Imexpharm chiếm lĩnh thị trường với “át chủ bài” EU-GMP

Dũng Phạm Thứ sáu, 04/10/2024 - 07:36

Việc sở hữu số lượng dây chuyển sản xuất đạt chuẩn EU-GMP lớn nhất Việt Nam giúp Imexpharm chiếm lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên kênh bệnh viện.

Với mục tiêu đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận và đáp ứng mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu, Công ty CP Dược phẩm Imexpharm đã có một loạt động thái cho thấy quyết tâm đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường với các sản phẩm mũi nhọn theo tiêu chuẩn EU-GMP.

Theo đó, Imexpharm vừa công bố kế hoạch lấy ý kiến cổ đông về việc triển khai dự án Tổ hợp nhà máy dược phẩm Cát Khánh tại tỉnh Đồng Tháp. Dự án có quy mô 25ha, tiêu chuẩn EU-GMP với công suất thiết kế dự kiến đạt 1,4 tỷ đơn vị sản phẩm/năm.

Tổng mức đầu tư vào dự án Cát Khánh là khoảng 1.495 tỷ đồng. Trong đó, công ty dự kiến góp 20% bằng vốn chủ và sẽ đi vay 80% còn lại (gần 1.200 tỷ đồng). Dự án dự kiến được triển khai từ quý III/2025 đến cuối năm 2028, đi vào vận hành từ tháng 12/2028 đến quý I/2030.

Theo tìm hiểu, EU - GMP (Good Manufacturing Practices - European Union) là tiêu chí thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn châu Âu. Đây là một trong những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất được trình bày trong các quy tắc thực hành sản xuất tốt các sản phẩm thuốc điều trị tiên tiến ở Liên minh châu Âu (EU).

Một số đối tượng kiểm tra và giám sát chính trong tiêu chuẩn EU - GMP bao gồm nhân sự tham gia dây chuyền sản xuất, mặt bằng nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất và kiểm soát chất lượng, tài liệu đạt tiêu chuẩn EU - GMP, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và quá trình tự kiểm tra tại doanh nghiệp.

“Át chủ bài” EU - GMP

Sau nhiều thập kỷ đầu tư vào công nghệ đã giúp công ty sở hữu số lượng dây chuyển sản xuất đạt chuẩn EU-GMP lớn nhất Việt Nam.

Hướng đi này nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm thuốc Việt mang thương hiệu Imexpharm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng châu Âu và đã mang lại lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên kênh bệnh viện, góp thúc đẩy mức tăng trưởng kỷ lục của Imexpharm trong năm 2023.

Tại buổi họp đại hội đồng cổ đông đầu năm nay, Imexpharm cho biết sẽ tiếp tục mở rộng các nhóm thuốc đặc trị, đa dạng hóa danh mục sản phẩm.

Theo đó, phân khúc vitamin và thực phẩm chức năng, phù hợp với nhu cầu đang tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Do đó, công ty cũng đã đầu tư vào một nhà máy chuyên dụng để sản xuất các sản phẩm này.

"Chúng tôi cũng đang xem xét các cơ hội đầu tư vào các nhà máy mới, ngoài bốn cụm nhà máy hiện tại để nâng cao năng lực phục vụ đáp ứng nhu cầu tương lai của khách hàng trong và ngoài nước", bà Trần Thị Đào - Tổng giám đốc Imexpharm chia sẻ.

Cụm nhà máy IMP1 với công suất 1,2 tỷ đơn vị sản phẩm/năm của Imexpharm. Ảnh: Imexpharm

Hiện Imexpharm có bốn cụm nhà máy, vận hành tổng cộng bảy nhà máy và phân xưởng. Trong đó, cụm nhà máy IMP1 đóng góp doanh thu lớn nhất 50%, cụm nhà máy IMP3 đóng góp 32%.

Vị lãnh đạo Imexpharm cho biết sẽ tiếp tục tối đa hóa số đăng ký trong chuỗi châu Âu, mở rộng tệp khách hàng ETC (Ethical drugs - thuốc bán theo đơn bác sĩ) từ 600 lên 1.000 khách hàng trong năm năm tới. Đồng thời, mở rộng danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu và phát triển các chiến lược giá cạnh tranh để gia tăng thị phần ETC.

Bên cạnh đó, công ty sẽ mở rộng hợp tác với Genuone, SK Plasma và nhiều công ty quốc tế khác trong tương lai gần để tiếp thu công nghệ sản xuất đẳng cấp, cũng như để chuyển đổi Imexpharm lên tầm cao mới về chất lượng.

Năm ngoái, Imexpharm đã đăng ký thêm 11 số đăng ký cho 6 sản phẩm tại châu Âu, bao gồm các sản phẩm phức tạp như Ampicillin/Sulbactam; nâng lên tổng số 27 Giấy phép lưu hành tại châu Âu cho 11 loại sản phẩm.

Đáng chú ý, Bộ Y tế gần đây đã ban hành các Thông tư 03 và 07 cung cấp danh sách 93 thuốc có ít nhất 3 công ty sản xuất trong nước đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP, đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật, chất lượng, giá và khả năng cung cấp.

Theo đó, thuốc nhập khẩu sẽ không được tham gia chào thầu bệnh viện công với các loại thuốc này. Imexpharm hiện nay có 12 SKU (Stock Keeping Unit - mã sản phẩm lưu kho) đủ điều kiện trong danh sách, giúp giảm bớt cạnh tranh trong tương lai.

