Hàng không tăng tốc, du lịch Việt bứt tốc

Phương Linh - 10/04/2025 09:44 (GMT+7)

Hàng không đang trở thành cú hích quan trọng, mở ra cánh cửa đưa du lịch Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.

Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2025 được kỳ vọng cao nhất từ trước đến nay. Ảnh: Hoàng Anh.

Các hãng chạy đua bay quốc tế

Tiếp nối thành công của năm đường bay quốc tế trong năm ngoái, Vietnam Airlines tiếp tục đặt tham vọng lớn cho năm nay khi mở rộng mạnh mẽ mạng lưới bay quốc tế.

Tổng giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà cho biết, trong năm 2025, hãng hàng không này sẽ mở thêm khoảng 14 đường bay đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE, Nga, Italy...

Chuỗi hoạt động này đã bắt đầu từ tháng 3 vừa qua với việc khai trương đường bay kết nối TP.HCM với Bắc Kinh thông qua sân bay quốc tế Đại Hưng -sân bay lớn nhất thế giới tại Trung Quốc. Cùng với đó, hãng cũng khôi phục hai đường bay TP.HCM đến Hong Kong (Trung Quốc) và Đà Nẵng đến Bangkok (Thái Lan).

Ngày 1/4, Vietnam Airlines đã chính thức khai thác lại đường bay thẳng Hà Nội – Kuala Lumpur với tần suất ba chuyến mỗi tuần. Hiện, hãng đang khai thác với tần suất bảy chuyến mỗi tuần trên đường bay TP.HCM - Kuala Lumpur.

Trong năm nay, Vietnam Airlines cũng sẽ khai trương hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội và Bengaluru, Hà Nội - Hyderabad (Ấn Độ) và Hà Nội - Milan (Italy).

Vietnam Airlines là hãng bay đầu tiên ở Việt Nam khai thác đường bay thẳng đến Italy. Sau năm 2025, hãng dự kiến mở thêm đường bay thẳng từ TP.HCM đến Milan.

Đường bay Hà Nội - Milan sẽ nâng tổng số đường bay thẳng của hãng tới châu Âu lên con số 9. Hiện Vietnam Airlines đã khai thác các đường bay thẳng giữa Hà Nội, TP.HCM đến Paris (Pháp), Frankfurt, Munich (Đức) và London (Anh).

Đường bay thẳng Hà Nội - Moscow (Nga) cũng được phục hồi sau ba năm gián đoạn do xung đột Nga - Ukraine. Giai đoạn đầu, hãng sẽ khai thác đường bay với tần suất hai chuyến mỗi tuần.

Ngoài mở mới nhiều đường bay quốc tế, Vietnam Airlines còn tăng tần suất khai thác đường bay Hà Nội - Manila (Philippines) từ ba chuyến mỗi tuần lên hàng ngày từ tháng 4. Đường bay TP.HCM - Manila được điều chỉnh lịch bốn chuyến mỗi tuần.

Vietjet Air cũng liên tiếp mở thêm nhiều đường bay đến Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore.

Kế hoạch năm 2025, Vietjet sẽ tiếp tục dẫn đầu thị phần nội địa cũng như giữ vị trí top đầu của các hãng bay trong khu vực với các chặng bay quốc tế đang khai thác; tăng trưởng đội tàu bay; duy trì và mở rộng mạng đường bay trong nước và quốc tế. Đặc biệt, hãng dự kiến mở đường bay đến thị trường châu Âu và Mỹ vào cuối năm 2025.

Trong tháng 3 vừa qua, Vietjet Air đã mở các đường bay mới từ Hà Nội đi Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải (Trung Quốc); từ TP.HCM đi Bắc Kinh, Quảng Châu (Trung Quốc) và TP. Hyderabad, Bangalore (Ấn Độ).

