Loạt dự án điện tái tạo sai phạm: Tháo gỡ trước 20/1!
Bộ Công thương đề nghị UBND các tỉnh và Tập đoàn Điện lực Việt Nam giải quyết vướng mắc cho hàng trăm dự án điện tái tạo gặp sai phạm, hoàn thành trước 20/1.
Các dự án điện tái tạo khó khăn, vướng mắc về quy hoạch, thủ tục đất đai, nghiệm thu công trình, hưởng giá FIT chưa được xử lý dứt điểm theo kế hoạch của Chính phủ.
Tình trạng này xuất phát từ việc mới chỉ có 15 tỉnh thành báo cáo về các vấn đề liên quan theo yêu cầu kế hoạch. Trước đó, đầu tháng 1 vừa qua, Bộ Công thương đã yêu cầu UBND 27 địa phương hoàn thành xử lý khó khăn cho các dự án trước 20/1.
Do đó, Bộ Công thương mới đây tiếp tục thúc UBND các tỉnh hoàn thành rà soát, báo cáo cũng như chủ động giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho những dự án nêu trong Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện tái tạo ban hành tháng 12/2024.
Kế hoạch triển khai nghị quyết đã đề cập cụ thể các dạng vướng mắc, khó khăn của những dự án điện tái tạo – được chỉ rõ trong Kết luận 1027 của Thanh tra Chính phủ hồi tháng 4/2023 - và phương án xử lý tương ứng.
Cụ thể, về vấn đề quy hoạch, Thanh tra Chính phủ nêu Bộ Công thương phê duyệt bổ sung và tham mưu Thủ tướng phê duyệt 154 dự án điện mặt trời với tổng công suất gần 14.000MW không có căn cứ, cơ sở pháp lý quy hoạch.
Trên quan điểm và nguyên tắc tháo gỡ được Chính phủ đồng ý, Bộ Công thương đề xuất giải pháp Thủ tướng cập nhật danh mục dự án ĐMT trong cơ cấu nguồn ĐMT đến năm 2030 theo Quy hoạch điện VIII và Kế hoạch thực hiện tương ứng.
Trình tự thực hiện theo hướng: loại bỏ các trường hợp vi phạm quy định về an ninh quốc phòng, quy hoạch các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, rà soát hiệu quả kinh tế - xã hội để lưỡng dụng quy hoạch, trên cơ sở UBND các tỉnh cung cấp thông tin để Bộ Công thương rà soát, báo cáo Thủ tướng.
Tương tự giải pháp “lưỡng dụng quy hoạch” cũng được xác lập để xử lý các vướng mắc về thủ tục đất đai như: khởi công khi chưa được giao/cho thuê đất, xây dựng dự án trên đất rừng tự nhiên phòng hộ, chưa phù hợp với khu vực dự trữ khoáng sản titan, chồng lấn đất thủy lợi, dự án nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng bauxit.
Theo đó, với những dự án vi phạm quy hoạch về khoáng sản, thủy lợi, quốc phòng, UBND các tỉnh được trao thẩm quyền chủ trì, phối hợp bộ ngành và tổ chức, cá nhân liên quan đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội giữa thực hiện quy hoạch và thực hiện dự án để điều chỉnh quy hoạch bị chồng lấn cho phù hợp hoặc tích hợp và thực hiện đồng thời cả dự án điện tái tạo và quy hoạch liên quan.
Tiếp theo, với các dự án đang hưởng giá FIT nhưng không đáp ứng điều kiện quy định, giải pháp xử lý là xác định lại giá mua điện theo quy định, thu hồi lại các khoản giá FIT ưu đãi đã hưởng không đúng thông qua bù trừ thanh toán tiền mua điện.
Thẩm quyền giải quyết được trao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN. Với dự án không được hưởng giá FIT, EVN báo cáo cơ quan thẩm quyền ban hành quy định về giá mua bán điện để làm căn cứ bù trừ thanh toán tiền mua điện cho các bên liên quan.
