NHNN bỏ giới hạn 49% sở hữu nước ngoài tại fintech thanh toán
Sau khi đưa dự thảo ra lấy ý kiến, Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định giới hạn sở hữu nước ngoài tối đa 49% tại các tổ chức trung gian thanh toán.
Rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với các khoản tín dụng là cách tốt nhất để họ vững bước qua thời kỳ khó khăn.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải hứng chịu hậu quả khủng khiếp của đại dịch Covid-19. Họ đang đối mặt với những khó khăn đến từ sự suy giảm nguồn cung, chuỗi cung ứng gián đoạn và thiếu hụt về tiềm lực tài chính.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Cụ thể, ở đa số các quốc gia, các doanh nghiệp này đóng góp tới khoảng 50% GDP cũng như cung cấp tới 70% việc làm cho người lao động. Trong bối cảnh khó khăn này, sự hỗ trợ về tài chính là phương pháp duy nhất để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tồn tại trong khủng hoảng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, ngay cả khi đại dịch Covid-19 bùng phát và tạo ra những thương tổn chí mạng cho nền kinh tế, chỉ có chưa đến 15% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển có đầy đủ quyền tiếp cận với những gói tín dụng cần thiết cho sự tăng trưởng. Điều này là một bất cập không hề nhỏ, gây ảnh hưởng tới tiến trình phát triển của các nền kinh tế.
Công ty Tài chính quốc tế (IFC) cho biết, nhu cầu tài chính chưa được đáp ứng mỗi năm của các công ty vừa và nhỏ rơi vào khoảng 5,2 nghìn tỷ đô la Mỹ. Dự kiến, trong năm nay, con số sẽ còn cao hơn nữa vì ảnh hưởng của đại dịch.
Các phương thức cho vay vốn truyền thống không còn phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Một sự thật cần phải được nhìn nhận là phương thức cho vay truyền thống không thể giải quyết được sự thiếu hụt trong tiếp cận nguồn tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như không phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp này.
Các chủ doanh nghiệp có quy mô không lớn ở những nền kinh tế đang phát triển rất hiếm khi sở hữu tài sản thế chấp để đáp ứng khoản vay tài chính mà họ cần, cũng như không có thời gian để làm thủ tục tại chi nhánh ngân hàng, và càng không thể chờ đợi 6 – 8 tuần cho một lời hẹn “có thể sẽ được vay”.
Ngoài ra, mô hình cho vay truyền thống còn cung cấp cho các định chế tài chính quyền truy cập vào các dữ liệu trên báo cáo tín dụng. Ở những nước đang phát triển, việc tăng điểm tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là khá khó khăn, dù đang được cải thiện nhưng chắc chắn cần một thời gian rất dài mới có thể đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Ngay cả khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hoàn tất thủ tục kiểm toán, báo cáo thuế và dự báo kết quả sản xuất kinh doanh trong 5 năm, thì yêu cầu cho vay của doanh nghiệp cũng sẽ mất nhiều tuần để xử lý, và cơ hội được chấp nhận cũng không hề cao.
Công nghệ Fintech đem lại phương pháp tiếp cận nguồn vốn vay mới
Gần đây, một số công nghệ cho vay vốn dựa trên nền tảng fintech đang được phát triển, tạo ra một mô hình mới nhanh, dễ dàng, minh bạch và tiết kiệm hơn. Theo đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chia sẻ thông tin của mình để đổi lấy quyền tiếp cận với các nguồn tín dụng cần thiết để xây dựng công ty.
Bằng việc sử dụng công cụ phân tích tiên tiến cùng trí tuệ nhân tạo để đánh giá giao dịch và các dữ liệu thay thế (dữ liệu đơn giản như bảng sao kê ngân hàng cho thấy dòng tiền của các doanh nghiệp), nhà cung cấp dịch vụ fintech có thể hiểu kỹ hơn về những doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn. Thông qua đó, một bản đánh giá tín dụng của doanh nghiệp cũng như rủi ro của khoản vay sẽ được thiết lập nhanh chóng, và vốn sẽ được cấp cho doanh nghiệp đăng ký vay chỉ trong vòng 24 giờ.
Trong bối cảnh hiện nay, việc áp dụng công nghệ nói trên sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ, đưa họ thoát khỏi tình trạng ngặt nghèo và áp lực đang đè nặng bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra, cũng như góp phần khơi dậy tiềm năng để hồi phục và phát triển vững mạnh trong tương lai.
Ở các nền kinh tế đang phát triển nhanh tại châu Âu và châu Mỹ, các công ty cung cấp dịch vụ vay vốn trên nền tảng fintech điển hình như Lydia đang hoạt động rất mạnh mẽ, với các gói vay tối thiểu là 150 đô la. Hoạt động của các công ty này được đánh giá tích cực trong việc sản sinh ra một thế hệ doanh nhân mới, mang lại cơ hội phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết tình trạng thất nghiệp cũng như dân chủ hóa hoạt động vay vốn tín dụng.
Đặc biệt, trong bối cảnh các lệnh giãn cách xã hội được thực thi, dịch vụ này còn phát huy vai trò quan trọng hơn nữa cùng với nhu cầu vay vốn để trang trải của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, tất cả mới chỉ đang ở những bước khởi đầu. Tương lai phát triển việc áp dụng công nghệ fintech vào quá trình vay vốn rất cần sự hợp tác, trao đổi dữ liệu giữa những nhà quản trị, những ông trùm công nghệ, các nhà cung cấp dịch vụ và các định chế tài chính. Sự hợp tác này nếu được kết hợp với các gói kích thích kinh tế của chính phủ sẽ tạo ra nguồn lực vô cùng mạnh mẽ giúp nền kinh tế và cụ thể là các doanh nghiệp nhỏ nhưng chiếm phần lớn nền kinh tế có đủ sức đương đầu với cơn sóng thần mang tên Covid-19.
Tác động trong dài hạn của đại dịch Covid-19 vẫn chưa thể đong đếm được. Tuy vậy nhu cầu vay vốn tăng cao trong thời gian qua do ảnh hưởng của sự lây lan dịch bệnh có thể là động lực giúp thúc đẩy quá trình số hóa ngành tài chính.
Rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với các khoản vay tín dụng chính là cách tốt nhất để họ vững bước qua thời kỳ khó khăn, đảm bảo hồi phục và phát triển kinh tế toàn cầu trong tương lai.
Sau khi đưa dự thảo ra lấy ý kiến, Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định giới hạn sở hữu nước ngoài tối đa 49% tại các tổ chức trung gian thanh toán.
Trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) của Việt Nam, giá các thương vụ đầu tư đã công bố đạt 410 triệu USD trên tổng số 800 triệu USD được đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp năm 2019.
Thời gian qua, hàng loạt fintech trong và ngoài nước đã đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Vậy lý do gì vẫn khiến nước ta đi sau khu vực Đông Nam Á với độ phủ của các dịch vụ tài chính - ngân hàng?
Sở dĩ Việt Nam bật lên hẳn trong trong mảng fintech năm 2019 là có sự đóng góp lớn từ các thương vụ lớn là MoMo Pay và VNpay, cả đều trong mảng ví điện tử và thanh toán.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.