Mở rộng lọc dầu Dung Quất lo trễ hẹn
Dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất đối diện nguy cơ chậm tiến độ triển khai do vướng mắc về thủ tục pháp lý khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp.
Lọc hóa dầu Bình Sơn đề xuất sửa một số quy định và xin cơ chế đặc biệt nhằm tháo gỡ loạt khó khăn đang bủa vây công ty.
Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn – BSR cho biết đang đối diện với hàng loạt khó khăn trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh sản xuất, đòi hỏi việc điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật liên quan.
Điển hình, do không thuộc diện là thương nhân có giấy phép kinh doanh xuất/nhập khẩu xăng dầu nên BSR không thực hiện được việc tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu dầu thô theo quy định của Nghị định 83/2014/NĐ-CP.
Để giải quyết vấn đề này, BSR mong muốn tỉnh Quảng Ngãi đề nghị sửa đổi Nghị định 83 theo hướng Công ty có thể bán lại các lô dầu thô đã mua từ nước ngoài chưa nhập khẩu vào Việt Nam trong một số trường hợp như: thị trường bị ảnh hưởng (bởi thiên tai, dịch bệnh hay chiến tranh), nhà máy gặp sự cố, dừng vận hành hoặc không có nhu cầu sử dụng.
Vấn đề tiếp theo là cạnh tranh trên thị trường sản phẩm lọc hóa dầu nội địa, khi nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (NSRP) đi vào sản xuất từ giữa 2018.
BSR cho rằng, với các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo Quyết định 49/2011 của Thủ tướng, sản lượng xăng dầu cung ứng trên thị trường có thời điểm sẽ vượt nhu cầu nội địa, hoặc sản phẩm xăng dầu của BSR không thể tiêu thụ được tại thị trường nội địa.
Điều này, ngoài phương án tối đa tiêu thụ trong nước, BSR buộc phải có kế hoạch xuất khẩu ra nước ngoài và thực tế hàng năm, BSR xuất khẩu khoảng 140 - 150 nghìn tấn FO. Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu của BSR không thuộc đối tượng chịu thuế VAT – dẫn đến phần thuế không được khấu trừ này lại được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Tình trạng trên làm giảm lợi thế cạnh tranh và gây bất lợi cho BSR trong quá trình kinh doanh.
Đặc biệt, BSR e ngại không đủ nguồn vốn chủ để phục vụ đầu tư dự án nâng cấp mở rộng lọc dầu Dung Quất cũng như các dự án khác.
Khoảng 3 tháng trước, Tập đoàn Công nghiệp – năng lượng quốc gia Petrovietnam đã trình phương án tăng vốn điều lệ của BSR lên 50.073 tỷ đồng tới Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN).
Sau đó, ngày 23/1, Ban kiểm soát PVN đã lấy ý kiến đối với phương án tăng vốn điều lệ của BSR gửi UBQLVNN nhưng hiện tại vẫn chưa rõ kết quả.
Theo kế hoạch, Công ty dự kiến sẽ tăng vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu với tổng tỷ lệ thực hiện quyền là 61,5%. Một trong những mục đích chính của việc tăng vốn là đáp ứng nhu cầu cấp thiết để triển khai dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất.
Dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất có tổng vốn đầu tư 1,489 tỷ USD nhằm nâng công suất của nhà máy thêm gần 16%, đạt 171.000 thùng/ngày. Dự kiến triển khai trong 37 tháng, đưa vào vận hành quý I/2028, BSR được tính toán sẽ hoàn thành các mốc tiến độ công việc trong năm nay gồm: Thẩm định, phê duyệt thiết kế FEED; Phê duyệt Hồ sơ mời thầu EPC; Lựa chọn nhà thầu EPC; San lấp mặt bằng.
Một vấn đề khác, trong trường hợp BSR phải xuất khẩu khi nhà máy phải dừng sản xuất, thì mức thuế xuất khẩu (đối với dầu thô mỏ Bạch Hổ mà nhà máy đã mua trước đó để làm nguyên liệu đầu vào sản xuất, phối trộn) có thể được tính thêm lần nữa cho BSR. Điều này dẫn tới BSR xuất khẩu không hiệu quả hoặc không thể xuất khẩu được.
Phương án mong muốn của BSR là sửa đổi Thông tư 176/2014 của Bộ Tài chính theo hướng cho phép BSR được hoàn/khấu trừ thuế đặc biệt khi phải xuất khẩu để tăng độ linh hoạt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của BSR.
Một trở lực khác, liên quan đến hơn 2.700 tỷ đồng tiền gửi tại Oceanbank (hiện đã sáp nhập vào MBbank) và bị đóng băng trong thời gian dài, BSR đề nghị sớm giải tỏa khoản tiền trên để phục vụ phát triển, đầu tư các dự án.
Mở rộng lọc dầu Dung Quất, dự án trọng điểm hiện tại của BSR, hiện gặp không ít khó khăn kéo dài, đặc biệt về giải phóng mặt bằng, bồi thường (kéo dài từ năm 1998), thủ tục xin thuê đất có nguy cơ ảnh hưởng đến thời gian dự kiến thi công từ tháng 6 năm nay.
Một trở ngại cũng “đe dọa” mốc thi công hoàn thành san lấp mặt bằng dự án là thủ tục đấu giá/phê duyệt đấu giá và cấp phép khai thác các mỏ vật liệu đất sẽ mất nhiều thời gian.
BSR cho biết, việc chậm trễ xử lý các vấn đề nêu trên đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đánh giá và quyết định cho vay vốn của dự án từ các tổ chức tín dụng xuất khẩu (ECAS) và ngân hàng quốc tế.
Đáng chú ý, BSR đề nghị cho dự án Trung tâm Lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia và công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt quy định tại Luật Đầu tư 2020.
Theo hướng
này, BSR mong muốn cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt để khuyến khích phát triển
các dự án thuộc Trung tâm (tức gồm cả Nhà máy mở rộng lọc dầu Dung Quất – PV),
bao gồm hàng loạt các nội dung như: miễn tiền thuê/sử dụng đất và mặt nước
trong thời gian thực hiện dự án, hưởng thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp
10% trong 30 năm, hỗ trợ/bảo lãnh vay vốn ưu đãi cho các dự án năng lượng tái tạo.
Đề án Trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất đang được trình Thủ tướng phê duyệt, được xác định hoạt động theo mô hình tích hợp: Khí - điện - lọc, hóa dầu - năng lượng tái tạo với quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế, gắn kết thực hiện kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
Theo tính toán sơ bộ, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án tiềm năng của Trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia khoảng từ 16 - 20,5 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn 2025-2030 khoảng 14,1 - 17,5 tỷ USD, giai đoạn 2031 - 2045 khoảng 2 - 3 tỷ USD.
Dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất đối diện nguy cơ chậm tiến độ triển khai do vướng mắc về thủ tục pháp lý khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp.
Trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Dung Quất sẽ đóng góp 30% tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi, thu hút 15 tỷ USD vốn đầu tư đến năm 2030.
Lọc hoá dầu Bình Sơn vừa điều chỉnh giảm mạnh kế hoạch lợi nhuận năm 2024 xuống còn 282 tỷ đồng. Với kế hoạch mới, khả năng cao công ty phải ghi nhận lỗ ròng trong quý IV.
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.