Đối với vấn đề hàng loạt dự án ĐMT mái nhà xây dựng trên đất nông, lâm nghiệp với công suất lớn dưới mô hình đầu tư trang trại nuôi trồng, giải pháp xử lý là dự án không được hưởng giá FIT và xác định lại giá mua bán điện theo quy định nếu có vi phạm về đất để làm trang trại.
Thời hạn để UBND các tỉnh và EVN báo cáo kết quả giải quyết tất cả những vướng mắc, vi phạm nêu trên là trước 10/1/2025, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ trong báo cáo Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình hôm 24/12/2024.
Bộ Công thương đề nghị UBND các tỉnh và Tập đoàn Điện lực Việt Nam giải quyết vướng mắc cho hàng trăm dự án điện tái tạo gặp sai phạm, hoàn thành trước 20/1.
Thủ tướng yêu cầu xử lý, giải quyết dứt điểm khó khăn cho các dự án điện tái tạo xong trước 31/1/2025 nhằm không lãng phí nguồn lực.
Hàng loạt dự án điện gió, thủy điện gặp khó cả quy hoạch lẫn giá bán điện.
Mặc dù vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu có xu hướng chững lại, ngành bán dẫn ghi nhận mức đầu tư kỷ lục và thu hút sự tham gia của nhiều tên tuổi lớn tại Việt Nam.
Trong bối cảnh Tổ hợp hóa dầu miền Nam dừng hoạt động chưa hẹn ngày về, chủ đầu tư thông báo sẽ rót nửa tỷ đô để tối ưu hiệu năng, tính cạnh tranh của dự án.
Cơ chế đặc thù phục vụ triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chưa cụ thể hóa danh tính chủ đầu tư như Chính phủ đề xuất.
Mặc dù kinh tế toàn cầu còn nhiều thách thức, Việt Nam vẫn có cơ hội tăng trưởng cao, nếu cải cách hiệu quả và đầu tư vào các động lực tăng trưởng mới.
Đổi mới sáng tạo, công nghệ cao chính là yếu tố cốt lõi đưa đất nước vươn mình, phát triển theo chiều sâu để đạt tăng trưởng hai con số trong giai đoạn mới.
Các dự án điện tái tạo khó khăn, vướng mắc về quy hoạch, thủ tục đất đai, nghiệm thu công trình, hưởng giá FIT chưa được xử lý dứt điểm theo kế hoạch của Chính phủ.
Việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo của trường đại học Hoa Sen là bước tiến trong kế hoạch đổi mới, hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, thu hút và trọng dụng nhân tài.
Vikki Digital Bank đồng loạt mở cửa chào đón khách hàng tới giao dịch tại tất cả các điểm kinh doanh trên toàn quốc với diện mạo mới. Khách hàng tấp nập trong không gian giao dịch thân thiện, với những trải nghiệm các dịch vụ tài chính tiện lợi.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, TPBank triển khai loạt gói vay tín dụng với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 4,7%.
Cuối tuần qua, lễ trao giải mùa đầu tiên của cuộc thi "Gửi tương lai xanh 2050" đã vinh danh 216 cá nhân và 20 tập thể xuất sắc nhất, với các sáng kiến ấn tượng về môi trường và phát triển bền vững.
Khẳng định vị thế của hòn đảo đẹp thứ hai thế giới, Phú Quốc đã thu hút một lượng lớn du khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ vừa qua. Đây cũng là chỉ báo cho một tương lai tươi sáng của thị trường bất động sản đảo ngọc, đặc biệt là dòng sản phẩm nghỉ dưỡng đa lợi thế tại Bắc đảo.
Là nhà phát triển bất động sản bền vững, Everland Group không chỉ đầu tư các tổ hợp khách sạn, khu nghỉ dưỡng quy mô lớn mà còn nỗ lực kiến tạo hệ sinh thái du lịch khép kín tại các vùng đất mới giàu tiềm năng về du lịch, trong đó có Vân Đồn và Vịnh Bái Tử Long.