Hãng kem đánh răng Colagate lỗ 253 tỷ đồng tại Việt Nam

Trần Anh Thứ năm, 10/01/2019 - 13:19

Trên thị trường sản phẩm chăm sóc răng miệng, Colgate chịu sự cạnh tranh lớn từ P/S và Closed Up và nhiều thương hiệu chuyên biệt khác.

Tham gia thị trường Việt Nam từ năm 1996, Colgate – Palmolive (Colgate), là một trong những thương hiệu hàng tiêu dùng toàn cầu đầu tiên nhảy vào Việt Nam. Cùng với Unilever, đây là 2 thương hiệu lớn nhất trong nước về nhóm hàng vệ sinh răng miệng, đặc biệt là kem đánh răng, chất làm trắng răng, bán chải.

Thời điểm mới vào Việt Nam, cả Colgate lẫn Unilever đều chọn con đường phát triển giống nhau, đó là thâu tóm một doanh nghiệp lớn nội địa để làm bàn đạp tiến vào thị trường. 

Cụ thể, trong khi Unilever chi ra 5 triệu USD để mua lại công ty Phong Lan (chủ thương hiệu kem P/S) thì Colgate bỏ ra 3 triệu USD để mua lại Dạ Lan, thương hiệu kem đánh răng rất nổi tiếng lúc bấy giờ.

Sau khi thâu tóm, Colgate nhanh chóng loại bỏ thương hiệu Dạ Lan để phát triển sản phẩm kem đánh răng Colgate riêng. Đến năm 1998, Colgate cũng yêu cầu giải thể luôn công ty liên doanh với lý do thua lỗ.

Hơn 2 thập kỷ có mặt tại thị trường Việt Nam, Colgate đã xây dựng thương hiệu lớn mạnh trong tâm trí người Việt. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hiện có hơn 90% người Việt Nam gặp vấn đề lên quan tới răng miệng, nhưng rất hiếm khi tới nha sĩ để kiểm tra. 

Khoảng 85% trẻ em từ 6 -8 tuổi bị sâu răng và hầu hết đều không điều trị. Điều này sẽ thúc đẩy doanh số các sản phẩm chăm sóc nha khoa. Euromonitor dự báo, doanh số của các sản phẩm chăm sóc răng miệng sẽ có tốc độ tăng trưởng bình quân 5% trong giai đoạn 2017 – 2022.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Colagte những năm qua lại không tích cực như tiềm năng của thị trường. Trong vòng 3 năm trở lại đây, từ 2015 – 2017, doanh thu của công ty quanh mức 1.000 tỷ đồng mỗi năm và gần như không tăng trưởng.

Trong khi doanh thu tăng trưởng chậm, chi phí bán hàng và quản lý của Colgate tăng với tốc độ nhanh hơn. Năm 2017, chi phí bán hàng và quản lý đạt 431 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Chi phí bán hàng tăng phản ánh việc Colgate phải chi nhiều tiền hơn cho các hoạt động quảng cáo, chiết khấu cho đối tác phân phối để bán được hàng.

Hãng kem đánh răng Colagate lỗ 253 tỷ đồng tại Việt Nam
Số liệu tài chính chưa hợp nhất của Công ty Colgate - Pamolive Việt Nam

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Colgate tại Việt Nam chính là Unilever, tập đoàn hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất thế giới. Trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng, Unilever Việt Nam đang chiếm 47% thị phần năm 2017 với 2 thương hiệu rất nổi bật là P/S và Close-up. 

Đặc biệt, Unilever đầu tư rất lớn để đưa các sản phẩm của mình tiến vào khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi được xem là thị trường bùng nổ nhất tại Việt Nam những năm tới. Bên cạnh các đối thủ nước ngoài, Colgate còn phải cạnh tranh với một số công ty trong nước như Đại Việt Hương hay Aloe.

Mặt khác, tại khu vực thành thị, nơi người dân sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho vấn đề răng miệng, Colgate gặp phải cạnh tranh không chỉ từ Unilever mà còn hàng loạt các thương hiệu toàn cầu và các sản phẩm chăm sóc chuyên biệt khác.

Khó khăn khiến Colagte liên tục thua lỗ những năm qua. Năm 2017, công ty báo lỗ 15,7 tỷ đồng, tăng so với khoản lỗ 13 tỷ đồng năm trước đó. Ngoài lý do bị cạnh tranh khốc liệt, kết quả kinh doanh của Colgate có nhiều điểm chung với các doanh nghiệp FDI đó là liên tục báo lỗ hàng năm.

Tính tới cuối năm 2017, công ty lỗ lũy kế 253 tỷ đồng, vượt qua vốn điều lệ chỉ có 181,5 tỷ đồng. Đây cũng là năm công ty phát sinh khoản vay ngắn hạn 30,6 tỷ đồng, cho thấy công ty đang cần nguồn lực bên ngoài để củng cố hoạt động.

Một năm sau ngày có nữ chủ tịch người Việt đầu tiên, Unilever Việt Nam đang làm ăn thế nào?

Một năm sau ngày có nữ chủ tịch người Việt đầu tiên, Unilever Việt Nam đang làm ăn thế nào?

Doanh nghiệp -  6 năm
Unilever báo lãi tăng vọt trong năm qua với lãi sau thuế đạt 3.800 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2016 nhờ doanh thu tăng mạnh nhưng vẫn kiểm soát chi phí ổn định
Một năm sau ngày có nữ chủ tịch người Việt đầu tiên, Unilever Việt Nam đang làm ăn thế nào?

Một năm sau ngày có nữ chủ tịch người Việt đầu tiên, Unilever Việt Nam đang làm ăn thế nào?

Doanh nghiệp -  6 năm
Unilever báo lãi tăng vọt trong năm qua với lãi sau thuế đạt 3.800 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2016 nhờ doanh thu tăng mạnh nhưng vẫn kiểm soát chi phí ổn định
Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Doanh nghiệp -  5 giờ

Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.

Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee

Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee

Doanh nghiệp -  7 giờ

Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?

Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?

Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?

Doanh nghiệp -  1 ngày

Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

Doanh nghiệp -  1 ngày

GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Doanh nghiệp -  2 ngày

HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  6 phút

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  19 phút

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  3 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  3 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.