Dồn lực cho nhà máy "nghìn tỷ"

Để có thêm nguồn lực về vốn, tập trung cho triển khai dự án "nghìn tỷ", Imexpharm dự kiến sẽ thanh lý một loạt bất động sản không còn sử dụng với tổng diện tích khoảng 1.800 m2 tại khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận để thu hồi vốn đầu tư, nhằm tập trung cho dự án mới.

Các tài sản này sẽ được chào giá công khai theo giá thị trường. Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2024 đến năm 2025.

Đồng thời, Imexpharm cũng vừa thông qua phương án thanh lý cổ phần đầu tư tại một số công ty. Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2024 đến 2025.

Cụ thể, Imexpharm dự kiến bán các lô cổ phiếu VDP và UPH của Công ty CP Dược phẩm TV Vidipha và Công ty CP Dược phẩm TW25 trực tiếp trên thị trường. Đồng thời chào bán cổ phiếu của Công ty CP Mephydica cho các cổ đông lớn của công ty này.

Trước đó, Imexpharm cũng vừa phát hành thành công 77 triệu cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu (tỷ lệ 1:1), qua đó tăng gấp đôi vốn điều lệ của công ty lên mức 1.540 tỷ đồng.

Mekong Capital hái quả ngọt từ đầu tư mảng dược phẩm, sinh học

Mekong Capital hái quả ngọt từ đầu tư mảng dược phẩm, sinh học

Tài chính -  1 năm
Lần lượt Gene Solutions, LiveSpo, và Entobel được Quỹ Mekong Enterprise Fund IV rót vốn đều ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc, trong bối cảnh bức tranh khởi nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.
Mekong Capital hái quả ngọt từ đầu tư mảng dược phẩm, sinh học

Mekong Capital hái quả ngọt từ đầu tư mảng dược phẩm, sinh học

Tài chính -  1 năm
Lần lượt Gene Solutions, LiveSpo, và Entobel được Quỹ Mekong Enterprise Fund IV rót vốn đều ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc, trong bối cảnh bức tranh khởi nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.
Chủ tịch Abbott: Việt Nam có tiềm năng sản xuất dược phẩm quy mô lớn

Chủ tịch Abbott: Việt Nam có tiềm năng sản xuất dược phẩm quy mô lớn

Tiêu điểm -  1 năm

Việt Nam rất có tiềm năng phát triển nghiên cứu lâm sàng và sản xuất dược phẩm quy mô lớn, Chủ tịch Abbott cho biết sẽ tiếp tục đầu tư lâu dài tại đây.

Bán lẻ dược phẩm không còn là cuộc đua tam mã

Bán lẻ dược phẩm không còn là cuộc đua tam mã

Doanh nghiệp -  1 năm

3 thương hiệu dẫn đầu chuỗi nhà thuốc hiện nay là Long Châu của FPT Retail, Pharmacity và An Khang của Thế Giới Di Động.

Cái gật đầu 2 triệu USD số hóa ngành dược phẩm và sức khỏe

Cái gật đầu 2 triệu USD số hóa ngành dược phẩm và sức khỏe

Khởi nghiệp -  1 năm

Sau khi huy động thành công 2 triệu USD, Medigo dự kiến sẽ xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe với đa dạng lĩnh vực hoạt động như: Bác Sĩ tư vấn từ xa, Giao Thuốc Nhanh 24/7 và Xét Nghiệm Tại Nhà.

Tránh rủi ro khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Tránh rủi ro khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Sổ tay quản trị -  19 phút

Hiểu rõ quy định pháp luật là chìa khóa giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

PVFCCo tổ chức khách hàng tham quan nhà máy

PVFCCo tổ chức khách hàng tham quan nhà máy

Doanh nghiệp -  32 phút

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa tổ chức tham quan Nhà máy Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ cho nhiều khách hàng tiêu biểu.

Giải mã công thức thành công của Vincom Shophouse Diamond Legacy

Giải mã công thức thành công của Vincom Shophouse Diamond Legacy

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Vincom Shophouse Diamond Legacy mở ra không gian sống thượng lưu, đẳng cấp bậc nhất và cơ hội kinh doanh vượt trội từ mô hình Vincom shophouse độc đáo.

Bộ đôi xe điện VinFast khuynh đảo tại giải thưởng tại Better choice awards 2024

Bộ đôi xe điện VinFast khuynh đảo tại giải thưởng tại Better choice awards 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tại Car Choice Awards (CCA) thuộc Better choice awards (BCA) vừa diễn ra tại Hà Nội, VinFast đã thắng lớn với bốn giải thưởng cho VF 6 và VF 7.

Vasep cảnh báo xuất khẩu cá ngừ đóng hộp khó phục hồi

Vasep cảnh báo xuất khẩu cá ngừ đóng hộp khó phục hồi

Tiêu điểm -  16 giờ

Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp đang trong tình trạng khó khăn, khi những vướng mắc về quy định chưa được tháo, nguyên liệu tồn kho đã cạn.

Thế khó của nhà thầu xây dựng tại các dự án trọng điểm quốc gia

Thế khó của nhà thầu xây dựng tại các dự án trọng điểm quốc gia

Tiêu điểm -  16 giờ

Đơn giá định mức thấp hơn giá thị trường, cơ chế thanh quyết toán và vốn là những khó khăn rất lớn của nhà thầu xây dựng tại các công trình trọng điểm quốc gia.

Đổi mới sáng tạo là DNA của MoMo

Đổi mới sáng tạo là DNA của MoMo

Doanh nghiệp -  16 giờ

Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập MoMo tin rằng, đổi mới sáng tạo là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp tiên phong đáp ứng nhu cầu của thị trường.