GDP quý II tăng 7,72%, cao nhất trong 11 năm qua

Nhật Hạ Thứ tư, 29/06/2022 - 10:35

Khu vực dịch vụ trở thành động lực tăng trưởng lớn nhất của GDP quý II năm 2022.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế nửa đầu năm nay.

Kinh tế nửa đầu năm 2022 của nước ta đã khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi dịch Covid-19 xuất hiện như: công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa...

Kết quả, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2021.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,02%, đóng góp 4,56% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,87%, đóng góp 46,85%; khu vực dịch vụ tăng 8,56%, đóng góp 48,59%.

Về sử dụng GDP quý II/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,32% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 4,57%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,33%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,88%.

GDP quý II năm nay tăng 7,72%, cao nhất trong 11 năm qua

Với kết quả khả quan trên, GDP 6 tháng đầu năm 2022 đã ghi nhận mức tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ 2 năm trước (năm 2020 tăng 2,04%; năm 2021 tăng 5,74%) nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, đóng góp 5,07%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,70%, đóng góp 48,33%; khu vực dịch vụ tăng 6,60%, đóng góp 46,60%.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành chăn nuôi phát triển ổn định, sản lượng gỗ khai thác và xuất khẩu gỗ khởi sắc; sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Trong đó, ngành nông nghiệp nửa đầu năm nay tăng 2,31% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,21 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,97% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,95%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Bắc Giang đang dẫn đầu về tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp

Với khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp nửa đầu năm nay tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,94 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,66%, thấp hơn mức tăng 11,3% và tương đương mức tăng 9,63% của cùng kỳ các năm 2018 và 2019, đóng góp 2,58 điểm phần trăm.

Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng 2,28%, đóng góp 0,08 điểm phần trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành xây dựng tăng 3,65%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ nửa đầu năm nay tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn mức tăng 0,49% và 3,92% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn so với mức tăng cùng kỳ của các năm 2014-2019 .

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm như sau: bán buôn và bán lẻ tăng 5,82% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế với 0,58 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,5%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 11,19%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3,94%, đóng góp 0,16 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 8,13%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,30%; khu vực dịch vụ chiếm 40,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02%.

Về sử dụng GDP nửa đầu năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,06% so với cùng kỳ năm 2021; tích lũy tài sản tăng 3,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,10%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,41%.

Mục tiêu GDP tăng 6 - 6,5% trong năm nay là thách thức rất lớn

Mục tiêu GDP tăng 6 - 6,5% trong năm nay là thách thức rất lớn

Tiêu điểm -  2 năm
Trong bối cảnh nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài, tình hình thế giới và khu vực biến động nhanh, phức tạp và khó lường, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5% năm nay là thách thức rất lớn, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết.
Mục tiêu GDP tăng 6 - 6,5% trong năm nay là thách thức rất lớn

Mục tiêu GDP tăng 6 - 6,5% trong năm nay là thách thức rất lớn

Tiêu điểm -  2 năm
Trong bối cảnh nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài, tình hình thế giới và khu vực biến động nhanh, phức tạp và khó lường, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5% năm nay là thách thức rất lớn, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết.
Mục tiêu GDP tăng 6 - 6,5% trong năm nay là thách thức rất lớn

Mục tiêu GDP tăng 6 - 6,5% trong năm nay là thách thức rất lớn

Tiêu điểm -  2 năm

Trong bối cảnh nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài, tình hình thế giới và khu vực biến động nhanh, phức tạp và khó lường, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5% năm nay là thách thức rất lớn, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết.

GDP quý I năm 2022 tăng 5,03%

GDP quý I năm 2022 tăng 5,03%

Tiêu điểm -  2 năm

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đang phát huy hiệu quả, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại trong quý I năm 2022, Tổng cục Thống kê cho biết.

Nếu tính GDP theo tiêu chí 'xanh', kinh tế Việt Nam chưa chắc đã tăng trưởng

Nếu tính GDP theo tiêu chí 'xanh", kinh tế Việt Nam chưa chắc đã tăng trưởng

Phát triển bền vững -  2 năm

Chỉ số GDP là một chỉ số rất “thô”, thể hiện được sự tăng trưởng của nền kinh tế nhưng những cá thể trong nền kinh tế đó lại không cảm nhận được sự tăng trưởng.

GDP năm 2021 tăng 2,58%, thấp nhất trong một thập kỷ

GDP năm 2021 tăng 2,58%, thấp nhất trong một thập kỷ

Tiêu điểm -  2 năm

Những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đã khiến tăng trưởng GDP năm 2021 ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  37 phút

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.

Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất

Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.

Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh

Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh

Diễn đàn quản trị -  6 giờ

Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Tiêu điểm -  6 giờ

Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.

Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực

Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực

Diễn đàn quản trị -  7 giờ

Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.

Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất

Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất

Phát triển bền vững -  7 giờ

Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.