Phát triển bền vững

Để doanh nghiệp bớt bơ vơ trong nông nghiệp bền vững

Kiều Mai Thứ năm, 17/07/2025 - 11:44
Nghe audio
0:00

Nông nghiệp tuần hoàn mang đến lợi ích không thể phủ nhận, nhưng đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ của các bên liên quan và đặt người nông dân vào trung tâm.

Tương lai tất yếu của ngành nông nghiệp

Việt Nam là nước có truyền thống nông nghiệp và hiện nay, cũng là nước có thể mạnh về nông nghiệp.

Những yêu cầu mới của thời đại, như những cam kết về tiêu chuẩn an toàn môi trường sinh thái mà Việt Nam tham gia, sức ép ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thông minh, phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là bước đi tất yếu của Việt Nam.

Nhận định này được ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh tại Diễn đàn Nông nghiệp 2025 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 16/7.

Đại diện VCCI khẳng định, nông nghiệp tuần hoàn vừa là yêu cầu bắt buộc, vừa là động lực tiến tới nền nông nghiệp xanh, chi phí thấp, gia tăng chuỗi giá trị, thay đổi thói quen canh tác lạc hậu, hạn chế sử dụng tài nguyên, giảm phát thải nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường...

Tư duy kinh tế tuần hoàn không chỉ là một chiến lược sản xuất nông nghiệp, mà còn là một triết lý quản lý tối ưu hóa tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 

Với mục tiêu giảm thiểu lãng phí và tối đa hóa giá trị các nguồn lực đa dạng, tư duy tuần hoàn không chỉ mang đến lợi ích kinh tế, đem lại thu nhập tăng thêm cho người nông dân, mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái và xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại.

Đồng quan điểm, ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT CTCP T&T 159, nhận định, trong bối cảnh nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, mô hình kinh tế tuần hoàn đã và đang trở thành xu hướng tất yếu.

Việc triển khai kinh tế tuần hoàn sẽ là một trong những động lực giúp ngành nông nghiệp Việt Nam chuyển đổi sang mô hình phát triển hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông cho biết, Việt Nam hiện có hơn 60% dân số sống ở khu vực nông thôn và nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ lực. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn dựa nhiều vào mô hình truyền thống, khai thác tài nguyên theo chiều rộng, phát thải lớn và dễ bị tổn thương trước tác động môi trường. 

Trong khi đó, nông nghiệp tuần hoàn vận hành theo chu trình khép kín, giúp tiết kiệm vật tư đầu vào, tái tạo tài nguyên tại chỗ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nước, giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi...

Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT CTCP T&T 159

Ông Thắng cho biết, thời gian qua, một số doanh nghiệp và nông hộ đã chủ động áp dụng nông nghiệp tuần hoàn vào sản xuất. Tại nhiều địa phương, rơm rạ và chất thải chăn nuôi đã được tận dụng để sản xuất phân bón hữu cơ thông qua chế phẩm vi sinh, hỗ trợ canh tác lúa và rau màu theo hướng hữu cơ. Các mô hình này giúp tiết giảm chi phí đầu vào, đồng thời nâng cao giá trị đầu ra thông qua việc tạo ra sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường.

Một số mô hình khác sử dụng dịch vụ cơ giới để thu gom rơm rạ làm nguyên liệu sản xuất nấm, thức ăn chăn nuôi và phân hữu cơ đã cho thấy hiệu quả tích cực tại vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nam Bộ. Việc tái sử dụng phụ phẩm đã giúp tăng thu nhập từ sản xuất lúa gạo lên khoảng 15% so với phương thức sản xuất tuyến tính truyền thống.

Bên cạnh đó, các mô hình chăn nuôi tuần hoàn cũng đang được triển khai tại Phú Thọ, Hưng Yên, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Nội…, trong đó phụ phẩm như thân cây ngô, sắn, đậu, lạc được ủ chua làm thức ăn cho gia súc. 

Phân thải từ chăn nuôi sau đó được xử lý bằng sinh học để tái sử dụng cho trồng trọt. Nhờ vậy, giá thành thức ăn giảm, hiệu quả kinh tế tăng từ 10 – 15% so với chăn nuôi truyền thống.

