Diễn đàn quản trị
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Lấy con người làm trung tâm
Mở đầu cuộc nói chuyện về chủ đề thực hành ESG trong doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT đã chọn một "lát cắt" nhỏ, nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa, đó là con người.
Trong số ba trụ cột của ESG là môi trường, xã hội và quản trị, ông Khoa cho rằng, khía cạnh con người gần gũi và dễ liên tưởng nhất.
Hiện nay, tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam có khoảng 80.000 nhân sự và một nửa trong số đó là thế hệ Gen Z. CEO FPT hiểu rõ hơn ai hết sự thay đổi trong ưu tiên của người trẻ, họ không chỉ tìm kiếm một công việc, mà còn khát khao một nơi làm việc có ý nghĩa, nơi các giá trị về môi trường và xã hội được đặt lên hàng đầu.
"Đưa ESG vào hoạt động cốt lõi sẽ nâng cao hoạt động, mở rộng tăng trưởng bền vững, tạo môi trường tốt, và đặc biệt là thu hút lao động trẻ", ông nhấn mạnh.
Để thu hút và giữ chân những tài năng trẻ này, FPT đã kiến tạo một môi trường học tập suốt đời. Văn hóa học hỏi và chia sẻ không chỉ là khẩu hiệu suông, mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong DNA của mỗi nhân viên FPT.
Ngay cả những lãnh đạo cấp cao nhất, như Chủ tịch FPT Trương Gia Bình với 90 giờ "lên lớp" mỗi năm, hay CEO Nguyễn Văn Khoa với 75 giờ, đều phải trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo.
Một quy định có phần "khắc nghiệt" nhưng đầy tính khích lệ, không đủ giờ học, một phần tư lương tháng thứ 13 sẽ "bốc hơi". Chính sự cam kết mạnh mẽ từ ban lãnh đạo đã tạo ra một môi trường mà ở đó, mọi người đều không ngừng phát triển, kiến thức liên tục được làm mới và sự sáng tạo được ươm mầm.
"Tại FPT, chúng tôi lấy con người làm trung tâm. Người giỏi và tốt là một chuyện. Điều quan trọng là tìm được người phù hợp", ông Khoa chia sẻ, hé lộ một triết lý tưởng chừng đơn giản nhưng lại là nền tảng vững chắc cho hành trình thực hành ESG kéo dài hơn một thập kỷ của FPT.
Trong bức tranh ESG đầy màu sắc, chữ "S" (Social) không chỉ là những báo cáo đẹp đẽ trên giấy. Tại FPT, trụ cột này được tạo nên từ những hành động cụ thể, từ việc xây dựng một môi trường làm việc "tử tế, nhân văn, sáng tạo" đến việc nuôi dưỡng một thế hệ nhân sự Gen Z đầy tiềm năng.
Không dừng lại ở việc phát triển năng lực cá nhân, FPT còn chú trọng xây dựng một môi trường làm việc xanh, nơi mỗi cá nhân cảm nhận được sự tôn trọng và quan tâm.
Văn phòng xanh với không gian mở, việc kiểm soát chặt chẽ tiêu thụ điện nước, và nỗ lực hướng tới "văn phòng không giấy tờ" không chỉ là những hành động bảo vệ môi trường đơn thuần, mà còn là những biểu hiện cụ thể của sự tử tế và trách nhiệm mà FPT dành cho nhân viên của mình.
"Chúng tôi có mặt ở 30 quốc gia và luôn phải tính toán làm sao để tỷ lệ tiêu thụ năng lượng của FPT thấp nhất có thể", ông Khoa chia sẻ, cho thấy sự nhất quán trong hành động từ trụ sở chính đến các chi nhánh trên toàn cầu.

Nguyên tắc hai không, một có ở FPT
Câu hỏi đặt ra là, tại sao một tập đoàn công nghệ hàng đầu như FPT lại dành sự quan tâm đặc biệt đến ESG? Theo CEO Nguyễn Văn Khoa, ESG không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn là "sức đề kháng" thiết yếu cho doanh nghiệp trong bối cảnh thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt.
Việc đưa ESG vào hoạt động cốt lõi không chỉ nâng cao hiệu quả vận hành mà còn mở ra những cơ hội tăng trưởng bền vững, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng, nơi mà những người trẻ ưu tú muốn gắn bó lâu dài.
Thực tế cho thấy, ESG không còn là câu chuyện riêng của các "ông lớn". Ngay cả những doanh nghiệp siêu nhỏ với chỉ vài nhân viên cũng cần xây dựng cho mình những yếu tố thực thi ESG riêng biệt.
Đó chính là nguyên tắc đầu tiên trong bộ ba "kim chỉ nam" ESG mà ông Khoa chia sẻ: không sao chép.
