Bất động sản
Loạt giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho thị trường bất động sản
Những quyết sách của Chính phủ đang dần tháo gỡ khó khăn của thị trường địa ốc, khôi phục niềm tin của nhà đầu tư.
Theo nhiều chuyên gia, hai nút thắt chính của thị trường bất động sản là pháp lý và nguồn vốn. Vướng mắc pháp lý gây cản trở quá trình phê duyệt, cấp phép các dự án trong nhiều năm qua, khiến nguồn cung hạn chế. Các bộ luật thiếu hoàn thiện cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp, tạo tâm lý e ngại cho người mua và giảm tính minh bạch của thị trường.
Để giải quyết những vấn đề đó, Chính phủ đã thành lập tổ công tác đặc biệt vào cuối năm 2022 với mục tiêu rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản. Các địa phương cũng tích cực hỗ trợ các dự án chậm triển khai hoàn thiện pháp lý để có sản phẩm tung ra thị trường.
Những văn bản pháp luật được ban hành, đơn cử Nghị định số 10 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, có hiệu lực từ ngày 20/5. Nghị định này cho phép cấp giấy chứng nhận cho các loại hình căn hộ du lịch nghỉ dưỡng, văn phòng lưu trú (officetel), biệt thự du lịch nghỉ dưỡng... trên đất thương mại, dịch vụ.
"Đây là bước tiến đáng kể trong việc hoàn thiện pháp lý, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư. Nghị định tác động trực tiếp đến phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, vốn được đánh giá là nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam, từ đó góp phần thúc đẩy cả ngành du lịch nói chung", một chuyên gia nhận định.
Trước tình hình nguồn vốn phát triển dự án phụ thuộc lớn vào lãi suất ngân hàng và trái phiếu, đầu tháng 3, Chính phủ ban hành Nghị định 08 với nhiều thay đổi. Cụ thể, nhà phát hành có thể thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác; được kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa không quá hai năm nếu có sự đồng ý của trái chủ; tạm hoãn quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp... giúp giảm áp lực cho chủ đầu tư.
Ngân hàng Nhà nước đã có ba lần liên tiếp hạ lãi suất điều hành từ đầu năm đến nay, cho thấy chính sách tiền tệ đang giảm dần mức độ thắt chặt. Lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới hiện nay của các ngân hàng ở mức khoảng 6,1% một năm, giảm 0,37% một năm, lãi suất cho vay bình quân phát sinh mới khoảng 9,07% một năm, giảm 0,9% một năm so với cuối năm 2022.
Theo các chuyên gia, lãi suất tiền huy động thấp có thể khiến khách hàng cân nhắc các phương án đầu tư thay vì gửi tiết kiệm. Lãi suất cho vay dần hạ nhiệt được kỳ vọng trở thành đòn bẩy cho cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư, giúp tăng thanh khoản và tạo xung lực cho thị trường bất động sản hồi phục.
Báo cáo của nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường ghi nhận, bức tranh thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay khá trầm lắng, dù Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ toàn diện. Nguồn cung quý I chưa cải thiện, lãi suất vẫn neo ở mức khá cao so với khả năng của nhiều doanh nghiệp.
Giới chuyên gia nhận định, các chính sách có độ trễ tính từ thời điểm có hiệu lực đến khi đi vào thực tiễn. Hai quý đầu năm nay là thời gian thị trường sàng lọc những chủ đầu tư tiềm lực hạn chế, đồng thời ổn định tâm lý nhà đầu tư. Sau khi chính sách "ngấm dần", thị trường sau đó được dự báo bước vào chu kỳ mới minh bạch, bền vững hơn.
