Nhịp cầu kinh doanh
Hơn 17 triệu người hút thuốc Việt Nam đang mong đợi một chính sách không khói thuốc lá
Tại Việt Nam, những sản phẩm thay thế không khói thuốc lá này chưa có hành lang pháp lý để bỗ trợ cho những biện pháp truyền thống trong việc phòng chống tác hại thuốc lá.
Tổ chức Y tế Công cộng Anh Quốc, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tại Hoa Kỳ cùng nhiều cơ quan chức năng và cơ quan y tế trên thế giới đã công nhận rằng những sản phẩm không khói thuốc lá như thuốc lá điện tử (e-cigarettes) và thuốc lá hun nóng (heated tobacco products) là sản phẩm thay thế có thể giảm tác hại so với thuốc lá điếu cho những người không thể bỏ hút thuốc.
Tại Việt Nam, những sản phẩm thay thế không khói thuốc lá này chưa có hành lang pháp lý để bỗ trợ cho những biện pháp truyền thống trong việc phòng chống tác hại thuốc lá. Tỉ lệ bỏ thuốc tại Việt Nam diễn tiến rất chậm, thậm chí có dấu hiệu chững lại.
Năm 2015, Việt Nam có 48% đàn ông từ 15 tuổi trở lên hút thuốc và dự tính con số này sẽ là 47,8% vào năm 2020. Những người hút thuốc, vốn có ý định chuyển đổi sang những sản phẩm thay thế, bắt buộc phải sử dụng những sản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ.
Trong khi đó, tại các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc, hàng triệu người hút thuốc đang chuyển đổi sang những sản phẩm không khói, góp phần vào việc giảm tỉ lệ hút thuốc nhanh và đáng kể hơn rất nhiều.
“Việt Nam có hơn 17 triệu người hút thuốc, nhưng họ không có sự lựa chọn nào để chuyển đổi sang những sản phẩm thay thế thuốc lá tốt hơn. Một cơ hội lớn để giải quyết vấn đề hút thuốc lá điếu đang bị bỏ lỡ - trong khi đây được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể được ngăn chặn nhiều ca tử vong và bệnh tật tại Việt Nam” - ông Brett Taylor, Giám đốc Chi nhánh Vinataba - Philip Morris phát biểu.
Theo ông Brett Taylor, “Khoảng 5 triệu người hút thuốc trên toàn thế giới đã chuyển đổi từ sử dụng thuốc lá điếu sang sản phẩm thuốc lá hun nóng IQOS của chúng tôi, và hơn 10.000 người hút thuốc đang chuyển đổi mỗi ngày. Không chỉ riêng PMI mà toàn bộ ngành công nghiệp thuốc lá đang chuyển hướng và theo đuổi những phát minh này. Các sản phẩm không khói thuốc có thể mang lợi ích đến cho 1 tỉ người hút thuốc trên thế giới, và tạo những tác động tích cực để giảm tỉ lệ hút thuốc”.
Trong quý IV năm 2017, các sản phẩm không khói thuốc chiếm đến 17% thị phần ngành thuốc lá tại Nhật Bản, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng phi thường này chưa bao giờ có trong ngành thuốc lá, kết quả là số lượng thuốc lá điếu bán ra tại Nhật Bản đã đi xuống mức kỷ lục, giảm 16%.
Từ khi Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu có định nghĩa cho danh mục các sản phẩm thuốc lá mới, nhiều quốc gia cũng đã có cách tiếp cận tương tự. Gần đây nhất, tại Châu Á Thái Bình Dương, New Zealand cũng đã công bố quy trình giới thiệu ngành hàng mới này.
“Vào Ngày Thế giới Không Thuốc lá năm nay, chúng tôi hi vọng những nhà làm chính sách của Việt Nam sẽ lắng nghe những người hút thuốc vốn có nhu cầu ngày càng tăng về những sản phẩm thay thế tốt hơn. Chúng tôi đề xuất chính phủ và các cơ quan chức năng nghiên cứu thấu đáo về cách dòng sản phẩm không khói thuốc lá có thể được sử dụng để bổ trợ cho chính sách y tế công cộng về phòng chống và cai nghiện thuốc lá, vốn đã được chứng minh bằng khoa học. Với sự giám sát và kiểm soát phù hợp của chính phủ, những sản phẩm này sẽ có thể tác động ý nghĩa và tích cực đến sức khỏe cộng đồng” – ông Brett Taylor cho biết.
PMI đã đầu tư 4,5 tỉ đô la Mỹ để đội ngũ gồm hơn 400 nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên hàng đầu thế giới phát minh và thử nghiệm một loạt sản phẩm không khói thuốc lá trong hàng năm trời nhằm mang đến một lựa chọn tốt hơn cho hàng triệu người không bỏ được hút thuốc.
Hơn 5 triệu người hút thuốc trên thế giới đã hoàn toàn bỏ thuốc lá điếu và chuyển đổi sang IQOS, sản phẩm thuốc lá hun nóng của PMI, với hơn 10.000 người đang chuyển đổi mỗi ngày.
Đẩy mạnh chống buôn lậu thuốc lá điếu, đường
Thép Nhật Quang bật mí bí quyết trở thành nhà cung ứng của Honda, Canon và GE
Theo phó tổng giám đốc công ty TNHH Thép Nhật Quang, chất lượng sản phẩm không phải là rào cản của doanh nghiệp Việt trên con đường trở thành nhà cung ứng của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Nông sản Việt cần một cái nắm tay
Các cuộc giải cứu nông sản vẫn liên tiếp diễn ra trên phạm vi rộng để lại nhiều hệ lụy.
Bóng dáng người Nhật trong cuộc chiến xăng dầu ở Việt Nam
Thị trường xăng dầu Việt Nam đang là cuộc chơi riêng của 2 “đại gia” Petrolimex và PVOil. Tuy nhiên, chuyện thắng thua của bộ đôi này không chỉ phụ thuộc vào họ mà còn vào 2 đồng minh đến từ Nhật.
Ma trận thực phẩm hữu cơ
Hiện nay tại các thành phố lớn, sản phẩm hữu cơ được bày bán tràn lan nhưng nguồn gốc, chất lượng cụ thể ra sao thì người mua rất khó kiểm chứng.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.