Trong cuối tháng tư này, Vietjet dự kiến sẽ mở hai đường bay đến Nhật Bản từ TP.HCM đến Nagoya và Fukuoka. Hai đường bay mới đưa tổng số chuyến bay kết nối Việt Nam - Nhật Bản của Vietjet lên 138 chuyến bay mỗi tuần.

Bên cạnh đó, hãng cũng khai thác đường bay mới Singapore - Phú Quốc với bốn chuyến khứ hồi mỗi tuần. Đây là đường bay thứ tư kết nối Singapore của hãng, sau các đường bay Singapore - TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

Sau năm 2024 tái cấu trúc hoạt động, bước sang năm 2025, đại diện Bamboo Airways cho biết, hãng sẽ tiếp tục vận hành các đường bay nội địa trọng điểm, bao gồm các đường trục Hà Nội – Đà Nẵng, Đà Nẵng – TP.HCM, Hà Nội – TP.HCM và các đường bay du lịch có nhu cầu cao.

Đồng thời, Bamboo Airways tiếp tục khai thác đường bay thường lệ TP.HCM – Bangkok với tần suất hàng ngày, cùng các chuyến charter quốc tế kết nối những điểm đến hấp dẫn trong khu vực.

Hiện tại, Bamboo Airways vận hành đội tàu gồm bảy máy bay và đang tích cực tìm kiếm cơ hội gia tăng quy mô, tập trung vào dòng máy bay A320/A321 để nâng cao hiệu quả khai thác. Với kế hoạch mở rộng đội tàu, hãng sẽ nghiên cứu phát triển thêm các đường bay quốc tế thường lệ tới Đông Nam Á, Đông Bắc Á, từng bước khôi phục và mở rộng mạng bay.

Với định hướng là hãng hàng không du lịch và có thế mạnh sở hữu đơn vị lữ hành, các đường bay mà Vietravel tập trung khai thác hướng đến đối tượng chính là du khách. Từ cuối năm 2024 và đầu năm 2025, hãng dự kiến khai thác các đường bay đến Đài Loan và Hàn Quốc nhằm góp phần tăng thêm lượng khách quốc tế đến du lịch Việt Nam.

Vietravel Airlines cũng khai thác thêm các đường bay thuê chuyến đến Bangkok (Thái Lan) và một số chặng mới như Hà Nội - Tam Á (Trung Quốc), TP.HCM - Takamatsu/Fukushima và Đà Nẵng - Fukushima (Nhật Bản).

Không chỉ các hãng nội địa, các hãng quốc tế cũng đang nhắm đến thị trường Việt Nam. Ethiopian Airlines dự kiến khai thác đường bay Addis Ababa - Hà Nội từ 10/7 với bốn chuyến mỗituần.

Trong khi đó, thị trường Nga cũng sôi động trở lại với các chuyến bay thuê chuyến từ Irkutsk đến Cam Ranh trong tháng 3/2025 và kế hoạch mở rộng từ nhiều thành phố khác như Ekaterinburg, Vladivostok… với tần suất tăng dần, dự kiến đạt 90-100 chuyến/tháng vào tháng 7/2025.

Hãng hàng không United Airlines của Mỹ cũng vừa công bố kế hoạch bổ sung các chuyến bay hàng ngày đến Việt Nam vào tháng 10 tới.

Cụ thể, United Airlines sẽ sử dụng máy bay Boeing B787-9 Dreamliner với tần suất mỗi ngày cho các chuyến bay từ Los Angeles và San Francisco đến Hồng Kông (Trung Quốc). Sau đó sẽ tiếp tục hành trình đến hai điểm đến mới là Bangkok (Thái Lan) và TP. HCM (Việt Nam). Các chuyến bay này dự kiến bắt đầu từ cuối tháng 10 năm nay.

Với Việt Nam, United Airlines sẽ giới thiệu du khách đến những địa điểm nổi tiếng như Nhà hát lớn và Nhà thờ Đức Bà, tham quan và thưởng thức ẩm thực địa phương.

