Đổi mới sáng tạo mở nhìn từ Sunhouse và CMC
Trong bối cảnh hiện nay, việc tạo ra sản phẩm mới không còn quan trọng bằng việc tạo ra năng lực đổi mới sáng tạo bền vững cho doanh nghiệp.
Trường đại học, viện nghiên cứu là nơi trụ cột trong việc cung cấp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo tri thức khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới cũng như chuyển giao nguồn tri thức khoa học, công nghệ cho xã hội.
Theo thống kê của Bộ KH&CN, có trên 80% nhân lực khoa học và công nghệ đang làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu. Do đó, các trường đại học, viện nghiên cứu đóng vai trò là những trụ cột trong hệ thống đổi mới sáng tạo của quốc gia.
Vì vậy, các trường đại học, viên nghiên cứu cần khai thác các sáng chế, tài sản trí tuệ thông qua việc thương mại hóa những kết quả nghiên cứu góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước.
Để triển khai các kết quả nghiên cứu thành công, hoạt động thương mại hóa những sản phẩm đổi mới sáng tạo thông qua việc thành lập các doanh nghiệp công nghệ là một việc không thể thiếu.
Hoạt động thành lập các công ty khởi nghiệp do chính nhà khoa học đồng sở hữu với cơ quan nghiên cứu chính là mô hình công ty spin-off. Công ty công nghệ spin-off là những công ty công nghệ triển khai các kết quả nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học với hình thức đồng sở hữu của cơ sở nghiên cứu và nhà phát minh, và được quản lý độc lập với cơ sở nghiên cứu.
Đây là mô hình công ty đang được đầu tư mạnh ở nhiều quốc gia phát triển do đây là nơi được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, đủ khả năng phục vụ cho cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phát triển. Đồng thời, công ty spin-off có khả năng tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo việc làm tốt.
Tuy nhiên, hiện nay, vai trò của các trường đại học đối với đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Theo PGS.TS. Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), cho biết, công tác nghiên cứu khoa học, nhất là các vấn đề liên quan đến sản xuất - kinh doanh, chưa được quan tâm đúng mức ở một số trường đại học.
Các cơ chế, chính sách liên quan đến nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Mức chi cho sự nghiệp khoa học - công nghệ còn chiếm tỷ lệ thấp và dàn trải ở các bộ, ngành, địa phương, chưa tập trung vào một số lĩnh vực công nghệ trọng điểm, then chốt.
Thêm vào đó, nhiều trường đại học chưa thực sự quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng, hiệu quả của việc liên kết, hợp tác với doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, tạo đầu ra cho sản phẩm nghiên cứu.
Không chỉ vậy, các kết quả có tính ứng dụng và thương mại hóa tại nhiều trường đại học và cơ sở nghiên cứu bị bỏ qua vì không có tiền đầu tư làm thương mại hóa, hoặc được chuyển giao một cách vội vã và chưa tính đến lợi ích lâu dài cho chính nhà nghiên cứu và cơ sở nghiên cứu.
Hiện nay, hàng năm có rất nhiều đề tài được nghiệm thu; rất nhiều quy trình công nghệ, sản phẩm khoa học có tiềm năng ứng dụng vào thực tiễn, nhưng chỉ một số lượng rất khiêm tốn các công trình nghiên cứu được chuyển giao hay thương mại hóa, gây lãng phí nguồn lực của xã hội.
Bên cạnh đó thủ tục đăng ký các tài sản trí tuệ còn phức tạp, việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ còn chưa thống nhất, do đó nhiều nhà khoa học đang lựa chọn công bố bài báo khoa học mà không tính đến việc khai thác các tài sản trí tuệ lâu dài.
Để giải quyết tồn tại này, chính các trường đại học, viện nghiên cứu phải chuyển mình, nâng cao năng lực nghiên cứu, đáp ứng một cách thiết thực các nhu cầu của xã hội nói chung, cộng đồng doanh nghiệp nói riêng, song song với việc hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết không chỉ về quản lý tài sản trí tuệ mà cả về quản lý con người, bởi nhân lực chất lượng cao chính là nguồn tài nguyên quan trọng để liên tục tạo ra tài sản trí tuệ.
Trong bối cảnh hiện nay, việc tạo ra sản phẩm mới không còn quan trọng bằng việc tạo ra năng lực đổi mới sáng tạo bền vững cho doanh nghiệp.
Nhìn lại lịch sử, hầu hết các doanh nghiệp phát triển lâu đời trên thế giới đều sở hữu nguồn nhân sự có tính sáng tạo đổi mới rất cao. Không nằm ngoài xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đặt mục tiêu đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ trọng tâm.
Việc Tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh các ngân hàng, tổ chức tín dụng vào “Top những thương hiệu tài chính” nổi bật đã ghi nhận xứng đáng những nỗ lực của ngân hàng sau quá trình liên tục cải tiến mô hình kinh doanh, đầu tư vào công nghệ, sản phẩm và chất lượng dịch vụ nhằm mang đến lợi ích cao nhất cho khách hàng, cổ đông và người lao động.
Mới đây, tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), trong đó ghi nhận Việt Nam xếp thứ 48/132 về đổi mới sáng tạo trên thế giới, thuộc nhóm những quốc gia đạt nhiều tiến bộ nhất trong thập kỷ qua.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để đóng góp tích cực vào hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
11 đề xuất kinh tế của ông Donald Trump nếu tái đắc cử, nhấn mạnh các chính sách thuế quan, ưu đãi thuế, và phát triển nhà ở nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước.
Ông Trần Huy Tuấn vừa được bầu giữ chức bí thư tỉnh uỷ Yên Bái nhiệm kỳ 2020 - 2025 với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối.
Trong bối cảnh đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam gia tăng, đảm bảo dòng vốn đầu tư nước ngoài bền vững là mục tiêu quan trọng cần được chú trọng lâu dài.
Giai đoạn 2 Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ và những dự án điện mặt trời áp mái đi vào vận hành nên BCG Energy đã hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận.
Xác định "tất cả các vướng mắc đều xuất phát từ thể chế", nhiều đại biểu quốc hội nhấn mạnh việc tháo gỡ 'nút thắt gốc' này là nhiệm vụ căn cơ và cấp bách.
SHB được vinh danh trong “Top 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam”, đồng thời trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận lớn nhất.