà.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  2 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  2 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

Tiêu điểm -  3 giờ

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc đã đưa các giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Suốt gần ba thập kỷ đồng hành, VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống và những câu chuyện độc bản của hàng triệu khách hàng.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Tiêu điểm -  6 giờ

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị. TheLEADER trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Tiêu điểm -  6 giờ

Chính phủ ban hành giải pháp khắc phục bão Yagi như giảm lãi suất, miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính, khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh.