Doanh nghiệp
Lợi nhuận khiêm tốn của bánh kẹo Kinh Đô sau khi về tay Mondelez
Khoản doanh thu tài chính lên tới 348 tỷ đồng, gấp đôi so với lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh chính là bán bánh kẹo của Kinh Đô Mondelez trong năm ngoái.
Cuối năm 2014, ngành bánh kẹo Việt Nam có thay đổi lớn khi Kinh Đô – doanh nghiệp bánh kẹo quy mô lớn nhất Việt Nam quyết định bán lại toàn bộ mảng kinh doanh này cho tập đoàn Mondelēz International
Vài tháng sau, Kinh Đô đổi tên thành Kinh Đô Mondelez, trở thành công ty con của tập đoàn Mondelez. Thương vụ trị giá 9.800 tỷ đồng được thực hiện làm 2 giai đoạn. Năm 2014 Mondelez mua 80% cổ phần Kinh Đô và thâu tóm 20% còn lại trong năm 2016.
Mặc dù vậy, theo nhận định của một Công ty chứng khoán khi đó, việc Kinh Đô quyết định bán mảng bánh kẹo có thể coi là một quyết định đúng đắn. Giai đoạn 2010 - 2014, tăng trưởng bình quân của ngành đã giảm mạnh so với giai đoạn trước đó xuống còn khoảng 10%, và được dự báo sẽ tiếp giảm. Thêm vào đó, thị trường có tính cạnh tranh cao khiến việc mở rộng sản phẩm sang phân khúc thấp hơn càng thêm khó khăn.
Sau khi rời bỏ mảng bánh kẹo, Kinh Đô tập trung vào 2 mảng chính là Kido Foods chuyên thực phẩm lạnh (kem, sữa chua, bánh bao) và dầu ăn (Tường An, Vocarimex). Công ty cũng thử nghiệm với lĩnh vực mì ăn liền nhưng đã nhanh chóng rút lui vì không hiệu quả.
Với Kinh Đô Mondelez, ba năm sau ngày về tay tập đoàn nước ngoài, hoạt động kinh doanh của công ty này dường như khá giống dự báo của Kinh Đô khi kết quả tài chính không thuận lợi.
Báo cáo hoạt động của Kinh Đô Mondelez cho thấy, công ty vẫn duy trì được đà tăng trưởng khi doanh thu tăng đều đặn khoảng 10% mỗi năm, từ mức 2.700 tỷ đồng trong năm 2015 lên 3.300 tỷ đồng năm 2017. Tốc độ tăng trưởng của Kinh Đô Mondelez cao gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành bánh kẹo trong nước.
Nhờ thừa hưởng hệ thống phân phối rộng khắp với 300 nhà phân phối lớn và 200.000 điểm bán trên toàn quốc, sản phẩm của Kinh Đô Mondelez vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, để duy trì vị thế, Kinh Đô Mondelez cũng phải chi rất lớn cho các hoạt động liên quan tới tiếp thị, chiết khấu, hỗ trợ nhà phân phối, điều này trực tiếp đẩy chi phí bán hàng của doanh nghiệp lên rất cao.
Năm 2016, lãi gộp của Kinh Đô Mondelez đạt gần 1.000 tỷ đồng thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã lên đến 900 tỷ đồng, khiến lợi nhuận thu về từ bán bánh kẹo của công ty chỉ khoảng 100 tỷ đồng.
Sang năm 2017, hoạt động của Kinh Đô Mondelez có cải thiện hơn song chi phí vẫn ở mức cao. Công ty đạt lãi gộp 1.120 tỷ đồng nhưng chí phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm đến 80% (943 tỷ đồng), lợi nhuận còn lại rất khiêm tốn.
Kinh doanh lõi không đạt hiệu suất cao, lợi nhuận của Kinh Đô Mondelez lại đến phần lớn từ các khoản thu nhập tài chính. Năm 2015 và 2016, công ty ghi nhận khoản thu nhập tài chính khoảng 100 tỷ đồng. Riêng năm 2017, khoản này thu về tới 348 tỷ đồng, gấp đôi so với lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh chính là bán bánh kẹo.
Trong 3 năm qua, Công ty luôn duy trì khoảng 500 tỷ đồng tiền mặt cuối kỳ. Đây là cơ sở của nguồn thu nhập tài chính.Tuy nhiên nguồn thu nhập này đã tăng bất thường trong năm ngoái đóng góp vào lợi nhuận chung của công ty.

Trước khi được chuyển nhượng cho Mondelez, báo cáo của Kinh Đô cho thấy lợi nhuận của tập đoàn này đạt khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm trong giai đoạn 2013 - 2014, với đóng góp chủ yếu là mảng bánh kẹo.
Theo giới phân tích, ngành bánh kẹo luôn cạnh tranh gay gắt bởi bánh kẹo không phải là sản phẩm thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng và mức độ tiêu thụ phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Vì vậy, các nhà sản xuất bánh kẹo khi muốn thâm nhập thị trường sẽ phải chịu áp lực lớn vừa đảm bảo chất lượng tốt, vừa phải đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với thị hiếu bản địa.
Ngoài ra, từ năm 2015, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu bánh kẹo về mức 0% theo thỏa thuận AFTA, kết quả là các sản phẩm của Kinh Đô Mondelez phải cạnh tranh quyết liệt hơn với các sản phẩm bánh kẹo khác đến từ các nước ASEAN.
Tập đoàn Kido cung cấp 250 tỷ đồng cho công ty chứng khoán của ông Trần Lệ Nguyên
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.