Tiêu điểm
Kiến nghị của các tập đoàn Hà Lan
Lãnh đạo các tập đoàn Hà Lan đề nghị Chính phủ có chính sách tốt hơn về thuế, visa, thủ tục hành chính; có đầu mối kết nối để tiếp nhận hỗ trợ, chuyển giao công nghệ…

Tại buổi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều ngày 19/3, lãnh đạo các tập đoàn Hà Lan đã đề nghị Chính phủ có chính sách tốt hơn về thuế, visa, thủ tục hành chính.
Đặc biệt, họ mong muốn có đầu mối kết nối để tiếp nhận hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực đóng tàu, cảng biển, chất bán dẫn, năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, cung cấp vật liệu tham gia đề án xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này đề nghị Chính phủ chỉ đạo doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện các cam kết phát triển xanh, sạch, an toàn, bền vững, chống hàng giả; mong muốn thu mua trực tiếp với người nông dân… để nông sản Việt có cơ hội nhiều hơn vào Hà Lan.
Được biết, Hà Lan đang là nhà đầu tư lớn nhất; đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của châu Âu ở Việt Nam.
Bà Ingrid Thijssen, Chủ tịch Liên đoàn Giới chủ và công nghiệp Hà Lan cho biết, Việt Nam là một ưu tiên của Hà Lan nói chung và doanh nghiệp Hà Lan nói riêng ở khu vực; mong muốn và cam kết tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam phát triển.
Về phía Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng hai bên vẫn còn nhiều tiềm năng, thế mạnh có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.
Do đó, ông đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hà Lan tận dụng hiệu quả các cơ hội của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tăng cường mở cửa thị trường, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 15 tỷ USD trong thời gian tới.
Bên cạnh việc tiếp tục duy trì và mở rộng hợp tác, ông mong muốn hai bên tăng cường kết nối doanh nghiệp, xây dựng các dự án có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao, có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Doanh nghiệp Việt có nhu cầu kết nối với các lĩnh vực mà Hà Lan có thế mạnh như nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, chip bán dẫn, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch vụ đóng tàu, cảng biển, công nghệ đóng tàu, logistics…
Cùng với đó, Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp Việt Nam được tạo điều kiện để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất của các doanh nghiệp Hà Lan; tăng cường hợp tác giữa các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng giữa 2 quốc gia; tăng cường gắn kết, hiểu biết lẫn nhau, từ đó kết nối các doanh nghiệp để thúc đẩy hợp tác, đầu tư.
Ngân hàng Hà Lan tài trợ 15 triệu USD cho Camimex
Ngân hàng Hà Lan tài trợ 15 triệu USD cho Camimex
Khoản tài trợ này được kỳ vọng sẽ giúp tạo việc làm, tăng cường sản xuất và an ninh lương thực, cải thiện sinh kế của nông dân.
MSB nhận tài trợ 100 triệu USD từ ngân hàng Hà Lan
FMO cùng quỹ khí hậu và phát triển Hà Lan (DFCD) dự kiến tài trợ cho MSB lên tới 100 triệu USD với kỳ hạn lên tới 9 năm, nhằm mục đích tài trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các dự án xanh.
Thủ tướng Hà Lan ngạc nhiên về các khu công nghệ cao của Việt Nam
Chuyến thăm của Thủ tướng Hà Lan được kì vọng mở đầu cho kỷ nguyên mới giữa 2 nước, không chỉ trong ngành nông nghiệp, biến đổi khí hậu, mà còn mở rộng ra các ngành nghề công nghệ cao như sản xuất vi mạch điện tử, thiết bị bán dẫn...
UNDP, Hà Lan thúc đẩy kinh tế tuần hoàn cho khối tư nhân Việt Nam
Dự án mới của Đại sứ quán Hà Lan và UNDP sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi mô hình kinh doanh thông qua xây dựng các hướng dẫn tuần hoàn, triển khai các chương trình tăng cường năng lực.
Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha
Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp
Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.
Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp
Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán
Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Gánh nặng tiền sử dụng đất bổ sung: Doanh nghiệp kiến nghị gỡ vướng
Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 tiếp tục giữ nguyên quy định về khoản thu tiền sử dụng đất bổ sung có thể khiến nhiều doanh nghiệp chịu thêm gánh nặng tài chính.
Vosco chi hơn 1.850 tỷ đồng mua hai tàu dầu cũ
Vosco sẽ bổ sung thêm vào đội tàu hai tàu dầu được đóng tại Trung Quốc từ năm 2021, với tổng mức đầu tư hơn 1.850 tỷ đồng.
Thanh toán không tiền mặt phủ sóng mọi thế hệ nhờ bộ ba 'vũ khí' này
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Chưa hưởng lợi từ thuế VAT, Phân bón dầu khí Cà Mau đã lãi lớn
PVCFC đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 giảm mạnh, nhưng chỉ sau hai quý đầu năm, doanh nghiệp đã vượt kế hoạch cả năm, cho thấy dư địa tăng trưởng còn lớn trong bối cảnh thận trọng điều hành.
Giá vàng hôm nay 17/6: Cơn sốt đã hạ nhiệt?
Giá vàng hôm nay 17/6 giảm 200 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, theo xu hướng của thị trường quốc tế.
Hiện đại hóa nền kinh tế cũng cần đến triết lý dân sinh
Khi cả nước đang bàn luận về việc áp dụng thuế hóa đơn điện tử thay thế thuế khoán, phía sau những con số và quy định là một câu hỏi triết học sâu sắc: làm thế nào để hiện đại hóa phục vụ cho dân sinh, chứ không phải dân sinh phục vụ cho hiện đại hóa?