Các dự án điện tái tạo vướng mắc vẫn chờ tháo gỡ
Các dự án điện tái tạo khó khăn, vướng mắc về quy hoạch, thủ tục đất đai, nghiệm thu công trình, hưởng giá FIT chưa được xử lý dứt điểm theo kế hoạch của Chính phủ.
Các nhà đầu tư cảnh báo nếu điều chỉnh ngày vận hành thương mại của các dự án điện tái tạo sẽ dẫn đến hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
Chủ đầu tư của 58 dự án điện gió, điện mặt trời cùng ký văn bản gửi Thủ tướng, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Công thương và EVN nhằm kiến nghị khẩn cấp về việc duy trì giá FIT và COD. Trong số này có 12 nhà đầu tư nước ngoài với 44 dự án có tổng công suất 3.316MW, còn lại là nhà đầu tư trong nước với 14 dự án có công suất 895MW.
Cụ thể, nhóm 28 doanh nghiệp va tổ chức bày tỏ quan ngại sâu sắc về phương án xử lý đối với 173 dự án điện gió và điện mặt trời đã được xác định ngày vận hành thương mại (COD) trước và trong năm 2021 nhưng chưa có chấp thuận nghiệm thu tại thời điểm COD.
Theo đó, kể từ tháng 9/2023, nhiều dự án bị trì hoãn thanh toán vô thời hạn hoặc chỉ được thanh toán một phần theo các hợp đồng mua bán điện đã ký với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), mà không có thông báo về căn cứ pháp lý rõ ràng nào, ngoài việc được đề cập trong Kết luận Thanh 1027/KL-TTCP ban hành tháng 4/2023 của Thanh tra Chính phủ.
Việc này, được các nhà đầu tư cảnh báo là có tác động tài chính rất nghiêm trọng. Thậm chí, một số dự án đã và đang đối mặt với việc phải vi phạm nghĩa vụ trả nợ với các tổ chức cho vay trong nước và quốc tế. Nếu sự việc tiếp tục hoặc xấu đi, có thể đe dọa ổn định của thị trường tài chính trong nước và làm suy giảm niềm tin vào khung pháp lý của Việt Nam.
Hơn nữa, đề xuất gần đây về việc áp dụng hồi tố ngày COD, bằng cách xác định điều kiện hưởng giá điện ưu đãi theo chính sách hỗ trợ (giá FIT) dựa trên ngày cấp chấp thuận nghiệm thu thay vì ngày COD ban đầu, đã gây lo ngại trong cộng đồng nhà đầu tư.
Đơn kiến nghị của nhóm doanh nghiệp này cho rằng, nếu được áp dụng, đề xuất này có thể dẫn đến thiệt hại tương ứng gần 100% vốn chủ sở hữu của các dự án bị ảnh hưởng và tạo tín hiệu tiêu cực đến những nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai tại Việt Nam.
Từ đây, các nhà đầu tư kiến nghị Chính phủ, Bộ Công thương và EVN dứt khoát và kịp thời thực hiện xác nhận và thi hành ngày COD đã chấp thuận ban đầu của các dự án bị ảnh hưởng, đảm bảo EVN thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng PPA đã ký với việc thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho các dự án bị ảnh hưởng, không áp dụng hồi tố Thông tư 10/2023/TT-BCT đối với các dự án đã COD trước thời điểm thông tư này có hiệu lực.
Mấu chốt của vấn đề dẫn tới tình trạng “kiến nghị tập thể” này, nằm ở cách hiểu, cách áp dụng và thời điểm xuất hiện quy định phải có chấp thuận nghiệm thu mới được hưởng giá FIT.
Cụ thể, tại thời điểm các dự án này được chấp thuận COD, các quy định khi đó không yêu cầu “chấp thuận nghiệm thu” là điều kiện để được COD.
Theo hai quyết định số 39/2018 và 13/2020 của Thủ tướng về các dự án điện gió, điện mặt trời, điều kiện để được công nhận COD chỉ gồm: Hoàn thành thử nghiệm ban đầu của nhà máy điện và các trang thiết bị đấu nối; được cấp giấy phép hoạt động điện lực; thống nhất về chỉ số công tơ để bắt đầu thanh toán.
Tương tự, các thông tư số 16/2017, 05/2019, 18/2020 và 02/2019 của Bộ Công thương cũng quy định các điều kiện như trên cho việc công nhận COD các dự án điện gió và điện mặt trời.
Yêu cầu phải có “chấp thuận nghiệm thu” trước khi xin cấp giấy phép hoạt động điện lực được đưa vào Thông tư số 10/2023 của Bộ Công thương - có hiệu lực từ 9/6/2023.
Do đó, “việc áp dụng hồi tố yêu cầu mới này đối với các dự án đã đạt COD từ nhiều năm trước đi ngược với nguyên tắc không được áp dụng hồi tố của Điều 13 của Luật Đầu tư 2020”, tập thể nhà đầu tư nhấn mạnh trong đơn gửi các cơ quan chức năng.
