Novaland xin ý kiến cổ đông niêm yết chứng khoán ở nước ngoài
Chứng khoán này có thể là các trái phiếu trong lô 250 triệu USD vừa được Novaland xin ý kiến cổ đông để phát hành.
Dường như cơn khát cổ phiếu bị dồn nén sau 2 ngày tạm ngừng hoạt động đã được giải tỏa, lượng tiền đổ dồn vào sàn HOSE hôm nay siêu khủng.
HOSE - Giải tỏa
Sau 2 ngày tạm ngừng hoạt động, với sự ngóng chờ của các nhà đầu tư, sàn HOSE đã có phiên giao dịch trở lại hoành tráng, nhanh chóng trở thành thỏi nam châm hút dòng tiền, khi giá mở cửa ở sát ngưỡng 1.100 điểm.
Ngay sau đó, không có chút do dự, chỉ số VN-Index tạo ngay đỉnh đầu tiên trong ngày tại mức 1.108,41 điểm.
Cả khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch sáng nay đều cao hơn so với cả phiên trước đó. Nổi bật nhất trong sáng nay là nhóm cổ phiếu ngân hàng khi có thời điểm VCB tăng giá kịch trần, tuy đến thời điểm nghỉ trưa, mã này có chút điều chỉnh nhẹ. Tiếp theo là BID cũng tăng kịch trần, MBB tăng 6,79% chỉ cách trần 2 bước giá, CTG lên 6,02%, STB tăng 4,64%, HDB tăng 6,29%, VPB tăng kịch trần.
Hưởng lợi từ việc bắt đáy thành công buổi sáng, đầu phiên chiều, VN-Index lập đỉnh cao nhất trong ngày gần ngưỡng 1.120 điểm. Tuy nhiên, khá đáng tiếc khi chỉ số này đã không giữ được nhiệt trước đó khi cắm đầu rơi xuống đáy thứ hai trong ngày, trước khi đi ngang cho đến hết phiên và đóng cửa tại 1.104,57 điểm, tăng 17,15 điểm (+1,58%).
Thanh khoản hôm nay tăng mạnh khi khối lượng giao dịch lên gần gấp 2 lần so với phiên ngày 22/1, đạt mức cao kỷ lục 511 triệu đơn vị, tương ứng với 14,3 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch. Dường như cơn khát cổ phiếu bị dồn nén sau 2 ngày tạm ngừng hoạt động đã được giải tỏa, lượng tiền đổ dồn vào sàn HOSE hôm nay siêu khủng.
Vẫn tiếp tục trụ vững trên sàn chiều nay khi VCB (Vietcombank) đứng đầu về mức độ đóng góp, tăng giá kịch trần, tương ứng với 5,908 điểm ảnh hưởng. Theo sau là GAS (Tổng công ty khí VN) cũng tăng giá kịch trần khi góp 5,286 điểm ảnh hưởng vào thành tích 17,15 điểm của VN-Index hôm qua.
Bên cạnh đó, ngành ngân hàng với sự dẫn đầu của VCB, thì các mã khác đều tăng giá như CTG tăng 3,88%, BID tăng kịch trần 6,85%, VPB tăng 6,4%, MBB tăng 6,07%, EIB tăng 0,98%, STB (Sacombank) lên 1,99%.
Ngược lại, VNM (Vinamilk) đứng đầu trong hãm chỉ số VN-Index tăng mạnh hơn khi giảm giá tới 2,17%, tương ứng với -2,492 điểm ảnh hưởng. Theo sau là VRE (CTCP Vincom Retail, -5,88%) góp -2,483 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, STB (Sacombank, +1,99%) vẫn dẫn đầu sàn với 49 triệu đơn vị, cao hơn gần gấp 2 so với phiên giao dịch trước đó. Mã HAG (CTCP Hoàng Anh Gia Lai, tăng trần) về thứ hai sau khi đạt 21,58 triệu đơn vị; MBB đạt 17,43 triệu đợn vị được giao dịch.
Khối lượng giao dịch đột biến trên HOSE
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 7 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 6 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó.
Cụ thể gồm VPD (CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam) tiếp tục phiên ngày 22/1 khi đứng đầu danh sách này khi tăng 36 lần, SVC (CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn) tăng 21,7 lần; BCI (CTCP Đầu tư xây dựng Bình Chánh) tăng 11,8 lần.
