Phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn: Hà Nội cần cơ chế riêng

Phương Anh Thứ sáu, 27/09/2024 - 08:56

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Hà Nội đòi hỏi sự rõ ràng về chính sách hỗ trợ và cơ chế đánh giá, điều chỉnh.

Kinh tế tuần hoàn đã được đề cập và có chủ trương, chính sách chung theo Luật Bảo vệ môi trường. Nhưng với Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của đất nước, cần có "cơ chế riêng", PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng, đề xuất tại tọa đàm về kinh tế Hà Nội ngày 25/9.

Cùng với đó, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng Hà Nội cần có môi trường thuận lợi hơn về thuế, về đất, nhất là cơ chế tín dụng để các doanh nghiệp thực hiện kinh tế tuần hoàn thuận lợi hơn.

Muốn vậy, theo bà An, các cơ quan quản lý tại Hà Nội cần đưa ra các cơ chế chính sách cụ thể giúp giảm rủi ro, đảm bảo cuộc sống để khuyến khích nhiều người tham gia.

Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng nhấn mạnh sự quan trọng của việc tổ chức chỉ đạo, giám sát từng công đoạn, đôn đốc và phải điều chỉnh khi xuất hiện các bất cập.

“Từng giai đoạn cần có đánh giá để điều chỉnh về cơ chế chính sách cho kinh tế tuần hoàn, không chỉ định kỳ mà có thể bất chợt để điều chỉnh về mục tiêu trong giai đoạn mới”, bà An nói.

Phát triển kinh tế xanh, như giao thông xanh, xây dựng xanh, nông nghiệp xanh, là xu thế tất yếu mà Việt Nam không thể đi ngược nếu muốn tồn tại và phát triển. Trong đó, một phần quan trọng là kinh tế tuần hoàn.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, cho rằng, điều đầu tiên để phát triển kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn là cần có khung chính sách, thể chế. Cạnh đó, nâng cao nhận thức về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng.

Hiện nay, quy hoạch về ngành nghề, khu vực cũng như sự phối hợp giữa các doanh nghiệp vẫn thiếu nên chưa thể hướng tới mô hình sử dụng ít nhất tài nguyên thiên nhiên cho quá trình sản xuất, tái chế để tăng hiệu quả kinh tế.

Nhiều ý kiến cho rằng, quá trình nâng cao nhận thức này đòi hỏi phải có nhiều công nghệ mới cùng nguồn đầu tư lớn, nhưng theo ông Thịnh, thực tế chỉ cần làm sao cho quá trình sử dụng năng lượng trong sản xuất tiết kiệm hơn cũng có thể coi là xanh, sạch.

Mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn cho Hà Nội cũng không thể thiếu giải pháp thúc đẩy đào tạo nhân lực. Vị chuyên gia cho rằng, cần tiến hành ngay từ khâu đào tạo ở cấp phổ thông để ý thức xanh, tuần hoàn đi sâu vào tư tưởng của từng người dân.

Bên cạnh nguồn lực con người, việc thay đổi từ cơ chế sản xuất như hiện nay sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là cuộc cách mạng rất lớn cần nguồn lực tài chính tương ứng. Điều này lại càng trở nên khó khăn hơn khi hầu hết doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ.

Do đó, ông Thịnh khuyến nghị, nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ về vốn, chính sách để các doanh nghiệp xanh có thể phát triển được. Đồng thời, nhà nước cũng cần hỗ trợ các ngân hàng cho vay đầu tư xanh, tận dụng các nguồn lực quốc tế đang hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh để đầu tư cho doanh nghiệp.

Bộ KH&ĐT đề xuất Hệ thống ngành kinh tế, Hệ thống ngành kinh tế xanh

Bộ KH&ĐT đề xuất Hệ thống ngành kinh tế, Hệ thống ngành kinh tế xanh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chuyển đổi phương thức phát triển hướng tới kinh tế xanh, cách tiếp cận mới phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu.

Sẽ ban hành hệ thống các ngành kinh tế xanh

Sẽ ban hành hệ thống các ngành kinh tế xanh

Phát triển bền vững -  3 tháng

Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết đã trình Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ xây dựng hệ thống ngành kinh tế xanh, tiêu chí phân loại xanh cũng như các cơ chế ưu đãi, thí điểm cho các dự án xanh.

Đề xuất thành lập khu kinh tế xanh đầu tiên của Việt Nam

Đề xuất thành lập khu kinh tế xanh đầu tiên của Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 tháng

Hải Phòng đề xuất xây dựng khu kinh tế xanh đầu tiên tại Việt Nam từ khu đất nông nghiệp rộng 20 nghìn ha phía nam thành phố.

Doanh nghiệp 'lúng túng' chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp 'lúng túng' chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  56 phút

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, tìm kiếm nhân sự và các giải pháp kỹ thuật khi chuyển đổi xanh.

Chủ tịch tỉnh Hòa Bình thúc xử lý 4 dự án nghìn tỷ

Chủ tịch tỉnh Hòa Bình thúc xử lý 4 dự án nghìn tỷ

Tiêu điểm -  1 giờ

Ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu 4 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, xi măng tại huyện Lạc Thủy hoàn thiện thủ tục, đẩy nhanh tiến độ.

Thống đốc yêu cầu cơ cấu nợ cho khách hàng thiệt hại bởi bão Yagi

Thống đốc yêu cầu cơ cấu nợ cho khách hàng thiệt hại bởi bão Yagi

Tiêu điểm -  1 giờ

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng khẩn trương cơ cấu nợ, miễn giảm lãi và xét duyệt vay mới nhưng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn tín dụng.

Việt Nam - Slovenia chọn hướng giao thương mới

Việt Nam - Slovenia chọn hướng giao thương mới

Tiêu điểm -  12 giờ

Việt Nam có thể trở thành cửa ngõ giúp doanh nghiệp Slovenia tiếp cận thị trường ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn hợp tác giao thương mới.

Quảng Ninh phát triển kinh tế bền vững từ giá trị văn hóa

Quảng Ninh phát triển kinh tế bền vững từ giá trị văn hóa

Tiêu điểm -  16 giờ

Quảng Ninh hướng tới khai thác giá trị văn hóa để thúc đẩy kinh tế bền vững, từ bảo tồn di sản đến phát triển du lịch sáng tạo, tạo động lực tăng trưởng dài hạn.

Ủy ban trực thuộc HĐQT: Công cụ quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Ủy ban trực thuộc HĐQT: Công cụ quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Sổ tay quản trị -  16 giờ

Việc thành lập các uỷ ban trực thuộc HĐQT chính là phương pháp quản trị doanh nghiệp một cách tối ưu và hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp hiện nay.

Đèo Cả khởi sắc nhờ mảng thu phí giao thông

Đèo Cả khởi sắc nhờ mảng thu phí giao thông

Doanh nghiệp -  16 giờ

Tăng trưởng từ hoạt động thu phí tại các dự án BOT đóng góp khoảng 64% doanh thu, giúp đem lại kết quả kinh doanh khởi sắc cho Đèo Cả trong nửa đầu năm.