Trước đó, vào năm 2004, United Airlines là hãng hàng không Mỹ đầu tiên mở đường bay thẳng đến Việt Nam bằng máy bay Boeing 747. 

Du lịch liệu có bứt tốc?

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu đón khoảng 22-23 triệu lượt khách quốc tế, tăng đáng kể so với con số 17,5 triệu lượt khách trong năm 2024 và cả mốc 18 triệu lượt khách của năm 2019, trước khi xảy ra đại dịch Covid.

Với mục tiêu đầy tham vọng này, Việt Nam đang thể hiện quyết tâm rất lớn trong việc khẳng định vị thế là một trong những điểm đến hấp dẫn hàng đầu tại châu Á.

Bên cạnh chiến lược phát triển các sản phẩm, tiếp thị truyền thông, nguồn nhân lực, ông Hà Văn Siêu, Cục phó Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho rằng, hạ tầng giao thông, trong đó đường hàng không có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc đưa khách quốc tế tới Việt Nam.

Với hơn 80% khách quốc tế đến Việt Nam qua đường hàng không, các hãng bay tiếp tục giữ vai trò then chốt, trở thành cầu nối quan trọng đưa du khách quốc tế đến với các điểm đến tại Việt Nam.

Với vị trí địa lý thuận lợi cùng sự phát triển không ngừng của ngành hàng không, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường, đặc biệt là từ các khu vực tiềm năng như châu Âu, Mỹ, Trung Đông và Nam Á.

Còn nhớ năm 2024, khi thị trường khách Trung Quốc vẫn còn gặp khó, việc các hãng hàng không tiên phong mở các đường bay mới kết nối với Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc đã góp phần phục hồi lượng khách du lịch quốc tế, mở ra các thị trường khách mới cho du lịch Việt Nam.

Sắp tới, khi các đường bay kết nối với Nga được khôi phục, lượng khách du lịch từ quốc gia này cũng được kỳ vọng tăng mạnh. Trước đại dịch, Nga luôn là một trong những thị trường trọng điểm đối với du lịch và giao thương của Việt Nam.

Đường bay thẳng đến Nga không chỉ giúp tăng cường kết nối mà còn tạo thuận lợi cho sự phục hồi của ngành hàng không và du lịch hai nước.

Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đã đón hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế. Ảnh: Hoàng Anh.

Bằng chính sách thị thực thông thoáng và hiệu quả từ các hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch, năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đã đón hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế. Con số này tăng 39,5% so với năm 2023 và đạt được mục tiêu đề ra.

Tính chung cả năm 2024, khách đến bằng đường hàng không đạt hơn 14,8 triệu lượt người, chiếm 84,4% tổng lượng khách quốc tế. Khách đến bằng đường bộ đạt gần 2,5 triệu lượt người, chiếm 14,2%. Khách đến bằng đường biển đạt gần 248,1 nghìn lượt người, chiếm 1,4%.

Xét về quy mô thị trường, Hàn Quốc là thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024 với 4,5 triệu lượt (chiếm 25,98%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 3,7 triệu lượt (chiếm 21,26%).

Các vị trí tiếp theo trong 10 thị trường gửi khách hàng đầu là Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Australia, Campuchia và Thái Lan. Đáng chú ý, trong thời gian qua, thị trường Ấn Độ có sự tăng trưởng đáng kể, góp phần đa dạng hóa thị trường nguồn của du lịch Việt Nam.

Xét về động lực tăng trưởng, các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á là động lực chính cho sự tăng trưởng của lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2024. Đặc biệt phải kể đến thị trường Trung Quốc khi tăng 214,4% so với năm 2023. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) cũng duy trì mức tăng ổn định.

Các thị trường gần ở khu vực Đông Nam Á tăng trưởng tốt, trong đó có Indonesia đã tăng 74,7% lượng khách, Philippines tăng 73,6% lượng khách... Riêng thị trường Thái Lan giảm 14,5%.

