Sở hữu trí tuệ

Việt Nam đứng thứ 48 về đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2022

Hường Hoàng Thứ ba, 25/10/2022 - 11:59

Mới đây, tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), trong đó ghi nhận Việt Nam xếp thứ 48/132 về đổi mới sáng tạo trên thế giới, thuộc nhóm những quốc gia đạt nhiều tiến bộ nhất trong thập kỷ qua.

Sinh viên Trường Đại học Phenikaa (Hà Nội) thực hành sử dụng cánh tay robot (Ảnh: phenikaa-uni.edu.vn)

Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2022 (GII) là bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia dựa trên 81 chỉ số với 7 trụ cột: Thể chế vĩ mô; nguồn nhân lực và nghiên cứu; cơ sở hạ tầng; thị trường và môi trường kinh doanh; trình độ phát triển của thị trường; tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo.

Tổng quan về tình hình đổi mới sáng tạo thế giới

Theo báo cáo, Thụy Sĩ vẫn tiếp tục đứng đầu về đổi mới sáng tạo năm thứ 12 liên tiếp. Trong khi đó, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (US) đã vượt qua Thụy Điển để leo lên vị trí thứ 2 và tiếp tục đứng đầu nhiều hạng mục nhất trên thế giới, tại 15/81 chỉ tiêu đổi mới trong năm 2022.

Kể từ năm 2009, đây là lần đầu tiên Đức đạt vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng sau khi lọt vào top 10 năm 2016. Đây là thứ hạng cao nhất của quốc gia này kể từ năm 2009. Trong khi đó, Singapore đã tiếp tục quay trở lại vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng năm nay.

Trong khi đó, thứ hạng của Trung Quốc đang tiến gần đến top 10, với vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng. Trung Quốc vẫn là nền kinh tế có thu nhập trung bình duy nhất trong top 30, và đứng ở vị trí thứ nhất trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao (upper-middle income countries).

Ngoài Trung Quốc, chỉ có bốn nền kinh tế thu nhập trung bình khác trong số 40 nền kinh tế hàng đầu về đổi mới. Cụ thể, Bulgaria (thứ 35) và Malaysia (thứ 36) giữ nguyên thứ hạng như năm 2021. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ lần đầu tiên lọt vào top 40, lần lượt xếp vị trí 37 và 40 trên bảng xếp hạng.

Trong khi đó, Ấn Độ đã vượt qua Việt Nam (thứ 48) và trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp hàng đầu về đổi mới.

Hoa Kỳ dẫn đầu trong 15/81 chỉ tiêu đổi mới, tăng hai chỉ tiêu so với năm 2021. Đây là quốc gia đứng ở vị trí số một trên thế giới trong các chỉ tiêu như chỉ tiêu nhà đầu tư R&D của các công ty toàn cầu, nhà đầu tư mạo hiểm, chất lượng của các trường đại học, chất lượng và tác động của các ấn phẩm khoa học (chỉ số H), số lượng bằng sáng chế theo nguồn gốc, chi tiêu cho phần mềm máy tính và cường độ tài sản vô hình của công ty.

Theo sau Hoa Kỳ là Singapore khi đứng đầu tổng cộng 11 chỉ tiêu, (tăng 1 chỉ tiêu so với năm 2021). Các chỉ tiêu mà Singapore đứng đầu bao gồm: hiệu quả hoạt động của Chính phủ, khả năng tiếp cận CNTT-TT, nhà đầu tư mạo hiểm, sản xuất công nghệ cao.

Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Israel cùng đứng ở vị trí thứ 3, khi lần lượt đạt thứ hạng cao nhất ở các chỉ tiêu nhãn hiệu, nhập khẩu công nghệ cao và chi tiêu cho R&D. Tiếp theo là Malta ở vị trí thứ 6, dẫn đầu về các thương vụ liên doanh/liên minh chiến lược. Hàn Quốc đứng thứ 7, dẫn đầu về số lượng các nhà nghiên cứu.

Nhật Bản và Síp đồng hạng ở vị trí thứ 8, đứng thứ nhất về số lượng bằng sáng chế và Tạo ứng dụng di động. Cuối cùng, Thụy Sĩ, Estonia và Iceland cùng chia sẻ vị trí thứ 10, lần lượt dẫn đầu về bằng sáng chế PCT, Doanh nghiệp mới và sử dụng CNTT-TT.

Theo báo cáo GII 2022, 26 nền kinh tế trên thế giới đang đổi mới sáng tạo trên mức kỳ vọng, so với mức độ phát triển của họ. Trong đó, Việt Nam, Ấn Độ, Kenya, Cộng hòa Moldova tiếp tục giữ kỷ lục là quốc gia đổi mới sáng tạo trên mức kỳ vọng trong 12 năm liên tiếp.

