Doanh nghiệp
FPT tăng tốc thâm nhập thị trường châu Âu
Trong 5 năm gần nhất, FPT đã liên tiếp thực hiện các thương vụ M&A tại nhiều khu vực với mục tiêu ghi danh vào nhóm các tập đoàn công nghệ hàng đầu.
Dấu ấn của FPT tại Đức
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp Việt Nam đang cho thấy sự trưởng thành và khát vọng vươn ra biển lớn.
Tập đoàn FPT là minh chứng cho khát vọng này, khi công bố thương vụ M&A một công ty tại Đức là David Lamm Consulting, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn công nghệ thông tin chuyên về mảng năng lượng.
Phía FPT cho hay, thương vụ không đơn thuần là một giao dịch mua bán, mà còn là một nước cờ mang tính bước ngoặt. Bởi Đức, với nền kinh tế phát triển và ngành năng lượng tiên tiến, đang là một thị trường tiềm năng với FPT.
Việc sở hữu David Lamm Consulting, một đơn vị có bề dày kinh nghiệm và uy tín tại Đức, sẽ giúp FPT rút ngắn thời gian thâm nhập và xây dựng vị thế tại đây.
Một điểm đáng chú ý khác là lĩnh vực năng lượng hiện cũng đóng góp gần 50% doanh thu của FPT tại thị trường châu Âu.
Với thế mạnh của David Lamm Consulting về thiết kế giao diện người dùng (UI/UX), tích hợp hệ thống, phát triển toàn diện (full-stack), tích hợp SAP và hệ thống quản lý thông tin khách hàng (CRM), FPT sẽ có thêm cơ sở để cung cấp các giải pháp toàn diện hơn cho các doanh nghiệp năng lượng tại Đức và rộng hơn là châu Âu.
Ông Nguyễn Khải Hoàn, Phó tổng giám đốc FPT tin tưởng: "Thương vụ này giúp FPT gia tăng năng lực công nghệ, tư vấn và lợi thế cạnh tranh, tiếp tục củng cố vị thế là đối tác chiến lược cho các công ty năng lượng trên khắp châu Âu, cũng như toàn cầu".
Sự kết hợp giữa kinh nghiệm triển khai dự án và mạng lưới rộng khắp của FPT, kết hợp với chuyên môn sâu rộng và đội ngũ nhân lực chất lượng cao của David Lamm Consulting hứa hẹn sẽ mang lại những giải pháp đổi mới, bền vững và đón đầu xu thế cho các doanh nghiệp trong ngành năng lượng.
Với hơn 16 năm hoạt động tại thị trường châu Âu, FPT hiện xây dựng được một nền tảng vững chắc tại 9 quốc gia và trở thành đối tác tin cậy của hơn 150 doanh nghiệp hàng đầu châu Âu, bao gồm những tên tuổi lớn như E.ON, Schaeffler, Viessmann, Covestro, Volvo và Siemens.

Hành trình M&A của FPT
Thương vụ mua lại David Lamm Consulting không phải là lần đầu tiên FPT thể hiện sự chủ động và quyết đoán trong chiến lược M&A quốc tế.
Nhìn lại lịch sử phát triển của tập đoàn này, có thể thấy M&A đang trở thành một công cụ quan trọng giúp FPT nhanh chóng mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ mới, và củng cố năng lực cạnh tranh trên toàn cầu.
Từ năm 2014, FPT đã thay đổi tư duy và chiến lược phát triển khi thực hiện thương vụ mua lại RWE IT Slovakia. Đây là một dấu mốc quan trọng, không chỉ bởi đây là thương vụ M&A đầu tiên của một doanh nghiệp công nghệ Việt Nam ở nước ngoài, mà còn thể hiện khát vọng vươn ra thị trường quốc tế một cách chủ động và bài bản.
Tiếp theo đó, năm 2018, FPT đã mua lại phần lớn cổ phần của Intellinet, một công ty tư vấn chuyển đổi số có trụ sở tại Mỹ, giúp FPT tăng cường năng lực tư vấn và mở rộng sự hiện diện tại thị trường tiềm năng này.
Intellinet mang đến cho FPT những kinh nghiệm và giải pháp tư vấn chuyên sâu, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển đổi số, một xu hướng đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Năm 2022 chứng kiến việc FPT đầu tư chiến lược vào LTS Inc., một trong 20 công ty tư vấn, quản lý kinh doanh và chuyển đổi số hàng đầu tại Nhật Bản. Động thái này cho thấy sự chú trọng đặc biệt của FPT vào thị trường Nhật, một thị trường nổi tiếng khắt khe, nhưng cũng đầy tiềm năng với nhu cầu lớn về chuyển đổi số.
Tới năm 2023, FPT tiếp tục mua lại bộ phận dịch vụ công nghệ thông tin của Intertec International, đầu tư chiến lược vào công ty AI hàng đầu là Landing AI, đồng thời thâu tóm Cardinal Peak và AOSIS, hai công ty chuyên về dịch vụ kỹ thuật sản phẩm.
