Phát triển bền vững

Giải bài toán kinh doanh thịt lợn thương hiệu Việt

Quỳnh Chi Thứ tư, 04/03/2020 - 07:47

Nhật Bản chỉ có một giống lợn bản địa nhưng ngành kinh doanh thịt lợn thương hiệu đã được hình thành và phát triển. Trong khi đó, Việt Nam có sự đa dạng phong phú về tài nguyên nhưng lại chưa được khai thác.

Việt Nam có sự đa dạng phong phú về tài nguyên lợn bản địa

Việt Nam có sự đa dạng phong phú và may mắn có được số lượng lớn các giống vật nuôi. Dẫn báo cáo của Chính phủ Việt Nam, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, ở Việt Nam có hơn 20 giống lợn bản địa. Gần đây, một số giống này đã bị giảm mạnh về số lượng và bị lai với các giống khác dẫn đến tình trạng một số giống bản địa gần như hoặc đã tuyệt chủng. 

Trong bối cảnh có nhiều dịch bệnh của lợn lây lan ở châu Á, việc bảo tồn các giống lợn bản địa là một nhiệm vụ cấp bách trên quan điểm đa dạng sinh học, và là một trong những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Phát triển các biện pháp bền vững để cải thiện sinh kế của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ cũng là một ưu tiên quan trọng không kém.

Trong đó, dự án thành lập hệ thống ngân hàng gien đông lạnh cho các giống lợn bản địa Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi bền vững để bảo vệ đa dạng sinh học (SATREPS) với sự cố vấn của các chuyên gia Nhật Bản bắt đầu vào tháng 5/2015 đã thực hiện khảo sát lợn bản địa Việt Nam tại 22 tỉnh và thiết lập cơ sở dữ liệu gồm các nhận dạng, phân loại, đặc tính. Sau khi dự án kết thúc vào tháng 5/2020, đối tác phía Việt Nam của dự án cam kết tiếp tục các sáng kiến do dự án khởi xướng để bảo tồn và sử dụng các nguồn tài nguyên lợn bản địa quan trọng của Việt Nam.

GS. Kazuhiro Kikuchi, cố vấn trưởng dự án này cho biết, dự án đã thực hiện bảo quản lạnh tinh trùng của các giống được chọn và thiết lập một hệ thống ngân hàng tinh trùng đông lạnh. Dự án cũng thực hiện nhiều nghiên cứu để sản xuất phôi trong ống nghiệm, đông lạnh tế bào trứng và phôi bằng phương pháp thủy tinh hóa, chuyển nhân tế bào soma, cấy chuyển phôi và hợp tử.

Các công nghệ cơ bản để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, cải thiện việc nuôi và quản lý chăn nuôi đã được phổ biến cho người chăn nuôi lợn bản địa ở tỉnh Hòa Bình nhằm tăng năng suất lợn bản địa.

Dự án đã được hình thành và bắt đầu như thế nào, thưa ông?

GS. Kazuhiro Kikuchi: Khi biết rằng Việt Nam có tới 26 giống lợn bản địa tôi đã rất kinh ngạc vì ở Okinawa (Nhật Bản) chỉ có một giống. Tôi cũng được biết rằng một số giống trong số này đã bị tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng trong quá trình ngành chăn nuôi tìm cách nâng cao hiệu quả để phát triển kinh tế. Mỗi loại giống đều có những đặc tính và đặc điểm di truyền riêng, cả đã được khám phá và chưa được khám phá. Các đặc tính và đặc điểm di truyền này không thể khôi phục lại được một khi bị mất đi. 

Khai thác ngành kinh doanh thịt lợn thương hiệu
GS. Kazuhiro Kikuchi

Nhận thức được điều này và trước nguy cơ mất đi các nguồn tài nguyên lợn bản địa, các nhà nghiên cứu Việt Nam và Nhật Bản đã thảo luận về cách thức bảo tồn các giống bản địa này như thế nào và quyết định xin tài trợ dự án SATREPS, theo đó các nghiên cứu và hoạt động chung có thể được thực hiện bởi cả hai nước.

Các hoạt động chính của dự án là gì?