Cũng tại diễn đàn, ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch ThaiBinh Seed, cho biết thêm, Việt Nam hiện nay đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp mang lại hiệu quả tích cực.

Trong ngành lúa gạo, có thể kể đến một số mô hình tiêu biểu như mô hình sản xuất lúa - cá - vịt ở ĐBSCL, giúp tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi và kiểm soát sâu bệnh sinh học; mô hình thu gom rơm rạ để trồng nấm, sản xuất phân hữu cơ, làm chất đốt thay thế nhiên liệu hóa thạch tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

Bên cạnh đó, một số hợp tác xã ở Thái Bình, An Giang, Đồng Tháp đã ứng dụng canh tác hữu cơ, sử dụng chế phẩm vi sinh và tái tạo phụ phẩm sau thu hoạch, hướng đến tiêu chuẩn gạo sạch, gạo hữu cơ.

Thiếu sợi dây liên kết

Mặc dù một số mô hình đã cho thấy lợi ích, nhưng theo ông Báo, phần lớn các mô hình này còn mang tính tự phát, thiếu liên kết vùng, thiếu cơ chế hỗ trợ đồng bộ về vốn, kỹ thuật và đầu ra thị trường. Việc phát triển tuần hoàn vẫn còn rời rạc, chưa hình thành chuỗi khép kín từ giống, canh tác, thu hoạch, chế biến đến tiêu thụ và tái tạo tài nguyên .

“Từ các doanh nghiệp sản xuất giống, sản xuất gạo, đến chế biến và tiêu thụ, cần hình thành chuỗi giá trị liên kết khép kín. Phụ phẩm như cám gạo có thể được chế biến thành mỹ phẩm, giúp mở rộng biên độ giá trị. Việc liên kết này còn giúp giảm chi phí, kiểm soát chất lượng, minh bạch truy xuất nguồn gốc vì những yếu tố này ngày càng quan trọng trong thương mại quốc tế”, ông Báo nhấn mạnh.

Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch ThaiBinh Seed

Bên cạnh đó, cần đầu tư vào chế biến sâu và công nghệ bảo quản hiện đại. Thay vì chỉ xuất khẩu gạo thô, cần tập trung phát triển các dòng sản phẩm cao cấp từ gạo như: gạo dinh dưỡng, gạo hữu cơ, bánh, sữa gạo, mỹ phẩm…

Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng giám đốc CTCP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh cho biết, để doanh nghiệp nông nghiệp không một mình trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp bền vững, trước hết cần hình thành rõ mô hình liên kết bẩy nhà.

Trong đó bao gồm nhà nước - quy hoạch vùng, đầu tư hạ tầng sản xuất và chế biến; nhà khoa học chuyển giao kỹ thuật hữu cơ – truy xuất – đánh giá đất; nhà tổ chức sản xuất là doanh nghiệp, đầu mối đơn hàng – phân phối; nhà nông: sản xuất theo quy trình - minh bạch đầu ra.

Cùng với đó là nhà tiêu dùng – bán lẻ để tiêu thụ có trách nhiệm; ngân hàng: tín dụng xanh, dài hạn cho vùng chuyển đổi; truyền thông – giáo dục để kiến tạo tạo hành vi tiêu dùng minh bạch mô hình này đã và đang được áp dụng thực tiễn, giúp chuỗi tuần hoàn không bị đứt gãy, đảm bảo lợi ích công bằng iữa nông dân – doanh nghiệp – người tiêu dùng.

Bà Hiếu cũng đề xuất, cần có quy hoạch vùng nguyên liệu hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế, có đầu tư đồng bộ. Bên cạnh đó, xây dựng chương trình tập huấn và đào tạo nhân lực hiểu biết về nông nghiệp hữu cơ chuyên sâu, ngăn “chảy máu chất xám” và hỗ trợ vùng nguyên liệu có người giám sát đạt chuẩn lâu dài.

“Cần có một chính sách mạnh mẽ, dài hạn, ổn định, để những người làm nông nghiệp có thể sống được – lớn được – lan tỏa được. Nền nông nghiệp Việt Nam cần được nuôi dưỡng bằng chính sách biết trân trọng người giữ đất”, bà Hiếu nhấn mạnh.