Các thị trường ở châu Âu có sự tăng trưởng khả quan, trong đó có các thị trường chính như: Nga, Italy, Anh, Pháp, Đức... Đây là những thị trường được hưởng chính sách miễn thị thực đơn phương nhập cảnh vào Việt Nam với thời hạn tạm trú lên đến 45 ngày áp dụng từ ngày 15/8/2023.

Có thể thấy, các thị trường khách du lịch tăng trưởng tốt trong năm 2024 đều là các thị trường bay được các hãng hàng không chú trọng.

Quan trọng hơn, việc mở rộng mạng bay quốc tế không chỉ mang đến kết quả ấn tượng cho du lịch Việt Nam mà còn mang đến hiệu quả kinh doanh cho các hãng hàng không trong nước.

Năm 2024, với việc thiếu hụt tàu bay, giá vé máy bay trong nước tăng cao, nhu cầu bay nội địa giảm sút, các hãng hàng không Việt đang tích cực mở rộng các đường bay quốc tế nhằm đón đầu sự hồi phục của du lịch.

Việc tích cực mở rộng các đường bay quốc tế cũng giúp hoạt động kinh doanh của các hãng khởi sắc. Thị trường hàng không quốc tế tiếp tục dẫn dắt doanh thu, lợi nhuận các hãng hàng không.

Theo ông Siêu, du lịch và hàng không là hai ngành có mỗi liên hệ tương hỗ bền chặt. Để hàng không và du lịch cùng phát triển, các hãng hàng không cùng ngành du lịch cần có sự hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, địa phương làm du lịch, cùng xây dựng chiến lược để phát triển thị trường.

Trong đó, các hãng hàng không, với vai trò là cầu nối xuyên biên giới, cần không ngừng đổi mới và mở rộng mạng lưới đường bay quốc tế, nhất là các thị trường tiềm năng, đồng thời tăng cường quảng bá điểm đến Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Hàng không và du lịch cần cùng đồng hành, quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các chiến dịch toàn cầu, như video quảng bá trong chuyến bay và các kênh truyền thông quốc tế, đồng hành cùng các sự kiện quốc tế như hội chợ du lịch, triển lãm hàng không, để quảng bá hình ảnh về du lịch Việt Nam.

Khi lượng khách tới Việt Nam đông đảo, cả du lịch và hàng không sẽ cùng hưởng lợi, và ngược lại.

Đồng quan điểm, ông Mario Mendis, Trưởng đại diện khu vực miền Trung của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cũng cho rằng, để mở các đường bay quốc tế đến Việt Nam một cách hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan quản lý du lịch và hàng không để đảm bảo công suất vận tải hàng không phát triển đồng bộ với chiến lược quảng bá du lịch.

Việc cung cấp các chính sách ưu đãi hoặc hỗ trợ các hãng mở các tuyến bay thẳng mới cũng nên được các cơ quan quản lý cân nhắc, nhằm giúp khai thác thêm nguồn khách mới. Ví dụ, việc mở các đường bay thẳng từ Ấn Độ và tăng tần suất chuyến bay từ Úc, Anh sẽ góp phần hiện thực hóa các thị trường mục tiêu đã xác định, ông Mario nhấn mạnh.

Ngoài ra, Việt Nam cần xây dựng các chính sách thúc đẩy hợp tác giữa ngành hàng không và du lịch, chẳng hạn như các chiến dịch tiếp thị chung giữa hãng bay và cơ quan du lịch nhằm quảng bá Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn, đưa ra các gói sản phẩm nghỉ dưỡng kết hợp vé máy bay, đồng thời nhấn mạnh sự cải thiện về kết nối hàng không.

Để hỗ trợ các hãng hàng không tiếp tục phát triển, đẩy mạnh bay quốc tế, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines cũng kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng không trong sự kết nối với các ngành khác như du lịch, khách sạn, dịch vụ, giao thông đường bộ…

Ngành hàng không cần được xây dựng để xây dựng ngành hàng không trở thành mũi nhọn, kết nối với các ngành khác, cùng chung mục tiêu phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục nới lỏng hơn nữa các chính sách về xuất nhập cảnh; bổ sung các nước được miễn thị thực nhập cảnh, đặc biệt các thị trường lớn nhiều tiềm năng như Mỹ, Australia, Ấn Độ...