GS. Kazuhiro Kikuchi: Dự án có bốn hợp phần chính. Thứ nhất, khảo sát lợn bản địa Việt Nam và thiết lập hệ thống ngân hàng đông lạnh. Trong đó, khảo sát kiểu hình và đặc điểm di truyền; bảo quản đông lạnh tinh trùng và thiết lập hệ thống ngân hàng tinh trùng (hệ thống ngân hàng gene).

Thứ hai, phát triển kỹ thuật sinh sản, cụ thể là sản xuất phôi trong ống nghiệm; đông lạnh tế bào trứng và phôi; nhân bản. Trong hệ thống ngân hàng gene hiện được thành lập tại Viện Chăn nuôi, chỉ có tinh trùng được bảo quản lạnh. Tuy nhiên, để áp dụng trong tương lai, các nghiên cứu đã được thực hiện để thiết lập các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, đông lạnh tế bào trứng và phôi. Kỹ thuật này hiện được cho là rất khó. Ngoài ra, các nghiên cứu để thiết lập một kỹ thuật chuyển nhân tế bào soma, hay còn thường được gọi là kỹ thuật nhân bản cũng đã được thực hiện.

Thứ ba, khảo sát tình hình dịch bệnh tại các trại nuôi lợn bản địa ở Việt Nam. Thứ tư, cải thiện việc quản lý chăn nuôi lợn bản địa Việt Nam để tăng năng suất.

Hợp phần thứ ba và thứ tư đã được thực hiện thử nghiệm với hộ chăn nuôi mẫu ở tỉnh Hòa Bình. Các hoạt động phổ biến đã được thực hiện để Qhòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh và cải thiện việc quản lý chăn nuôi và dinh dưỡng.

Qua các nghiên cứu về lợn bản địa Việt Nam, đâu là những phát hiện mới mà ông thu nhận được?

GS. Kazuhiro Kikuchi: Trước hết, lợn bản địa Việt Nam chịu được điều kiện chăn nuôi kém (vì chúng có thể sống bằng thức ăn sống) nhưng thịt thì lại rất ngon. Điều này rất quan trọng về mặt thực phẩm, vì nó làm tăng cơ hội xây dựng thương hiệu thịt lợn bản địa. 

Thứ hai, nhiều giống lợn bản địa của Việt Nam có kích thước nhỏ với trọng lượng chỉ 40-50kg, có nghĩa là chúng có thể được dùng phục vụ mục đích y học. Điều này có thể tạo ra nhu cầu tiềm năng và cơ hội thương mại trong tương lai. Như vậy, tài nguyên lợn bản địa Việt Nam có nhiều tiềm năng khác nhau.

Cần lưu ý, Nhật Bản chỉ có một và ở Philippines chỉ có vài giống lợn bản địa nhưng ngành kinh doanh thịt lợn thương hiệu đã được hình thành và phát triển. Trong khi đó, Việt Nam có sự đa dạng phong phú về tài nguyên nhưng lại chưa được khai thác.

Ông mong muốn các đối tác Việt Nam sẽ tiếp tục làm gì sau khi dự án kết thúc?

GS. Kazuhiro Kikuchi: Cho đến nay trong dự án, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cùng tham gia nghiên cứu. Từ giờ trở đi, phía Việt Nam sẽ phải tiếp tục một mình. Tôi hy vọng rằng các đối tác Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức để bảo tồn nguồn gien và chia sẻ tầm quan trọng của việc bảo tồn với những nhà nghiên cứu bên ngoài. Điều quan trọng là áp dụng những gì đã biết để bảo tồn và tiếp tục.

Ông nghĩ gì về sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi kể từ năm ngoái?

GS. Kazuhiro Kikuchi: Sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi (ASF) gây nhiều mối đe dọa trong việc thực hiện dự án. Chúng tôi đã cố gắng thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đối phó với tình hình dịch bệnh, phải mất nhiều nỗ lực và thời gian hơn. Một số hoạt động theo kế hoạch đã phải hủy bỏ. 