Trong nông nghiệp tuần hoàn, phế phẩn của giai đoạn này là đầu vào của giai đoạn khác. Ảnh: Hoàng Anh

Ở một góc độ khác, ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho rằng, để mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp thực sự phát huy hiệu quả, cần đặt khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào vị trí trung tâm.

 “Chuyển đổi tích cực phải là chuyển đổi mô hình kinh tế nông nghiệp. Mà muốn làm được điều đó thì vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là rất quan trọng”, ông phân tích. 

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 540/QĐ-TTg, phê duyệt đề án phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030. Đây là một chính sách kịp thời, phản ánh đúng yêu cầu của thực tiễn. “Chúng tôi kỳ vọng rất nhiều vào lợi ích to lớn mà quá trình chuyển đổi này có thể mang lại”, ông chia sẻ.

Tuy vậy, ông Ngọc cũng cho rằng vẫn còn một số khó khăn nhất định trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là ở khía cạnh chính sách. Một số quy định pháp luật liên quan hiện vẫn mang tính khái quát, cần được rà soát và điều chỉnh để phù hợp hơn với đặc thù của mô hình sản xuất tuần hoàn. 

Ngoài ra, cách tiếp cận trong quản lý vẫn chủ yếu dựa trên tư duy sản xuất tuyến tính, trong khi các mô hình mới lại đòi hỏi sự linh hoạt và tính mở cao hơn. Những khoảng trống này phần nào ảnh hưởng đến khả năng thử nghiệm, triển khai các giải pháp đổi mới sáng tạo trong thực tiễn.

Do đó, để xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật cho kinh tế tuần hoàn, trước hết phải xuất phát từ thực tiễn sản xuất. “Muốn ra được tiêu chí, tiêu chuẩn hay quy chuẩn thì phải có mô hình thực tế. Nhưng hiện nay nhiều mô hình mới chỉ đang làm dở dang, chưa đủ điều kiện để xây dựng tiêu chuẩn”, ông Ngọc phân tích. 

Trên cơ sở đó, ông đề xuất cho phép địa phương được tiếp cận khoa học công nghệ theo hướng linh hoạt, tạo điều kiện xây dựng mô hình thử nghiệm. Thông qua các mô hình này, địa phương có thể đề xuất và hoàn thiện bộ tiêu chí kỹ thuật, từ đó làm cơ sở cho việc nhân rộng và chuẩn hóa sau này.

Bên cạnh vấn đề về chính sách và thể chế, ông Ngọc cũng đặc biệt nhấn mạnh khó khăn về tài chính. Phần lớn doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ nông dân. Việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là tài chính xanh, là thách thức rất lớn. 

Trong khi đó, đầu tư cho sản xuất tuần hoàn bao gồm cả xử lý phụ phẩm, tái chế, phát triển sản phẩm sinh học lại đòi hỏi nguồn lực đáng kể và dài hạn. 

Vì vậy, theo ông, rất cần có các chính sách tín dụng đặc thù để hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này nếu muốn thúc đẩy kinh tế tuần hoàn một cách thực chất.

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Phát triển bền vững -  2 tháng

Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Mù mờ cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn

Mù mờ cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn

Tiêu điểm -  4 tháng

Theo VCCI, dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn có nhiều tiêu chí chưa rõ ràng.

Kinh tế tuần hoàn có thể trở thành động lực tăng trưởng mới?

Kinh tế tuần hoàn có thể trở thành động lực tăng trưởng mới?

Phát triển bền vững -  5 tháng

Kinh tế tuần hoàn nhằm tiết kiệm tài nguyên, tối ưu hóa hiệu suất của doanh nghiệp, có thể trở thành động lực tăng trưởng theo lý thuyết kinh tế học.

VinFast và Batx Energies hợp tác chiến lược về tái chế và tái sử dụng pin điện áp cao

VinFast và Batx Energies hợp tác chiến lược về tái chế và tái sử dụng pin điện áp cao

Phát triển bền vững -  2 ngày

VinFast vừa công bố ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với BatX Energies - công ty công nghệ sạch hàng đầu của Ấn Độ với chuyên môn tái chế pin, thu hồi kim loại quý hiếm, và tái sử dụng pin cuối vòng đời.

