Phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Bùi Vân Thứ năm, 10/10/2024 - 10:54

Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.

Mục tiêu phát triển các mô hình kinh tế mới, bao gồm kinh tế tuần hoàn, được Nghị quyết 31 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 và Chương trình nâng cao năng suất lao động quốc gia của Chinh phủ, khẳng định là động lực giúp các địa phương, doanh nghiệp tối ưu hóa các nguồn lực.

3 rào cản phát triển kinh tế tuần hoàn

Tại Việt Nam, quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn đang diễn ra ghi nhận bước chuyển của nhiều doanh nghiệp lớn, nhưng hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất truyền thống sang tuần hoàn.

“Ba rào cảo lớn nhất trong phát triển kinh tế tuần hoàn là nguồn lực tài chính, quy mô triển khai và thể chế”, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn tài chính, tiền tệ quốc gia, dẫn kết quả khảo sát các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Hệ thống chính sách, cơ chế đồng bộ đặc biệt cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn của Việt Nam. Ảnh: Hoàng Anh

Việt Nam đã sớm xác định mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, nhưng cần sớm có kế hoạch hành động và cơ chế thí điểm triển khai, sớm ban hành danh mục phân loại xanh, xác định lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên và định vị đơn vị công nhận xanh.

Theo ông Lực, một cơ chế chính sách đồng bộ là đặc biệt cần thiết. Quá trình thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn, cần chú trọng sự tham gia của nhiều bên và nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài chính tiền tệ và khu vực tư nhân.

“Việt Nam mỗi năm cần khoảng 6,8% GDP để thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, nhưng nguồn vốn ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 35%, phần còn lại vẫn phải huy động nguồn lực tư nhân trong và ngoài nước”, ông Lực nói.

“Nguồn vốn không chỉ là tiền, điều quan trọng là khai thác và tận dụng tài nguyên hiệu quả”, ông Cấn Văn Lực cho biết.

Theo ông Lực, việc sớm có lộ trình phát triển và cơ chế thử nghiệm kinh tế tuần hoàn sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận nhanh và hiệu quả hơn đối với các nguồn tài chính xanh, vốn hỗ trợ phát triển từ các đối tác.

Thử nghiệm kinh tế tuần hoàn

Mặc dù doanh nghiệp, người dân đặt kỳ vọng vào đề xuất xây dựng nghị định thử nghiệm kinh tế tuần hoàn của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) sẽ sớm được Chính phủ phê duyệt, nhưng vẫn có một khoảng cách lớn giữa chính sách và triển khai các đề án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.

Trong Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn, CIEM đang trình Chính phủ có đề xuất phương án thí điểm, một giải pháp đảm bảo không gian rộng nhất cho doanh nghiệp thiết kế các mô hình, dự án kinh tế tuần hoàn, Tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết.

Trong dự thảo nghị định thí điểm, CIEM đề xuất cân nhắc các nhóm chính sách về khu công nghiệp, khu kinh tế; tín dụng xanh, tài chính xanh; phân loại xanh; khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, các chính sách đất đai phù hợp để hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn.

Giai đoạn đầu, khi doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn, các phí tổn tài chính, nhân lực là không trách được, nhưng sẽ mang lại lợi ích lớn hơn trong trung và dài hạn.

Tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM

Điều quan trọng, theo Tiến sĩ Minh là thay đổi tư duy, thử nghiệm và tháo gỡ những vướng mắc của doanh nghiệp đang thực hiện kinh tế tuần hoàn. “Việc Chính phủ thông qua cơ chế thử nghiệm sẽ tạo thêm cơ sở pháp lý, thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện kinh tế tuần một cách hiệu quả”, bà nói.

Nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến xanh và bền vững thông qua một số chính sách và văn bản pháp luật quan trọng về kinh tế tuần hoàn, trong đó có Luật Bảo vệ môi trường, được sửa đổi, bổ sung vào năm 2020 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành.

Chính phủ năm 2023 đã ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Tiến sĩ Minh cho rằng phát triển kinh tế tuần hoàn cần điều chỉnh, bổ sung các chính sách, văn bản pháp luật liên quan để phù hợp với bối cảnh phát triển của nền kinh tế.

Việc phát triển kinh tế tuần hoàn đang và sẽ trở thành động lực quan trọng để Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện năng suất lao động, thúc đẩy công nghiệp hóa, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, theo Tiến sĩ Minh.