Quý III là thời điểm mấu chốt khi lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn. Đây cũng là thời điểm quyết định dòng tiền có quay lại thị trường bất động sản hay không. Ở kịch bản tích cực, nếu lãi suất huy động giảm xuống mức 6-7% vào thời điểm cuối năm nay, thậm chí không giảm, nguồn tiền khả năng cao sẽ ưu tiên quay trở lại thị trường bất động sản, trong điều kiện niềm tin của người mua được cải thiện. Dòng tiền hứa hẹn tập trung vào các phân khúc có tiềm năng, hưởng lợi từ những chính sách của Chính phủ và đến từ nhà đầu tư uy tín.
Thời gian qua, một số chủ đầu tư lớn, tiềm lực tài chính mạnh vẫn tiếp tục phát triển, hoàn thiện dự án, tung ra các sản phẩm chất lượng. Điển hình có thể kể đến Flamingo Holdings, với dự án quần thể nghỉ dưỡng cao cấp, quy mô lớn tại Tân Trào, Tuyên Quang. Dự án nằm dọc theo bờ sông Phó Đáy, cửa ngõ vào Khu di tích lịch sử Tân Trào.
Với dự án này, chủ đầu tư kỳ vọng ôn vinh bản sắc địa phương, mang đến những giá trị Tân Trào đang còn thiếu. Flamingo Tân Trào Resort dự kiến cung cấp hơn 2.000 sản phẩm thương mại và lưu trú, bao gồm một khách sạn 4 sao, hơn 300 sản phẩm shophouse, homestay và chuỗi tiện ích nghỉ dưỡng - giải trí phong phú.
Cùng sự xuất hiện của dự án mang thương hiệu Flamingo Holdings, Tân Trào hứa hẹn gia tăng lợi thế du lịch, thu hút đa dạng các loại hình du khách, đặc biệt là khách du lịch cao cấp và khách có nhu cầu lưu trú dài ngày.
"Từ những đóng góp thiết thực cho du lịch địa phương, Flamingo Tân Trào Resort được kỳ vọng sẽ là chìa khoá sinh lời cho các nhà đầu tư nhanh nhạy, đi trước đón đầu những làn sóng ngầm của thị trường bất động sản trong thời gian tới", đại diện chủ đầu tư kỳ vọng.
Flamingo Golden Hill: Bất động sản đa công năng kết hợp với kiến trúc xanh độc đáo
Flamingo Golden Hill thắng giải dự án Khu đô thị xuất sắc hàng đầu châu Á năm 2023
Ngày 15/6, tại Singapore dự án Flamingo Golden Hill (thuộc Flamingo Holdings) đã xuất sắc nhận giải dự án Khu đô thị xuất sắc hàng đầu châu Á của năm tại lễ trao giải Real Estate Asia Awards 2023. Đây là dự án duy nhất tại Việt Nam trong hạng mục bất động sản được vinh danh.
Flamingo Golden Hill: Bất động sản đa công năng kết hợp với kiến trúc xanh độc đáo
Dự án Flamingo Golden Hill được chủ đầu tư quy hoạch đồng bộ với kiến trúc xanh và các sản phẩm đa công năng, hứa hẹn sẽ trở thành “ngôi sao mới” trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại tỉnh Hà Nam.
Flamingo Holdings mang mô hình lưu trú homestay công phu và tinh tế tới Tân Trào
Với sự đầu tư công phu và tỉ mỉ, các sản phẩm lưu trú tại Flamingo Tân Trào vừa phát huy chất liệu văn hoá địa phương, mở đường cho du lịch bứt phá, vừa mang lại lợi ích thiết thực cho du khách lẫn chủ sở hữu.
Tập đoàn Flamingo trên hành trình 28 năm gieo mầm thiện nguyện, lan toả nhân văn
Tiên phong trong các lĩnh vực: bất động sản, du lịch lữ hành, dịch vụ nghỉ dưỡng và kiến trúc, Tập đoàn Flamingo không chỉ quan tâm đến việc phát triển kinh tế mà còn nhận thức rõ trách nhiệm xã hội của mình. Đó không chỉ là sứ mệnh mà còn là một phần giá trị cốt lõi quan trọng nhất.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?