Tuy nhiên, các hoạt động chăn nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi Thái Nguyên không bị ảnh hưởng do có các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát, và điều này đã cho chúng tôi niềm tin rằng có thể ngăn chặn được ASF nếu thực hiện các biện pháp kịp thời và hiệu quả. Sự lây lan của ASF cũng cho chúng ta một thông điệp quan trọng về bảo tồn nguồn gien, vì một khi nguồn gien bị mất đi do các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, không có cách nào phục hồi được.

Đối với việc tìm kiếm và chăn nuôi giống lợn không bị nhiễm virus nói chung, có tiềm năng để tìm thấy những con lợn như vậy trong nguồn tài nguyên di truyền phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay, cá thể hoặc nhóm cá thể như vậy vẫn chưa được chứng minh. Việc tiếp tục khảo sát và nghiên cứu là cần thiết.

Quan điểm của ông về sự hợp tác giữa hai quốc gia và các tổ chức tham gia dự án?

GS. Kazuhiro Kikuchi: Hợp tác và cộng tác là rất cần thiết trong nghiên cứu và thực hiện dự án. Mặc dù tôi có cảm tưởng rằng các tổ chức Việt Nam có xu hướng hoạt động theo chiều dọc, nhưng tăng cường hợp tác theo chiều ngang giữa các tổ chức nghiên cứu sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nghiên cứu và thực hiện dự án.

Xin cảm ơn ông!

Xuất khẩu nông nghiệp - tiềm năng lớn của Việt Nam

Xuất khẩu nông nghiệp - tiềm năng lớn của Việt Nam

Leader talk -  5 năm
Đất nước và con người Việt Nam kế thừa một tinh hoa nông nghiệp từ suốt mấy nghìn năm trước. Kết hợp với công nghệ hiện đại và quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam hoàn toàn có thể định vị một mũi nhọn đột phá kinh tế, tạo ra các sản phẩm và tập đoàn có quy mô tỷ đô bằng chiến lược trọng tâm là xuất khẩu nông nghiệp.
Xuất khẩu nông nghiệp - tiềm năng lớn của Việt Nam

Xuất khẩu nông nghiệp - tiềm năng lớn của Việt Nam

Leader talk -  5 năm
Đất nước và con người Việt Nam kế thừa một tinh hoa nông nghiệp từ suốt mấy nghìn năm trước. Kết hợp với công nghệ hiện đại và quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam hoàn toàn có thể định vị một mũi nhọn đột phá kinh tế, tạo ra các sản phẩm và tập đoàn có quy mô tỷ đô bằng chiến lược trọng tâm là xuất khẩu nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp bị phê bình vì để thiếu thịt lợn

Bộ Nông nghiệp bị phê bình vì để thiếu thịt lợn

Tiêu điểm -  5 năm

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phê bình Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khi để thiếu thịt lợn khiến giá tăng cao nhưng chậm báo cáo tình hình.

“100 bà Thái Hương” và lời giải cho bài toán đưa Việt Nam thành cường quốc nông nghiệp

“100 bà Thái Hương” và lời giải cho bài toán đưa Việt Nam thành cường quốc nông nghiệp

Doanh nghiệp -  5 năm

Áp dụng triệt để công nghệ, từ chăn nuôi, vận hành, quản lý nhân sự tới hỗ trợ người nông dân, tập đoàn TH là hình mẫu điển hình về sản xuất trình độ cao trong nông nghiệp.

'Phải coi thị trường là mệnh lệnh của sản xuất nông nghiệp'

'Phải coi thị trường là mệnh lệnh của sản xuất nông nghiệp'

Tiêu điểm -  5 năm

Ngành nông nghiệp đang được tái cơ cấu theo hướng liên kết sản xuất bền vững, coi thị trường là mệnh lệnh của sản xuất.

Chính phủ muốn Nông nghiệp Việt vào Top 15 phát triển nhất thế giới năm 2030

Chính phủ muốn Nông nghiệp Việt vào Top 15 phát triển nhất thế giới năm 2030

Phát triển bền vững -  5 năm

Nghị quyết mới của Chính phủ hướng đến năm 2030, nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó ngành chế biến nông sản đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Phát triển bền vững -  1 ngày

Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Phát triển bền vững -  3 ngày

Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Phát triển bền vững -  1 tuần

Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  27 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.