Logistics xanh bắt đầu từ những tấm pallet sạch

Logistics xanh bắt đầu từ những tấm pallet sạch

Phát triển bền vững -  4 ngày

Ít ai biết rằng, những tấm pallet kê hàng nhỏ bé trong kho bãi lại đang âm thầm khơi dậy một cuộc cách mạng xanh trong ngành logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hóa giải điểm nghẽn, khai phóng tiềm năng điện mặt trời

Hóa giải điểm nghẽn, khai phóng tiềm năng điện mặt trời

Phát triển bền vững -  5 ngày

Điện mặt trời đang mở ra cơ hội bứt phá cho Việt Nam trên hành trình chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển bền vững.

Nhà sáng lập Xúc xích Đức Việt muốn làm siêu dự án kinh tế tuần hoàn 5 tỷ USD

Nhà sáng lập Xúc xích Đức Việt muốn làm siêu dự án kinh tế tuần hoàn 5 tỷ USD

Phát triển bền vững -  1 tuần

Công ty CP Tư vấn đầu tư phát triển xanh THDV của TS. Mai Huy Tân đề xuất tổ hợp kinh tế tuần hoàn – năng lượng xanh tại Quảng Ninh trị giá 5 tỷ USD.

Đà Nẵng mời gọi nhà đầu tư điện rác gần 3 nghìn tỷ

Đà Nẵng mời gọi nhà đầu tư điện rác gần 3 nghìn tỷ

Phát triển bền vững -  1 tuần

Đà Nẵng đang kêu gọi nhà đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác với công suất 1.000 tấn rác/ngày, phát điện 20MW, tổng vốn đầu tư 2.777 tỷ đồng.

Để doanh nghiệp bớt bơ vơ trong nông nghiệp bền vững

Để doanh nghiệp bớt bơ vơ trong nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  5 giây

Nông nghiệp tuần hoàn mang đến lợi ích không thể phủ nhận, nhưng đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ của các bên liên quan và đặt người nông dân vào trung tâm.

VinFast mang mẫu xe mới đến Indonesia trong lần trở lại triển lãm GIIAS 2025

VinFast mang mẫu xe mới đến Indonesia trong lần trở lại triển lãm GIIAS 2025

Nhịp cầu kinh doanh -  36 phút

VinFast công bố trở lại Triển lãm ô tô quốc tế Gaikindo Indonesia (GIIAS) 2025, diễn ra từ 24/7 đến ngày 3/8/2025.

Mua xe VinFast VF 8 lãi trăm triệu

Mua xe VinFast VF 8 lãi trăm triệu

Nhịp cầu kinh doanh -  45 phút

Với loạt ưu đãi trị giá tới cả trăm triệu đồng và chính sách sạc miễn phí, VF 8 - mẫu SUV điện 5 chỗ của VinFast được người dùng đánh giá là lựa chọn "dễ mua, dễ nuôi" nhất phân khúc D-SUV.

'Nút thắt' lớn trong thực thi Nghị quyết 68

'Nút thắt' lớn trong thực thi Nghị quyết 68

Tiêu điểm -  1 giờ

Nghị quyết 68 mở ra rất nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển bứt phá cho doanh nghiệp tư nhân, song việc thực thi được dự báo gặp nhiều thách thức.

Hòa Phát ghi nhận lợi nhuận quý cao nhất ba năm

Hòa Phát ghi nhận lợi nhuận quý cao nhất ba năm

Doanh nghiệp -  2 giờ

Với kết quả lãi lớn trong quý II vừa qua, Tập đoàn Hòa Phát đã hoàn thành được 51% kế hoạch lợi nhuận năm 2025 đã đề ra.

Giá vàng hôm nay 17/7: Trồi sụt vì lời đồn

Giá vàng hôm nay 17/7: Trồi sụt vì lời đồn

Vàng -  2 giờ

Giá vàng hôm nay 17/7 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Trong khi đó, thị trường quốc tế cũng giảm tiếp khi USD tăng mạnh.

ROX Living Đồng Hới kiến tạo không gian đô thị biển đáng sống

ROX Living Đồng Hới kiến tạo không gian đô thị biển đáng sống

Bất động sản -  4 giờ

Đô thị ven biển ROX Living Đồng Hới là mô hình đô thị bền vững – hiện đại – xanh kết hợp hài hòa giữa an cư và giá trị đầu tư lâu dài.