"Chúng tôi học hỏi nhưng không sao chép. Tôi cho rằng các doanh nghiệp phải xây dựng các yếu tố thực thi ESG cho doanh nghiệp bất kể doanh nghiệp chỉ có 3-5 người", ông khẳng định. Sự độc đáo và phù hợp với đặc thù riêng của từng doanh nghiệp theo vị CEO này mới là chìa khóa để ESG thực sự phát huy hiệu quả.
Nguyên tắc thứ hai mà FPT kiên định theo đuổi là không lùi bước. Việc thực hành ESG không chỉ dừng lại ở những báo cáo hào nhoáng mà phải được hiện thực hóa trong từng hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Từ việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào quản trị nội bộ, tối ưu hóa quy trình mua bán và quản lý dòng tiền, đến việc đào tạo hàng chục nghìn kỹ sư công nghệ về AI để đáp ứng nhu cầu của thị trường, FPT đã chứng minh cam kết không lay chuyển của mình đối với các mục tiêu ESG.
"Những công việc nào thường làm việc trên máy thì nay sẽ do AI làm", ông Khoa tiết lộ về một trong những ứng dụng AI mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao năng suất và giảm thiểu tác động môi trường.
Cuối cùng, để đảm bảo hành trình ESG đi đúng hướng và mang lại những kết quả cụ thể, FPT đặt ra nguyên tắc thứ ba: phải đo đạc được việc thực hành ESG.
Việc đánh giá hiệu quả thông qua cả kết quả định lượng (các chỉ số cụ thể) và định tính (những thay đổi về nhận thức và văn hóa) giúp FPT liên tục cải thiện và tối ưu hóa các hoạt động ESG của mình.
Thậm chí, theo ông Khoa, ESG còn trở thành một "điểm chung để trao đổi văn hóa", một yếu tố khiến khách hàng cảm thấy gắn bó và không muốn rời bỏ FPT.
Xây dựng mạng lưới ESG tại Việt Nam
Nhận thức rõ vai trò tiên phong của mình, FPT không chỉ tập trung vào việc thực hành ESG trong nội bộ mà còn ấp ủ một khát vọng lớn hơn, đó là xây dựng một mạng lưới ESG nội địa mạnh mẽ, nơi các doanh nghiệp Việt Nam có thể cùng nhau học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay kiến tạo một tương lai bền vững cho đất nước.
Sáng kiến này bao gồm nhiều hành động cụ thể, từ xây dựng một hệ sinh thái ESG quốc gia, tích hợp ESG vào sản phẩm và dịch vụ, đến việc đưa ESG vào chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp.
Để hiện thực hóa tầm nhìn này, FPT đã mạnh dạn đề xuất Chính phủ ban hành các khung pháp lý và chuẩn mực ESG quốc gia, đồng thời bày tỏ sự sẵn sàng đồng hành trong việc chuẩn hóa các bộ chỉ số ESG phù hợp với bối cảnh Việt Nam và tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, FPT cũng kiến nghị về việc thúc đẩy tài chính xanh, tạo ra những ưu đãi về vốn cho các doanh nghiệp tiên phong trong việc triển khai ESG, đặc biệt là giảm gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, cũng xuất hiện những hoài nghi về thực hành ESG, như việc phát sinh chi phí, tốn thời gian đào tạo nhân sự, cho tới những quy trình làm việc mới ảnh hưởng tới hoạt động vận hành doanh nghiệp.
"Đừng xem ESG là một gánh nặng, hãy coi nó là một cơ hội. Nếu nhìn thấy ESG là cơ hội, sẽ luôn có cách để làm", ông Khoa nói.
FPT xuất hiện trên áo đấu câu lạc bộ bóng đá Chelsea
FPT giành nhiều hợp đồng triệu đô nhưng doanh thu quí I vẫn dưới kỳ vọng
Phía FPT cho biết đã chủ động xây dựng tới ba kịch bản ứng phó, sẵn sàng cho mọi biến động khó lường từ bối cảnh kinh tế toàn cầu.
Sumitomo và SBI Holdings mua 40% cổ phần công ty AI của FPT
Giá trị thương vụ không được FPT tiết lộ, chỉ biết rằng Smart Cloud Japan mới được phía FPT công bố thành lập từ cuối năm ngoái.
Chủ tịch FPT thách thức nghịch cảnh, xây đế chế công nghệ
Tại đại hội đồng cổ đông năm nay, FPT không chỉ trình bày những con số tài chính mà còn giới thiệu chiến lược phát triển như một "quốc gia công nghệ" thu nhỏ, với các trụ cột kinh tế, bộ máy sản xuất tri thức và tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt
Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.
Doanh nghiệp đang 'ngộ nhận' cứ chi tiền mua AI, chatbot là quản trị số?
Nhiều doanh nghiệp cho rằng quản trị số là triển khai AI, mua phần mềm, dùng chatbot... Thực chất, vấn đề nằm ở tư duy và năng lực quản trị.
VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới
Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0
Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.
Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư
Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.