Không chỉ bàn về giải pháp đưa khách quốc tế đến Việt Nam, theo ông Siêu, để ngành hàng không phát triển, việc đưa khách du lịch Việt Nam ra quốc tế cũng cần được thúc đẩy, bởi để hàng không phát triển tốt, thì số ghế trên máy bay phải được lấp đầy. Nếu chỉ tiếp thị để tăng lượng khách đến một chiều, sự phát triển của ngành hàng không sẽ không thể bền vững.

Theo ông Siêu, Việt Nam có thị trường hơn 100 triệu dân, thu nhập ngày càng tăng, người dân trong nước rất yêu thích du lịch nước ngoài. Đây chính là cơ sở, là sức mạnh để các hãng bay tự tin mở đường bay đi và đến từ Việt Nam ra quốc tế.

Chỉ khi người dân Việt Nam mạnh mẽ đi ra quốc tế, khi đó mới có thể tạo sức hút bền vững để khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng.


Cục Hàng không ra chỉ thị mới: Tăng tốc vận tải vì mục tiêu GDP tăng trên 8%

Cục Hàng không ra chỉ thị mới: Tăng tốc vận tải vì mục tiêu GDP tăng trên 8%

Tiêu điểm -  1 tháng
Cục Hàng không yêu cầu các hãng tiếp tục mở rộng bay quốc tế, phát triển đội tàu bay nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển tăng cao, góp phần vào tăng trưởng.
Ý kiến ( 0)
Vietnam Airlines vào top 20 hãng hàng không tốt nhất thế giới

Vietnam Airlines vào top 20 hãng hàng không tốt nhất thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  1 tháng

Ngoài ra Vietnam Airlines lần thứ 2 liên tiếp nhận giải thưởng “Hạng phổ thông đặc biệt mang lại giá trị tốt nhất”.

Việt Nam trước cơ hội bứt phá vào chuỗi cung ứng hàng không

Việt Nam trước cơ hội bứt phá vào chuỗi cung ứng hàng không

Tiêu điểm -  3 tháng

Việt Nam đang nắm bắt cơ hội vàng gia nhập chuỗi cung ứng hàng không toàn cầu, tận dụng lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào và chi phí cạnh tranh để bứt phá mạnh mẽ.

Đón khách cuối năm, hàng không tăng tốc, giá vé tăng cao

Đón khách cuối năm, hàng không tăng tốc, giá vé tăng cao

Tiêu điểm -  5 tháng

Các hãng hàng không Việt tăng cường tần suất khai thác trên nhiều tuyến bay trong cao điểm vận tải hành khách cuối năm.

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, trừ Trung Quốc, S&P 500 tăng mạnh nhất 5 năm

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, trừ Trung Quốc, S&P 500 tăng mạnh nhất 5 năm

Tiêu điểm -  7 giờ

Tổng thống Donald Trump vừa hạ mức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại của Hoa Kỳ xuống còn 10% trong 90 ngày để cho phép đàm phán thương mại.

ADB: Triển vọng kinh tế Việt Nam 2025 đối mặt bất ổn cao

ADB: Triển vọng kinh tế Việt Nam 2025 đối mặt bất ổn cao

Tiêu điểm -  19 giờ

Triển vọng kinh tế Việt Nam sẽ chịu rủi ro từ việc thuế quan leo thang kéo theo sự phân mảnh thương mại, gián đoạn chuỗi cung ứng quay trở lại.

Ngành gỗ tìm đường thoát 2 vòng kim cô

Ngành gỗ tìm đường thoát 2 vòng kim cô

Tiêu điểm -  19 giờ

Thuế đối ứng hầu hết đồ nội thất của ngành gỗ xuất sang Mỹ tăng lên 46% cộng với một phần xuất khẩu trị giá 800 triệu USD cũng đang chờ kết quả điều tra.