Trong nhóm thu nhập trung bình cao, hiệu suất đổi mới của Ấn Độ ở mức trên trung bình ở hầu hết các trụ cột đổi mới, ngoại trừ vấn đề về cơ sở hạ tầng. Việt Nam tiếp tục đạt điểm cao hơn mức trung bình của nhóm thu nhập trung bình thấp ở tất cả các trụ cột và thậm chí đạt điểm trên mức trung bình đối với nhóm thu nhập trung bình trên ở mọi trụ cột, ngoài chỉ tiêu vốn nhân lực và hoạt động nghiên cứu.

Nhiều quốc gia châu Á thu hẹp khoảng cách với châu Âu và Bắc Mỹ về đổi mới sáng tạo

Khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Châu Đại Dương (SEAO) tiếp tục thu hẹp khoảng cách về hiệu suất đổi mới so với khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu. Bảy nền kinh tế thuộc khu vực này dẫn đầu về đổi mới sáng tạo trên thế giới: Hàn Quốc (thứ 6), Singapore (thứ 7), Trung Quốc (thứ 11), Nhật Bản (thứ 13), Hồng Kông, Trung Quốc (thứ 14), New Zealand (thứ 24) và Australia (thứ 25).

Thứ hạng của Singapore, Trung Quốc và New Zealand đã cải thiện trong năm nay. Trong số các nước dẫn đầu khu vực, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã có những bước tiến lớn nhất trong bảng xếp hạng trong 10 năm qua.

Vào năm 2012, Hàn Quốc mới chỉ giữ vị trí thứ 21, tham gia vào top 10 vào năm 2020 và tiến xa hơn lên vị trí thứ 6 vào năm 2022. Nhật Bản đã thăng hạng từ vị trí thứ 25 vào năm 2012 để lên vị trí thứ 13 trong năm nay.

Vào năm 2012, Trung Quốc giữ vị trí thứ 34. Năm 2016, Trung Quốc trở thành một trong những nhà lãnh đạo đổi mới và kể từ đó đã thăng hạng đều đặn trong bảng xếp hạng hàng năm cho đến năm nay. Vào năm 2022, quốc gia này đã đứng ở vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng.

Trong khu vực nói chung, Việt Nam (thứ 48), Philippines (thứ 59), Indonesia (thứ 75), Campuchia (thứ 97) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (thứ 112) đã đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua, tiến lên nhiều hơn hơn 20 bậc.

Những nền kinh tế này cũng tiếp tục dẫn đầu về các chỉ số đổi mới chính. Việt Nam đứng thứ nhất trên toàn thế giới về nhập khẩu công nghệ cao, Philippines đứng thứ 2 về xuất khẩu công nghệ cao và Indonesia giữ vị trí thứ 2 trên toàn thế giới về chính sách và văn hóa doanh nhân.

Legal 500: Danh sách 6 Công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam

Legal 500: Danh sách 6 Công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Mới đây, Legal 500 đã công bố danh sách 6 công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam do tổ chức này bình chọn. Legal 500 là tổ chức uy tín quốc tế trong đánh giá và xếp hạng các công ty luật cũng như luật sư hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Metaverse, NFT: Có hay không cần điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ

Metaverse, NFT: Có hay không cần điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Trong năm qua, rất nhiều chuyên gia đã dự đoán về những tác động toàn diện của metaverse và NFT đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: liệu luật pháp có nhất thiết phải tạọ ra những quy định mới để thích ứng với những thay đổi này hay không?

Nhiều thách thức trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

Nhiều thách thức trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Với tính chất xuyên biên giới và đa chủ thể tham gia, không gian mạng đã mang lại không ít cơ hội kinh doanh, đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức khó lường trong hoạt động kiểm soát hàng giả, hàng nhái và hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sáng tạo.

Chống tội phạm sở hữu trí tuệ thông qua hợp tác toàn cầu

Chống tội phạm sở hữu trí tuệ thông qua hợp tác toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Hoạt động kinh doanh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là mối đe dọa lớn đối nền kinh tế, an ninh và xã hội toàn cầu. Mới đây, INTERPOL đã tổ chức sự kiện kéo dài ba ngày tại Hàn Quốc với sự có mặt của 450 quan chức thực thi pháp luật thuộc 70 quốc gia, nhằm chung tay tìm hướng giải quyết vấn đề này.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  23 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  18 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.