Thời điểm này, chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, nhưng cũng là “yêu cầu tự thân” của doanh nghiệp. “Việc cạnh tranh toàn cầu buộc doanh nghiệp thay đổi quy trình, mô hình sản xuất, hướng tới xanh hơn”, bà Minh cho biết.

Trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia thực thi các chiến lược xanh, việc phát triển kinh tế tuần hoàn của Việt Nam cần được giải quyết từ góc độ chính sách. Điều này sẽ mang lại iệu quả cho quá trình triển khai các dự án, ý tưởng về kinh tế tuần hoàn trong tương lai.

Kinh tế tuần hoàn: Hà Nội cần cơ chế riêng

Kinh tế tuần hoàn: Hà Nội cần cơ chế riêng

Phát triển bền vững -  1 tháng

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Hà Nội đòi hỏi sự rõ ràng về chính sách hỗ trợ và cơ chế đánh giá, điều chỉnh.

Nông nghiệp sẽ có riêng bộ tiêu chí, chỉ số kinh tế tuần hoàn

Nông nghiệp sẽ có riêng bộ tiêu chí, chỉ số kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 tháng

Bộ tiêu chí và chỉ số kinh tế tuần hoàn sẽ được lồng ghép trong quá trình xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển ngành nông nghiệp.

Doanh nghiệp làm kinh tế tuần hoàn vì điều gì?

Doanh nghiệp làm kinh tế tuần hoàn vì điều gì?

Phát triển bền vững -  5 tháng

Tạo ra giá trị và lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất để doanh nghiệp triển khai các giải pháp kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Sở hữu căn hộ cao cấp Hanoi Melody Residences với giải pháp lãi suất 0%

Sở hữu căn hộ cao cấp Hanoi Melody Residences với giải pháp lãi suất 0%

Bất động sản -  3 giờ

Áp lực tài chính xuống mức tối thiểu, hành trình mua nhà nhẹ nhàng hơn với khách hàng của tổ hợp căn hộ Hanoi Melody Residences khi chủ đầu tư đưa ra chính sách bán hàng với loạt ưu đãi đặc quyền.

Chứng khoán HSC chạy đua tăng vốn

Chứng khoán HSC chạy đua tăng vốn

Tài chính -  3 giờ

Chứng khoán HSC công bố kế hoạch tăng vốn trong bối cảnh cho vay ký quỹ tại công ty chứng khoán này đã gần chạm trần theo quy định.

Tạo động lực cho gen Z: Đừng để phản tác dụng

Tạo động lực cho gen Z: Đừng để phản tác dụng

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Nếu không tìm được đúng điểm chạm quan trọng, những nỗ lực để tạo động lực cho gen Z đôi khi trở nên vô nghĩa, thậm chí là gây tác dụng ngược.

Khám phá 'thành phố du lịch' Sơn Tiên với ưu đãi đặc biệt từ OCB

Khám phá 'thành phố du lịch' Sơn Tiên với ưu đãi đặc biệt từ OCB

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Từ nay đến hết 31/12/2024, khi mở mới tài khoản OCB OMNI hoặc thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng OCB, khách hàng sẽ nhận được hàng loạt ưu đãi trải nghiệm tại “thành phố du lịch” Sơn Tiên với tổng giá trị chương trình lên đến 500 triệu đồng.

Giải quyết 3 vấn đề về dữ liệu trong doanh nghiệp

Giải quyết 3 vấn đề về dữ liệu trong doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Phân tán, không đáng tin cậy, không theo thời gian thực là ba vấn đề dữ liệu lớn nhất trên hành trình bốn giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Hai thành viên của Công ty Duy Tân được trao Thương hiệu quốc gia 2024

Hai thành viên của Công ty Duy Tân được trao Thương hiệu quốc gia 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Công ty CP Nhựa tái chế DUYTAN và Công ty CP Khuôn chính xác Minh Đạt thuộc Công ty Duy Tân được trao Thương hiệu quốc gia 2024.

Phúc Sinh Group mở cửa hàng K Coffee đầu tiên ở Hà Nội

Phúc Sinh Group mở cửa hàng K Coffee đầu tiên ở Hà Nội

Doanh nghiệp -  15 giờ

Cửa hàng K Coffee đầu tiên ở Hà Nội nằm trong kế hoạch mở rộng chuỗi tại các thành phố lớn của Phúc Sinh Group.