Cùng Number One tiếp sức cho các gương mặt trẻ 'Bền Đam Mê'

Cùng Number One tiếp sức cho các gương mặt trẻ 'Bền Đam Mê'

Tiêu điểm -  1 ngày

TS. Trần Ngọc Quang và Nguyễn Thị Ngọc Hà là hai trong số những gương mặt trẻ tài năng được nhãn hàng Number One tiếp sức tại giải thưởng “Bền Đam Mê”.

Xuất khẩu dệt may lo khó cạnh tranh nếu thuế đối ứng có hiệu lực

Xuất khẩu dệt may lo khó cạnh tranh nếu thuế đối ứng có hiệu lực

Tiêu điểm -  1 ngày

Theo đại diện doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, tác động tiêu cực của thuế đối ứng quá lớn với nền kinh tế nói chung và ngành này nói riêng.

Hàng không tăng tốc, du lịch Việt bứt tốc

Hàng không tăng tốc, du lịch Việt bứt tốc

Tiêu điểm -  4 giây

Hàng không đang trở thành cú hích quan trọng, mở ra cánh cửa đưa du lịch Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.

Thanh Xuan Valley: Biểu tượng sống mới được kiến tạo bởi những tên tuổi toàn cầu

Thanh Xuan Valley: Biểu tượng sống mới được kiến tạo bởi những tên tuổi toàn cầu

Bất động sản -  1 giờ

Khi đoàn chuyên gia quốc tế của WATG, đơn vị tư vấn quy hoạch danh tiếng từ Mỹ, lần đầu đến khảo sát địa hình, không khỏi bất ngờ: “Thanh Xuan Valley là điểm đến có thiên nhiên và địa thế hiếm thấy”.

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, trừ Trung Quốc, S&P 500 tăng mạnh nhất 5 năm

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, trừ Trung Quốc, S&P 500 tăng mạnh nhất 5 năm

Tiêu điểm -  7 giờ

Tổng thống Donald Trump vừa hạ mức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại của Hoa Kỳ xuống còn 10% trong 90 ngày để cho phép đàm phán thương mại.

Giá chung cư Hà Nội giảm nhiệt

Giá chung cư Hà Nội giảm nhiệt

Bất động sản -  16 giờ

Sau khoảng thời gian tăng giá mạnh, giá chung cư tại Hà Nội có xu hướng điều chỉnh.

Vượt bão thuế quan, giới chủ doanh nghiệp đặt cược vào sức mạnh nội tại

Vượt bão thuế quan, giới chủ doanh nghiệp đặt cược vào sức mạnh nội tại

Leader talk -  17 giờ

Chủ tịch những doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam như SSI, Masan, Thế Giới Di Động đều cho rằng, trước những lo ngại tiêu cực về thuế quan, Việt Nam nên tự tin trên sân nhà.

Tham vọng của Đạt Phương sau khoản đầu tư nghìn tỷ vào kính hoa siêu trắng

Tham vọng của Đạt Phương sau khoản đầu tư nghìn tỷ vào kính hoa siêu trắng

Doanh nghiệp -  17 giờ

Ông Lương Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Đạt Phương trao đổi về kế hoạch đầu tư 2.000 tỷ đồng xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng trong mối tương quan với bốn trụ cột kinh doanh hiện tại của tập đoàn là xây dựng, năng lượng, bất động sản và dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng.

The Privé tăng tốc với sự đồng hành của các đối tác chiến lược

The Privé tăng tốc với sự đồng hành của các đối tác chiến lược

Bất động sản -  18 giờ

The Privé của Đất Xanh bước vào giai đoạn tăng tốc với việc ngân hàng, các đơn vị môi giới bất động sản lớn, uy tín trên toàn quốc trở thành đối tác.