Nhóm nhà đầu tư chỉ rõ, yêu cầu về “chấp thuận nghiệm thu” và yêu cầu về COD là hai vấn đề khác nhau.
Thậm chí, dù có vi phạm về chấp thuận nghiệm thu theo pháp luật xây dựng cũng chỉ dẫn đến xử phạt hành chính và yêu cầu khắc phục hậu quả (nếu áp dụng), chứ không làm thay đổi thực tế rằng dự án đã đáp ứng các điều kiện COD theo quy định có hiệu lực vào thời điểm đó và đã có được chấp thuận COD của EVN.
Vì vậy, “vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật xây dựng không phải là cơ sở pháp lý để từ chối nghĩa vụ thanh toán đối với lượng điện năng đã được EVN tiếp nhận và tiêu thụ theo các PPA đã ký kết kể từ ngày COD mà EVN đã chấp thuận trước đây”, các nhà đầu tư nêu trong đơn do ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội điện gió và mặt trời Bình Thuận, ký.
Nhấn mạnh này, xuất phát từ thực tế EVN đã ra các văn bản chấp thuận COD theo quy định của Thủ tướng và Bộ Công thương – cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề.
Ngoài ra, theo các hợp đồng PPA đã ký kết, EVN có nghĩa vụ thực hiện mua điện từ các dự án này với mức giá FIT đã thỏa thuận kể từ ngày COD đã được chính EVN chấp thuận trước đó. Việc trì hoãn thanh toán tạo ra những lo ngại nghiêm trọng về tuân thủ các cam kết của EVN đối với các hợp đồng PPA đã ký này.
Nhóm doanh nghiệp này cảnh báo trong trường hợp ngày COD của 173 dự án năng lượng tái tạo bị điều chỉnh hoặc thu hồi, sẽ có tác động nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn niềm tin đầu tư.
Theo đó, việc giảm giá FIT do thu hồi/điều chỉnh ngày COD có thể dẫn đến xóa bỏ gần như toàn bộ giá trị vốn chủ sở hữu của các dự án năng lượng này - gây ra tình trạng vỡ nợ trên diện rộng và làm bất ổn thị trường tài chính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính nhất quán trong điều tiết pháp lý tại Việt Nam.
Sự bất ổn này, thậm chí được dự báo gây đình trệ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành điện và có thể làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam.
Theo tính toán, xấp xỉ 30% số dự án bị ảnh hưởng có tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ châu Âu và châu Á.
Theo đó, tổng giá trị đầu tư bị ảnh hưởng tính riêng với các dự án thuộc sở hữu nước ngoài ước tính lên tới 4 tỷ USD, bao gồm hơn 3,6GW dự án điện mặt trời và 160MW dự án điện gió.
Với mẫu số chung là các nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư dựa trên khung pháp lý hiện hành của Việt Nam, việc hồi tố ngày COD và mức giá FIT sẽ đi ngược lại các cam kết của Việt Nam theo các hiệp định đầu tư song phương và đa phương.
Theo các hiệp định quốc tế này, Việt Nam đã cam kết đảm bảo quy trình pháp lý công bằng, bảo vệ và bảo đảm an toàn cho các khoản đầu tư, đồng thời tránh các hành vi trưng thu hoặc trưng dụng trực tiếp hay gián tiếp.
Việc thu hồi COD và điều chỉnh giá FIT có thể bị xem là một hình thức trưng thu gián tiếp, dẫn đến các nhà đầu tư gần như mất trắng toàn bộ giá trị vốn chủ sở hữu của các dự án năng lượng tái tạo liên quan, nhóm các nhà đầu tư nhận định.
Trong số các nhà đầu tư đứng đơn, bên cạnh một số nhà đầu tư ngoại đến từ Philippines (Acen Vietnam Investment với 14 dự án), Thái Lan (B.Grimm Renewable, Gulf Energy Development Public company Limited), Singapore, Bồ Đào Nha, ghi nhận nhiều pháp nhân liên quan mật thiết tới các thương hiệu mạnh trong nước như Trungnam Group, Long Thành, Công ty CP Tập đoàn Sao Mai, Xuân Thiện.
Các dự án điện tái tạo khó khăn, vướng mắc về quy hoạch, thủ tục đất đai, nghiệm thu công trình, hưởng giá FIT chưa được xử lý dứt điểm theo kế hoạch của Chính phủ.
Bộ Công thương đề nghị UBND các tỉnh và Tập đoàn Điện lực Việt Nam giải quyết vướng mắc cho hàng trăm dự án điện tái tạo gặp sai phạm, hoàn thành trước 20/1.
Thủ tướng yêu cầu xử lý, giải quyết dứt điểm khó khăn cho các dự án điện tái tạo xong trước 31/1/2025 nhằm không lãng phí nguồn lực.
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.