Gần đây nhất, FPT mua lại toàn bộ Next Advanced Communications (NAC), một công ty dịch vụ công nghệ của Nhật Bản vào tháng 3/2024. Thương vụ này được kỳ vọng sẽ giúp FPT tăng gấp đôi lượng khách hàng tại Nhật Bản.
Điểm nổi bật trong chiến lược M&A của FPT là sự nhất quán trong việc nhắm đến các công ty có năng lực chuyên môn cao, có vị thế nhất định trên thị trường, và đặc biệt là có sự phù hợp về chiến lược phát triển và văn hóa doanh nghiệp.
FPT không chỉ đơn thuần mua lại các công ty để tăng trưởng về mặt số lượng mà còn chú trọng đến việc tích hợp và khai thác sức mạnh tổng hợp từ các thương vụ M&A, nhằm mang lại giá trị gia tăng cho các đối tác.
Chiến lược này được kỳ vọng sẽ giúp FPT không chỉ mở rộng quy mô hoạt động mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.
Sumitomo và SBI Holdings mua 40% cổ phần công ty AI của FPT
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
FPT giành nhiều hợp đồng triệu đô nhưng doanh thu quí I vẫn dưới kỳ vọng
Phía FPT cho biết đã chủ động xây dựng tới ba kịch bản ứng phó, sẵn sàng cho mọi biến động khó lường từ bối cảnh kinh tế toàn cầu.
Sumitomo và SBI Holdings mua 40% cổ phần công ty AI của FPT
Giá trị thương vụ không được FPT tiết lộ, chỉ biết rằng Smart Cloud Japan mới được phía FPT công bố thành lập từ cuối năm ngoái.
Căn hộ hạng sang đưa Đất Xanh trở lại đường đua bất động sản 2025
The Privé – dự án căn hộ hạng sang quy mô hơn 3.000 căn – là “át chủ bài” giúp Đất Xanh Group tăng mạnh doanh thu và lợi nhuận trong những năm tới.
TTC AgriS lãi 215 tỷ đồng quý III, mở rộng nông nghiệp công nghệ cao
TTC AgriS đã hoàn thành 86% mục tiêu lợi nhuận trước thuế sau ba quý, đồng thời đề ra mục tiêu tiếp tục mở rộng nông nghiệp công nghệ cao.
Lọc hóa dầu Bình Sơn ổn định giữa cơn bão thị trường năng lượng
Sự tăng trưởng này đến từ việc Lọc hóa dầu Bình Sơn đã chủ động kiểm soát chi phí, đặc biệt là giảm đáng kể các chi phí tài chính.
Doanh nghiệp Việt tìm đường vượt bão thuế quan
Giữa cơn bão thương chiến, những chiến lược ứng phó kịp thời với tinh thần đối mặt của các lãnh đạo là thông điệp đầy hy vọng cho các cổ đông.
BAF báo lãi kỷ lục nhờ giá heo hơi tăng vọt
Gần như toàn bộ lợi nhuận của BAF đến từ hoạt động chăn nuôi với sản lượng heo bán ra khoảng 160.000 con, đúng với định hướng chiến lược của ban lãnh đạo đề ra.
FPT tăng tốc thâm nhập thị trường châu Âu
Trong 5 năm gần nhất, FPT đã liên tiếp thực hiện các thương vụ M&A tại nhiều khu vực với mục tiêu ghi danh vào nhóm các tập đoàn công nghệ hàng đầu.
Căn hộ hạng sang đưa Đất Xanh trở lại đường đua bất động sản 2025
The Privé – dự án căn hộ hạng sang quy mô hơn 3.000 căn – là “át chủ bài” giúp Đất Xanh Group tăng mạnh doanh thu và lợi nhuận trong những năm tới.
TTC AgriS lãi 215 tỷ đồng quý III, mở rộng nông nghiệp công nghệ cao
TTC AgriS đã hoàn thành 86% mục tiêu lợi nhuận trước thuế sau ba quý, đồng thời đề ra mục tiêu tiếp tục mở rộng nông nghiệp công nghệ cao.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
VPBank nhận khoản vay hợp vốn nước ngoài 1 tỷ USD hỗ trợ tài chính bền vững
Thương vụ của VPBank không chỉ ghi nhận là khoản vay hợp vốn nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay về mặt quy mô, mà đồng thời còn là một khoản vay quốc tế lớn nhất hỗ trợ cho mục tiêu thúc đẩy tài chính bền vững mà một ngân hàng Việt Nam từng triển khai.
VietinBank – Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới
Trải qua 37 năm phát triển, VietinBank đã góp phần tích cực, quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trước bối cảnh chuyển đổi số và thách thức toàn cầu, VietinBank tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiến tạo tương lai bền vững và phát triển mạnh mẽ.
Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?
Cùng với đà tăng giá mạnh của phân khúc chung cư Hà Nội, thị trường cũng xuất hiện một vài dự án căn hộ hạng sang nhắm vào giới siêu giàu.