SKG (CTCP Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang) tăng 7,8 lần, LGL (CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang) lên 6,6 lần, CNG (CTCP CNG Việt Nam) tăng 6,4 lần, TTF (Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành) tăng 6,1 lần.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoại cũng nhập cuộc khá phấn khích khi khối lượng giao dịch tăng cao, đặc biệt với trở lại mua mạnh mã HDB khi đạt 5,9 triệu đơn vị được giao dịch. Tiếp sau là KBC, HPG, SSI.
Tuy nhiên lực xả tại khối này cũng khá mạnh khi đứng đầu sàn là HPG, khối ngoại bán mạnh hơn 7 triệu đơn vị. Các mã cũng khiến các nhà đầu tư ngoại bán mạnh là VRE, VND, HDB.
HNX-Index sôi động hơn
Trái với diễn biến trên sàn HOSE hôm nay, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX – Index lên xuống khá phức tạp, tuy nhiên, giao dịch trở nên sôi động hơn so với phiên hôm qua.
Đóng cửa tại mức 126,62 điểm, tăng 0,36 điểm (+0,29%), với khối lượng giao dịch đạt hơn 100 triệu đơn vị, tương ứng với gần 1,7 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch. Chốt phiên có 71 mã tăng giá, 127 mã giảm giá và 67 mã đứng giá.
Hôm nay, ACB lấy lại sức ảnh hưởng của mình trên sàn HNX khi giá tăng 1,7%, góp tới 0,394 điểm ảnh hưởng. Theo sau là SHB (+2,52%), PVS (+1,29) khi lần lượt góp 0,184 điểm; 0,098 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 13 mã tăng giá kịch trần, 12 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (Ngân hàng TMCP Sài gòn) tiếp tục đứng đầu khi đạt 24 triệu đơn vị. PVS (Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) theo sau với 10,46 triệu đơn vị, ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu) đạt 8,4 triệu đơn vị được giao dịch.
Khối lượng giao dịch đột biến trên HNX
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 3 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó.
Cụ thể, PVI (CTCP PVI) tăng 3,3 lần, đạt hơn 823 nghìn đơn vị được giao dịch, cùng với đó là TCS, NHP, DS3.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
SHB dẫn đầu về khối lượng nhà đầu tư ngoại mua vào với 790 nghìn đơn vị, tiếp đến là PVS với 307,2 nghìn đơn vị.
Ngược lại, khối ngoại bán ra mạnh nhất vẫn là VGC đạt 602,2 nghìn đơn vị được giao dịch.
Chứng khoán này có thể là các trái phiếu trong lô 250 triệu USD vừa được Novaland xin ý kiến cổ đông để phát hành.
Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) đăng thông báo lúc 2h sáng nay về việc ngừng giao dịch ngày 23/1/2018 và không đưa ra thời gian dự kiến giao dịch trở lại.
Chỉ có 137 mã tăng giá so với 162 mã giảm giá, nhưng VN-Index vẫn tăng mạnh 2,39% lên 1.087,42 điểm. Điều này cho thấy hầu hết mã có ảnh hưởng lớn đều tăng giá.
Thị trường chứng khoán tăng 25,35 điểm với thanh khoản 7.500 tỷ đồng nhưng đã không thể đóng cửa vì sự cố kỹ thuật.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, trong các ngày từ 29/8 đến 3/9 ngành đường sắt tổ chức chạy tăng cường hàng chục đôi tàu trên các tuyến.
Máy đào TBM (Tunnel Boring Machine) cho gói thầu đi ngầm của metro Nhổn - ga Hà Nội được bắt đầu tại tầng đáy nhà ga S9 - Kim Mã.
Sau khi tạo được tiếng vang và thu hút hàng vạn du khách tại Thanh Hóa, Tuyên Quang và Hà Nam, chuỗi sự kiện lễ hội Lala Town đã 'đổ bộ' Flamingo Đại Lải Resort.
Thủy điện Hòa Bình mở tiếp cửa xả đáy thứ 4 để đưa dần về mực nước cao nhất trong thời kỳ lũ chính vụ (không quá 101m) sáng 6/8.
Đoạn tuyến trên cao đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, vận hành chính thức từ ga Nhổn tới ga Cầu Giấy và ngược lại.
Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.
Giữa không gian hoang sơ và kỳ vĩ của đảo ngọc Cát Bà, khu thấp tầng Xanh Boutique không chỉ sở hữu vị trí trung tâm đắc địa mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với cảm hứng làng nghề truyền thống và thiết kế linh hoạt, tối ưu công năng.
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
Được ví như “báo săn mồi” trên đường nhờ khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc, VinFast VF 7 còn ghi điểm tuyệt đối trong mắt người dùng với thiết kế chất, tiện nghi sang trọng và chi phí sử dụng “nhẹ tênh”.
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.